Bệnh đỏ mắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Tình trạng đỏ mắt có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe. Đối với trường hợp nghiêm trọng, người bệnh sẽ có thêm đau hoặc thay đổi thị lực. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về bệnh ký này, mời các bạn tham khảo!

Bệnh đỏ mắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Tình trạng đỏ mắt là gì?

Đỏ mắt thường xảy ra khi các mạch máu ở mắt sưng và kích ứng. Tình trạng này có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe từ nhẹ đến nghiêm trọng. Đối với các tình trạng mắt nghiêm trọng, người bệnh sẽ có mắt đỏ kèm với đau hoặc thay đổi thị lực.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng đi kèm tình trạng đỏ mắt là gì?

Tùy thuộc vào nguyên nhân, người bệnh sẽ có các triệu chứng khác đi kèm với mắt bị đỏ, chẳng hạn như:

  • Vỡ mạch máu ở mắt: có một vùng màu đỏ tươi ở tròng trắng mắt;
  • Viêm kết mạc: cảm giác cộm mắt, nóng rát hoặc dính Khô mắt: mắt đau, sưng và chảy nước mắt ;
  • Viêm bờ mi: ngứa, đau hoặc đỏ mí mắt;
  • Lông mi mọc ngược: cảm giác cộm mắt;
  • Các vấn đề ở mí mắt: mí mắt sưng, rủ xuống, co giật hoặc có khối u.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Thực tế, hầu hết các nguyên nhân khiến mắt bị đỏ không nhất thiết phải được cấp cứu. Tuy nhiên, bạn vẫn nên sắp xếp đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, đặc biệt nếu có:

  • Các dấu hiệu bệnh kéo dài hơn 1 tuần;
  • Thị lực thay đổi ;
  • Đau mắt;
  • Nhạy cảm với ánh sáng ;
  • Mắt chảy dịch ở một hoặc cả hai bên;
  • Dùng các thuốc làm loãng máu, như heparin hoặc warfarin

Gọi cấp cứu ngay nếu bạn có:

  • Mắt đỏ sau một chấn thương ;
  • Đau đầu kèm mờ mắt ;
  • Thấy những quầng sáng xung quanh đèn ;
  • Buồn nôn hoặc nôn

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra tình trạng đỏ mắt là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây đỏ mắt nhưng phổ biến nhất là do các mạch máu ở mắt bị sưng bởi:

Các chất kích ứng

Một số yếu tố có thể kích thích các mạch máu mắt và gây viêm, như:

  • Không khí khô ;
  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời;
  • Khói bụi ;
  • Các phản ứng dị ứng ;
  • Cảm lạnh;
  • Nhiễm virus hoặc vi khuẩn, như bệnh sởi;
  • Ho.

Tình trạng căng mắt hoặc ho có thể gây xuất huyết dưới kết mạc. Lúc này, người bệnh sẽ có một đốm máu ở mắt. Tình trạng này có thể nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không kèm đau, bệnh sẽ tự hết từ 7-10 ngày.

Nhiễm trùng mắt

Các nguyên nhân nghiêm trọng hơn khiến mắt bị đỏ là do nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể xảy ra trong các cấu trúc của mắt và thường gây ra các triệu chứng khác như đau, chảy mủ hoặc thay đổi thị lực của người bệnh.

Các tình trạng nhiễm trùng có thể gây đỏ mắt bao gồm:

  • Viêm nang lông mi, gọi là viêm bờ mi;
  • Viêm kết mạc, hay còn gọi đau mắt đỏ ;
  • Loét giác mạc ;
  • Viêm màng bồ đào.

Nguyên nhân khác

Các nguyên nhân khác gây đỏ mắt bao gồm:

  • Chấn thương hoặc tổn thương mắt;
  • Tăng áp lực mắt nhanh chóng dẫn đến đau, được gọi là bệnh tăng nhãn áp cấp tính ;
  • Trầy xước giác mạc do chất kích thích hoặc dùng kính áp tròng quá nhiều ;
  • Viêm củng mạc, viêm phần tròng trắng của mắt ;
  • Lẹo mắt ;
  • Các vấn đề chảy máu ở mắt ;
  • Viêm khớp dạng thấp (RA);
  • Sử dụng chất gây nghiện.

4. Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào giúp điều trị tình trạng đỏ mắt?

Nếu mắt đỏ là do một tình trạng y tế như viêm kết mạc hoặc viêm bờ mi, bạn có thể tự điều trị các triệu chứng tại nhà. Thông thường, chườm ấm có thể làm giảm triệu chứng của những tình trạng này.

Bạn cũng nên rửa tay thường xuyên, tránh trang điểm hoặc chạm vào mắt.

Nếu tình trạng mắt đỏ đi kèm với đau hoặc thay đổi thị lực, bạn cần đến gặp bác sĩ để điều trị.

Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng, tình trạng sức khỏe hiện tại và các vấn đề có thể gây kích ứng cho mắt. Họ cũng có thể kiểm tra mắt của bạn và sử dụng dung dịch nước muối để rửa sạch các chất bẩn khỏi mắt.

Tùy thuộc vào chẩn đoán, bác sĩ có thể kê toa điều trị giúp giảm bớt các triệu chứng bệnh, bao gồm kháng sinh, thuốc nhỏ mắt và chăm sóc tại nhà.

Trong một số trường hợp, khi mắt bị kích thích, bác sĩ có thể đề nghị đeo miếng dán để hạn chế tiếp xúc với ánh sáng và giúp mắt mau lành.

Đỏ mắt có nguy hiểm không?

Hầu hết các nguyên nhân gây đỏ mắt không dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

Nếu bạn bị nhiễm trùng gây thay đổi thị lực, điều này có thể ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày như nấu ăn hoặc lái xe, khiến người bệnh dễ gặp tai nạn.

Nhiễm trùng không được điều trị có thể dẫn đến tổn thương mắt vĩnh viễn. Ngoài ra, nếu tình trạng mắt đỏ không hết sau 2 ngày, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay.

5. Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp phòng ngừa tình trạng đỏ mắt?

Hầu hết các trường hợp đỏ mắt có thể được ngăn ngừa bằng cách vệ sinh mặt và mắt đúng cách, đồng thời tránh các chất kích thích có thể gây đỏ mắt.

Một số biện pháp có thể giúp phòng ngừa đỏ mắt như:

  • Rửa tay nếu bạn tiếp xúc với người bị nhiễm trùng mắt ;
  • Tẩy trang mắt sạch sẽ ;
  • Không đeo kính áp tròng quá lâu ;
  • Thường xuyên vệ sinh kính áp tròng đúng cách;
  • Tránh các hoạt động có thể gây mỏi mắt;
  • Tránh các chất có thể khiến mắt bị kích thích ;
  • Nếu mắt bị nhiễm bẩn, hãy rửa mắt ngay lập tức bằng nước rửa mắt.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh đỏ mắt, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:18/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM