Bệnh cường cận giáp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh cường cận giáp (hay còn gọi là tăng năng tuyến cận giáp) là bệnh do tuyến cận giáp hoạt động quá nhiều và làm lượng canxi trong máu cao lên. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh cường cận giáp, mời các bạn tham khảo!
Mục lục nội dung
1. Định nghĩa
Bệnh cường cận giáp là bệnh gì?
Bệnh cường cận giáp (hay còn gọi là tăng năng tuyến cận giáp) là bệnh do tuyến cận giáp hoạt động quá nhiều và làm lượng canxi trong máu cao lên. Tuyến cận giáp là 4 tuyến nhỏ nằm ở cổ, gần bên tuyến giáp. Đây là nơi kiểm soát sự cân bằng canxi trong cơ thể. Khi lượng canxi hạ xuống quá thấp, những tuyến này tạo ra một loại hormone tuyến cận giáp (PTH) để lượng canxi trở về mức bình thường.
Bệnh cường cận giáp không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến loãng xương, sỏi thận, cao huyết áp, viêm nhiễm (sưng) tuyến tụy hoặc viêm loét dạ dày.
Những ai thường mắc phải bệnh cường cận giáp?
Khoảng 100,000 người được chẩn đoán mắc bệnh tăng năng tuyến cận giáp mỗi năm. Nữ giới thường có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp đôi nam giới. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
2. Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cường cận giáp là gì?
Có thể không có các triệu chứng rõ ràng của bệnh cường cận giáp. Sự tổn thương hay rối loạn chức năng trong cơ quan hoặc mô khác do nồng độ canxi quá cao lưu thông trong máu và nước tiểu; ngoài ra quá ít canxi trong xương cũng sẽ ảnh hưởng đến cơ thể. Một số người có thể cảm thấy yếu, mệt mỏi, trầm cảm, đau cơ và khớp. Ngoài ra, người bệnh có thể ăn ít ngon miệng hơn, buồn nôn, nôn mửa, táo bón, nhầm lẫn, đi tiểu nhiều hơn và khát nước.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Đi khám bác sĩ nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng kể trên của cường cận giáp. Những triệu chứng này có thể xuất hiện bởi một số rối loạn, bao gồm cả những biến chứng nghiêm trọng. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
3. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra bệnh cường cận giáp là gì?
Cường cận giáp xuất hiện bởi các yếu tố tăng sản xuất hormone tuyến cận giáp. Các tuyến cận giáp duy trì mức độ thích hợp của cả canxi trong cơ thể bằng cách điều chỉnh sự tiết hormone tuyến cận giáp (PTH). Vitamin D cũng tham gia vào điều hòa lượng canxi trong máu của bạn. Thông thường, sự cân bằng này hoạt động rất tốt. Khi nồng độ canxi trong máu xuống quá thấp, tuyến cận giáp của bạn tiết ra đủ PTH để khôi phục lại sự cân bằng. Khi nồng độ canxi trong máu quá cao, các tuyến cận giáp lại sản xuất ít PTH đi. Nhưng đôi khi một hoặc nhiều tuyến sản xuất quá nhiều hormone, dẫn đến tình trạng canxi trong máu cao bất thường.
85% số bệnh nhân có khối u tuyến cận giáp, hay còn gọi là adenoma, lành tính (không phải ung thư). Số còn lại có thể có tuyến cận giáp phình to ra (tăng sản). Nguyên nhân do ung thư rất hiếm khi xảy ra.
4. Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh cường cận giáp?
Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cường cận giáp bao gồm:
Tuổi tác: người cao tuổi dễ mắc bệnh cường cận giáp hơn; Đã trải qua thời kỳ mãn kinh; Thiếu hụt canxi hoặc vitamin D nghiêm trọng và kéo dài; Có một rối loạn di truyền hiếm gặp, như u nhiều tuyến nội tiết; Đã từng xạ trị ung thư; Đã từng uống lithium, một loại thuốc thường được dùng để điều trị rối loạn lưỡng cực.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
5. Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh cường cận giáp?
U tuyến cận giáp được điều trị tốt nhất bằng phương pháp phẫu thuật. Chỉ những bệnh nhân có lượng canxi trong máu cao, các triệu chứng gây khó chịu hoặc có nguy cơ ung thư mới cần đến phẫu thuật. Phẫu thuật chữa khỏi cho 95% bệnh nhân. Tuy nhiên, các biến chứng sau khi phẫu thuật như lượng canxi thấp, chảy máu và nhiễm trùng có khả năng xảy ra. Lượng canxi thấp có thể xảy ra nhất thời hoặc kéo dài. Nhiều bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân sử dụng thuốc bổ sung canxi và vitamin D.
Bác sĩ có thể chỉ theo dõi bệnh nhân có tuyến cận giáp phình to và kiểm tra lượng canxi máu thường xuyên. Trong trường hợp khẩn cấp (lượng canxi quá cao), việc tiêm dịch vào tĩnh mạch và sử dụng các loại thuốc để làm hạ lượng canxi có thể được chỉ định.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh cường cận giáp?
Bác sĩ chẩn đoán dựa trên các xét nghiệm lượng canxi và PTH trong máu. Các chỉ số của cả hai xét nghiệm trên sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất.
6. Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh cường cận giáp?
Những thói quen sinh hoạt sau đây có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh cường cận giáp:
Thông báo với bác sĩ nếu bạn có tiền sử gia đình liên quan đến tuyến cận giáp hoặc các khối u tuyến nội tiết khác. Uống nhiều nước để ngăn ngừa lượng canxi trong máu tăng lên. Sự mất nước sẽ làm lượng canxi trong máu của bạn cao lên. Đi kiểm tra định kỳ nếu bạn không làm phẫu thuật. Nên thường xuyên làm các xét nghiệm máu, nước tiểu, mật độ xương, chức năng thận và kiểm tra lượng canxi trong máu của bạn. Gọi cho bác sĩ nếu bạn: Bị mất nước hoặc không thể di chuyển do chấn thương hoặc các bệnh lý khác, vì điều này có thể ảnh hưởng đến lượng canxi của bạn. Có các triệu chứng của sỏi thận, bao gồm đau dữ dội bên hông hoặc lưng và có máu trong nước tiểu. Nhận thấy mình bị co thắt cơ bắp, co giật khuôn mặt hoặc tê vùng xung quanh môi sau phẫu thuật tuyến cận giáp. Các triệu chứng của lượng canxi thấp là do lượng hoóc môn tuyến cận giáp thấp và cần chú ý ngay.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin về bệnh cường cận giáp, hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!
Tham khảo thêm
- doc Alanine aminotransferase - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Aldosterone - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Basedow - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bướu giáp hạt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bướu tuyến giáp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Cơn bão giáp trạng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cường giáp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giả suy cận giáp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Đa u tuyến nội tiết tuýp 1 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng xung nhiệt đột ngột - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đề kháng insulin - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Froehlich - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau tuyến nội tiết tuýp 2 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng lông rậm ở phụ nữ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhân giáp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư tuyến giáp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư tuyến cận giáp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn hệ thống nội tiết - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị