Hội chứng song thị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Chứng song thị xảy ra khi một người nhìn thấy hai hình ảnh cùng một lúc thay vì một. Hai hình ảnh có thể nằm cạnh nhau hoặc chồng lên nhau. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng, chuyển động và khả năng đọc của người bệnh. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Hội chứng song thị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu về song thị

Chứng song thị xảy ra khi một người nhìn thấy hai hình ảnh cùng một lúc thay vì một. Hai hình ảnh có thể nằm cạnh nhau, chồng lên nhau hoặc cả hai.

Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng, chuyển động và khả năng đọc của người bệnh.

Chứng song thị có thể ảnh hưởng đến một mắt hoặc hai mắt Phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân và loại song thị, nhưng thường bao gồm các bài tập mắt, kính được thiết kế đặc biệt và phẫu thuật.

2. Triệu chứng song thị

Bạn có thể mắc chứng song thị mà không kèm bất kỳ triệu chứng khác. Tùy thuộc vào nguyên nhân, bạn có thể có các triệu chứng sau:

  • Lệch một hoặc cả hai mắt (mắt lé);
  • Đau khi chuyển động mắt;
  • Đau xung quanh quanh, ở vùng thái dương và chân mày;
  • Đau đầu;
  • Buồn nôn;
  • Mắt yếu;
  • Sụp mi mắt.

3. Nguyên nhân gây song thị

Tổn thương dây thần kinh hoặc cơ trong mắt có thể gây ra chứng song thị. Mỗi mắt đều có chức năng tạo ra hình ảnh. Não sẽ kết hợp hình ảnh từ hai mắt để tạo ra một hình ảnh hoàn chỉnh.

Nếu các cơ giúp mắt chuyển động và các dây thần kinh kiểm soát vận động của mắt bị tổn thương, bạn sẽ mắc chứng song thị.

Để có một hình ảnh rõ ràng, cả hai mắt phải phối hợp tốt với nhau. Một số bệnh có thể làm yếu các cơ chuyển động mắt và gây ra chứng song thị.

Nguyên nhân song thị hai mắt

Nguyên nhân phổ biến gây song thị hai mắt là mắt lác, xảy ra khi hai con ngươi mắt không thẳng hàng với nhau. Lác mắt tương đối phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên, tình trạng này không phải lúc nào cũng gây ra chứng song thị.

Lác mắt khiến cho hai mắt nhìn theo các hướng hơi khác nhau do cơ mắt gặp các vấn đề sau:

Tê liệt hoặc yếu Hạn chế di chuyển Các cơ quá mạnh hoặc hoạt động quá nhiều Bất thường ở dây thần kinh kiểm soát cơ mắt

Đôi khi, một số người cũng có thể bị lác mắt nếu từng mắc chứng này thuở nhỏ. Trong một số trường hợp, việc điều trị lác mắt cũng có thể gây ra song thị cho dù thị lực của người bệnh từng rất bình thường. Nguyên nhân là do não đã chặn các tín hiệu từ một mắt để duy trì thị lực bình thường.

Các tình trạng khác có thể gây ra chứng song thị bao gồm:

Rối loạn chức năng tuyến giáp: tuyến giáp nằm ở cổ và sản xuất ra hormone thyroxine. Những thay đổi chức năng tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến các cơ kiểm soát mắt. Chẳng hạn như bệnh nhãn khoa Grave có thể gây lồi mắt vì mỡ và các mô tích tụ phía sau mắt. Đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua: ở người bị đột quỵ, máu không thể đến não do mạch máu bị tắc nghẽn. Điều này có thể ảnh hưởng đến các mạch máu vận chuyển đến não hoặc dây thần kinh kiểm soát cơ mắt, gây ra chứng song thị Phình mạch não: đây là tình trạng phình trong mạch máu, gây ức chế lên các dây thần kinh cơ mắt. Chứng mắt thiếu khả năng hội tụ: các chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác khiến mắt hoạt động không đúng cách. Tuy nhiên, họ cho rằng các cơ kiểm soát mắt không sắp xếp đúng. Tiểu đường: bệnh có thể ảnh hưởng các mạch máu cung cấp cho võng mạc. Bệnh cũng ảnh hưởng đến các dây thần kinh kiểm soát chuyển động cơ mắt. Nhược cơ: có thể làm yếu các cơ kiểm soát mắt. Khối u và ung thư não: một khối u hoặc tăng trưởng bất thường sau mắt có thể ảnh hưởng mắt chuyển động và làm tổn thương dây thần kinh mắt. Bệnh đa xơ cứng: bệnh này ảnh hưởng đến hệ thần kinh trong ương, bao gồm cả dây thần kinh mắt. Mắt bầm tím: một chấn thương có thể gây tụ máu và dịch xung quanh mắt. Điều này có thể tạo áp lực lên mắt, cũng như các cơ và dây thần kinh xung quanh. Chấn thương đầu: các tổn thương vật lý ở não, dây thần kinh, cơ hoặc hốc mắt có thể hạn chế chuyển động mắt và các cơ.

Nguyên nhân song thị một mắt

Song thị một mắt ít phổ biến hơn song thị hai mắt. Một số tình trạng sau có thể gây song thị một mắt:

Loạn thị: lớp giác mạc trước mắt có hình dáng bất thường, gây ra chứng song thị Khô mắt; mắt không sản xuất đủ nước mắt hoặc mắt mau khô. Giác mạc hình dạng không đều (keratoconus): đây là tình trạng thoái hóa mắt có thể khiến giác mạc mỏng và có hình nón. Võng mạc bất thường: đối với tình trạng thoái hóa điểm vàng, hoàng điểm từ từ biến mất và có thể bị sưng, do đó bạn có thể bị song thị. Đục thủy tinh thể: đục thủy tinh thể thường xảy ra ở người lớn tuổi và gây ra chứng song thị.

Song thị tạm thời

Đôi khi, tình trạng song thị có thể tạm thời. Nhiễm độc rượu, thuốc benzodiazepin, opioid hoặc một số loại thuốc điều trị co giật và động kinh đôi khi gây ra song thị. Chấn thương đầu, chẳng hạn như chấn động, cũng có thể gây ra song thị tạm thời.

Ngoài ra, nếu mắt cực kỳ mỏi hoặc căng quá mức có thể gây song thị tạm thời. Nếu thị lực không trở lại bình thường trong thời gian ngắn, bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay.

4. Chẩn đoán song thị

Những kỹ thuật y tế nào giúp bạn chẩn đoán song thị?

Thực tế, rất khó để bác sĩ chẩn đoán chính xác song thị vì có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem bị song thị một mắt hay hai mắt. Nếu bạn mắc song thị một mắt, nghĩa là vấn đề ở mắt không phải dây thần kinh. Tình trạng này ít nghiêm trọng hơn.

Chẩn đoán song thị ở trẻ em

Thông thường, trẻ em không thể miêu tả tình trạng song thị một cách chính xác. Điều này khiến bác sĩ khó chẩn đoán.

Các dấu hiệu vật lý của tình trạng song thị giúp bác sĩ chẩn đoán như:

Nheo mắt khi nhìn Thường che một bên mắt khi nhìn Quay đầu một cách bất thường Nhìn đồ vật theo hướng khác thay vì nhìn trực diện Đảo mắt qua lại

Những phương pháp nào giúp điều trị song thị?

Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây song thị.

Điều trị song thị một mắt

Loạn thị: bác sĩ sẽ chỉ định kính hiệu chỉnh hoặc kính áp tròng để chống lại tình trạng cong giác mạc và giúp ánh sáng tập trung vào mắt. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu phẫu thuật để định hình lại giác mạc bằng laser. Đục thủy tinh thể: phương pháp điều trị phổ biến nhất cho bệnh là phẫu thuật. Tuy nhiên, bạn có thể mắc các biến chứng như nhiễm trùng, đau, mắt có thể tiếp tục mờ hoặc nhìn đôi. Việc điều trị kịp thời có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề này. Khô mắt: nếu mắt không sản xuất đủ nước mắt hay mắt nhanh khô, chúng có thể đau và nhiễm trùng, dẫn đến chứng song thị. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc nhỏ mắt nhân tạo để làm giảm các triệu chứng.

Điều trị song thị hai mắt

Tùy thuộc vào nguyên nhân, phương pháp điều trị song thị hai mắt thường rất đa dạng, bao gồm:

Mang kính Các bài tập mắt Mang len mờ Tiêm botox vào cơ mắt để giúp giãn cơ Mang miếng che mắt Phẫu thuật cơ mắt để chỉnh lại vị trí của nó

5. Phòng ngừa song thị

Thực tế, bạn có thể phòng ngừa một số nguyên nhân gây song thị. Để phòng ngừa song thị do chấn thương đầu, bạn luôn thắt dây an toàn, đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông hoặc chơi các môn thể thao mạo hiểm (như đua xe, leo núi…).

Đối với người bị tiểu đường, bạn có thể kiểm soát tốt lượng đường huyết để giảm nguy cơ xuất hiện song thị.

Không có bất cứ biện pháp nào giúp bạn phòng ngừa đục thủy tinh thể do tuổi tác hoặc các dạng song thị khác.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến hội chứng song thị, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh

Ngày:12/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM