Chính sách thúc đẩy xuất khẩu lao động trong điều kiện Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN

Mục tiêu chính của luận văn Chính sách thúc đẩy xuất khẩu lao động trong điều kiện Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN nhằm đề xuất một số giải pháp và kiến nghị góp phần hoàn thiện chính sách thúc đẩy lao động XK sang các nước khu vực ASEAN giai đoạn 2016 - 2020. 

Chính sách thúc đẩy xuất khẩu lao động trong điều kiện Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Để giải tỏa mối đe dọa này một giải pháp là chủ động đẩy mạnh xúc tiến XKLĐ sang các nước ASEAN. Tuy vậy thực tế cho thấy ngay trước khi hình thành AEC, lao động xuất khẩu chính thức của Việt Nam sang các nước ASEAN rất khiêm tốn.

Điều này cho thấy số lao động Việt Nam xuất khẩu sang khu vực này hầu như không đáng kể. Vậy, Việt Nam cần có chính sách gì để đẩy mạnh XKLĐ sang các nước ASEAN nhất là trong bối cảnh AEC đã hình thành? Đó là lý do tôi chọn vấn đề “Chính sách thúc đẩy xuất khẩu lao động trong điều kiện Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN” làm đề tài luận văn cao học của mình.

1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Những kết quả nghiên cứu của các tác giả nêu trên là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng mà tác giả tham khảo trong quá trình hoàn thành luận văn và trong những công trình nghiên cứu của mình về sau. Tuy nhiên, các công trình này phần lớn đều phân tích tình hình phát triển của hoạt động XKLĐ, chứ chưa đi vào phân tích sâu dưới góc độ hiệu quả của các chính sách điều hành của Nhà nước về hoạt động XKLĐ trong các giai đoạn, đặc biệt là gắn với việc XKLĐ sang các thị trường ASEAN, trong bối cảnh Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) hình thành sẽ tạo thành một thị trường lao động chung cho cả khu vực.

1.3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết các vấn đề lý luận từ các chính sách thúc đẩy hoạt động XKLĐ của Chính phủ, chủ trương của Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là gia nhập AEC, luận văn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị góp phần hoàn thiện chính sách thúc đẩy lao động XK sang các nước khu vực ASEAN giai đoạn 2016 - 2020. 

Để thực hiện tốt mục tiêu trên luận văn tập trung vào các nhiệm vụ chính:

  • Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn của chính sách về xuất khẩu lao động của Việt Nam thời gian qua.
  • Phân tích và đánh giá thực trạng và hiệu quả thực hiện chính sách về xuất khẩu lao động của Việt Nam vào các nước ASEAN thời gian qua.
  • Đề xuất các giải pháp khoa học và các kiến nghị dưới góc độ quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy lao động xuất khẩu của Việt Nam sang các nước khu vực ASEAN thời gian tới.

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 

 Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu chính sách thúc đẩy xuất khẩu lao động trong điều kiện Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN. Các vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội chỉ được đề cập nhằm làm rõ hơn vấn đề chính sách XKLĐ của Việt Nam. 

Phạm vi nghiên cứu:

  • Nghiên cứu đánh giá các chính sách thúc đẩy XKLĐ trong điều kiện Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN
  • Nghiên cứu, đánh giá thực trạng giai đoạn 2011 - 2015; mục tiêu, phương hướng và đề xuất giải pháp giai đoạn 2016 - 2020.

1.5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp

Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp

1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 

Đề tài là công trình khoa học nghiên cứu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, là tài liệu tham khảo để các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam đề xuất xây dựng chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động XKLĐ một cách hiệu quả, phát huy những mặt tích cực và khắc phục những hạn chế trong hoạt động này để lao động Việt Nam có nhu cầu XK sẽ thuận lợi, có năng lực cạnh tranh cao hơn trong điều kiện AEC hình thành.

2. Nội dung

2.1 Một số lý luận cơ bản về xuất khẩu lao động và chính sách thúc đẩy xuất khẩu lao động

  • Lao động và xuất khẩu lao động 
  • Chính sách thúc đẩy xuất khẩu lao động 
  • Kinh nghiệm về xuất khẩu một số nước trong khu vực và bài học cho Việt Nam 

2.2 Thực trạng chính sách xuất khẩu lao động của Việt Nam thời gian qua

  • Tình hình khu vực ASEAN và sự tác động đến chính sách xuất khẩu lao động của Việt Nam thời gian qua
  • Thực trạng chính sách cho xuất khẩu lao động của Việt Nam sang một số nƣớc khu vực ASEAN giai đoạn 2011-2015
  • Đánh giá tác động của chính sách thúc đẩy xuất khẩu lao động Việt Nam thời gian qua 

2.3 Định hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thúc đẩy lao động xuất khẩu Việt Nam sang các nước ASEAN trong bối cảnh gia nhập AEC

  • Định hướng và mục tiêu xuất khẩu lao động của Việt Nam trong thời gian tới
  • Các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu lao động trong điều kiện Việt Nam gia nhập AEC 

3. Kết luận

Luận văn đã khái quát toàn bộ quá trình XKLĐ của Việt Nam theo các giai đoạn tương ứng với các cơ chế quản lý kinh tế khác nhau. Đặc biệt, phân tích thực trạng các chính sách thúc đẩy XKLĐ theo từng nội dung, từ đó đánh giá những ưu điểm cũng như những hạn chế và phân tích nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong ban hành và thực hiện chính sách thúc đẩy XKLĐ của Việt Nam thời gian qua.

Luận văn phân tích bối cảnh trong nước và quốc tế cùng những tác động của việc hình thành AEC tới hoạt động XKLĐ và trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước để xác định một số quan điểm và định hướng cho XKLĐ của Việt Nam thời gian tới. 

4. Tài liệu tham khảo

Chính phủ (2015). Nghị định số 61/2015/NĐ-CP, ngày 09/07/2015 quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm. 

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê (2014-2015), Bản tin cập nhật thị trường hàng quý. 

Đặng Nguyên Anh (chủ biên) (2014), Suy thoái kinh tế và những thách thức đối với giải quyết việc làm thanh niên hiện nay”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 

Phan Huy Đường (chủ biên) (2012), Quản lý Nhà nước về lao động chất lượng cao ở Việt Nam (sách chuyên khảo), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Nguyễn Bá Ngọc và Trần Văn Hoan (đồng chủ biên) (2002), Toàn cầu hoá: cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ kinh tế trên ---

Ngày:18/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM