Luận văn ThS: Giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở tỉnh Yên Bái

Luận văn Giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở tỉnh Yên Bái được hoàn thành với mục tiêu nghiên cứu thực trạng sản xuất nông nghiệp của tỉnh Yên Bái; từ đó đƣa ra định hướng, mục tiêu và những giải pháp chủ yếu để thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá của Yên Bái.  

Luận văn ThS: Giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở tỉnh Yên Bái

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Vấn đề đặt ra là phải xây dựng được những giải pháp đồng bộ, phù hợp để đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá ở một tỉnh miền núi nhằm đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng toàn cầu hoá. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở tỉnh Yên Bái” nhằm góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra như trên. 

1.2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng sản xuất nông nghiệp của tỉnh Yên Bái; từ đó đƣa ra định hướng, mục tiêu và những giải pháp chủ yếu để thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá của Yên Bái.  

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tất cả các thành phần kinh tế tham gia vào phát triển sản xuất nông nghiệp; những vấn đề có liên quan đến sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá;

Phạm vi về không gian trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Thực trạng sản xuất nông nghiệp (nông nghiệp theo nghĩa hẹp, gồm: trồng trọt và chăn nuôi) và sản xuất nông sản hàng hoá ở Yên Bái;

Phạm vi về thời gian nghiên cứu gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 10 năm từ năm 1995 đến năm 2005 và giai đoạn sau 2 năm thực hiện nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Yên Bái lần thứ XVI (2006 - 2007). 

1.4 Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của đề tài

Với kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận về sản xuất nông sản hàng hoá trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Về mặt thực tiễn đưa ra được định hướng và những giải pháp chủ yếu có cơ sở khoa học và phù hợp với thực tiễn để phát triển sản xuất nông sản hàng hoá và đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở một tỉnh miền núi Yên Bái.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu

  • Cơ sở khoa học về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá
  • Phương pháp nghiên cứu

2.2 Đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp ở Yên Bái

  • Đặc điểm, tình hình tự nhiên, kinh tế - xã hội ở tỉnh Yên Bái
  • Các lợi thế và hạn chế đối với phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá của Yên Bái 
  • Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp ở Yên Bái
  • Tình hình tiêu thụ và xuất khẩu nông sản
  • Tình hình phát triển mạng lưới chế biến nông sản
  • Tình hình tổ chức sản xuất và dịch vụ nông nghiệp
  • Tình hình vốn đầu tư cho nông nghiệp
  • Tình hình công tác quy hoạch nông nghiệp
  • Cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp
  • Đánh giá tổng quát kết quả đạt được và hạn chế, tồn tại

2.3 Giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở tỉnh Yên Bái

  • Định hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam đầu thế kỷ XXI
  • Định hướng và mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở Yên Bái đến năm 2010 và 2015
  • Các nhóm giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở tỉnh Yên Bái

3. Kết luận và kiến nghị

3.1 Kết luận

Với kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận về sản xuất nông sản hàng hoá trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Về mặt thực tiễn đưa ra được định hướng và những giải pháp chủ yếu có cơ sở khoa học và phù hợp với thực tiễn để phát triển sản xuất nông sản hàng hoá và đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở một tỉnh miền núi Yên Bái.

3.2 Kiến nghị

Trong giới hạn phạm vi và điều kiện nghiên cứu của đề tài; những nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá ở tỉnh Yên Bái nêu trên có tính khái quát chung; cần có những nghiên cứu sâu hơn và đề xuất những giải pháp cụ thể đối với từng loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế so sánh để đầu tư phát triển sản xuất thành những sản phẩm hàng hoá chủ lực có khối lượng hàng hoá lớn, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao của Yên Bái trong thời gian tới. 

4. Tài liệu tham khảo

Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2006), Chuyên đề nghiên cứu Nghị quyết đại hội X của Đảng (dùng cho cán bộ chủ chốt và báo cáo viên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội

Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội

Ban chỉ đạo tổng kết lý luận - Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Báo cáo Tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 - 2006), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội

Số 24 tháng 6/Ban Tuyên giáo Trung ương, Thông tin chuyên đề,2008

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2003), Kinh nghiệm xây dựng và thực hiện Chương trình nghị sự 21 về Phát triển bền vững của Trung Quốc

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ kinh tế trên ---

Ngày:17/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM