Luận văn ThS: Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội

Luận văn Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội, làm rõ những thành công và hạn chế, lý giải nguyên nhân của thực trạng đó (trên tổng thể các nội dung định hướng, chiến lược, quy hoạch và thực hiện quy hoạch; chính sách bảo vệ môi trường các vùng du lịch, xây dựng và quảng bá thương hiệu của du lịch Hà Nội trên phạm vi toàn thế giới, các giải pháp liên kết du lịch của Hà Nội với các tỉnh bạn, nước bạn; quản lý thị trường khách du lịch; đào tạo nguồn nhân lực...).

Luận văn ThS: Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, hòa nhịp với công cuộc đổi mới đất nước và tiến trình hội nhập quốc tế, ngành du lịch Hà Nội đã nỗ lực vượt qua khó khăn, huy động nội lực và tranh thủ nguồn lực quốc tế để phát triển. Nhờ đó đã góp phần tích cực vào việc tăng trưởng kinh tế, giữ gìn và phát huy sức sống bản sắc văn hóa cũng như giá trị truyền thống của dân tộc, giải quyết các vấn đề xã hội của thủ đô nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành du lịch Thủ đô cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập trên nhiều mặt, trong đó có công tác quản lý nhà nước về du lịch của chính quyền địa phương các cấp của Thành phố. Điều này đặt ra cho công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội hàng loạt vấn đề phải giải quyết

1.2 Tình hình nghiên cứu

Khác với các nghiên cứu trên, ở đề tài này chúng ta sẽ nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Thủ đô một cách trực diện và toàn diện nhất, tức là chúng ta đề cập một cách trực tiếp và đầy đủ về thực trạng công tác quản lý nhà nước từ trung ương đến các cấp ủy, chính quyền, ban ngành, đoàn thể của Thành phố Hà Nội và hệ quả của nó trên tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế du lịch của Thủ đô và ở tất cả các cấp độ từ vĩ mô đến vi mô, cả ngắn hạn và dài hạn. Đây cũng chính là điểm mới của luận văn này so với các công trình, đề tài khoa học từ trước tới nay.

1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội, làm rõ những thành công và hạn chế, lý giải nguyên nhân của thực trạng đó (trên tổng thể các nội dung định hướng, chiến lược, quy hoạch và thực hiện quy hoạch; chính sách bảo vệ môi trường các vùng du lịch, xây dựng và quảng bá thương hiệu của du lịch Hà Nội trên phạm vi toàn thế giới, các giải pháp liên kết du lịch của Hà Nội với các tỉnh bạn, nước bạn; quản lý thị trường khách du lịch; đào tạo nguồn nhân lực...).

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Nghiên cứu lý luận chung về vai trò và sự cần thiết của việc Quản Lý nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội.

Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác Quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà nội gồm cả ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân thành công, hạn chế.

Đưa ra một vài nhận định, dự báo về xu hướng phát triển Du lịch trên địa bàn Hà Nội đến năm 2030.

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Thành phố Hà Nội được tiếp cận trên hai bình diện là thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này. 

Phạm vi nghiên cứu tác giả tập trung đánh giá, phân tích những vấn đề nổi bật, làm rõ những thành công cũng như hạn chế trong thực trạng công tác quản lý ngành Du lịch trên địa bàn Thủ đô dưới góc độ phát triển bền vững, và từ đó cố gắng đưa ra một bộ các giải pháp căn bản về công tác quản lý Du lịch trên địa bàn để nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới.

1.5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Phương pháp luận

Phương pháp cụ thể

Phương pháp phân tích theo mô hình SWOT

1.6 Những đóng góp của luận văn

Phân tích, đánh giá vai trò của phát triển ngành Du lịch trong tổng thể cơ cấu nền kinh tế ở phạm vi một thành phố đó là địa bàn Hà Nội gắn liền với vai trò và tác động của các chính sách, hoạt động quản lý nhà nước. 

Đề xuất, kiến nghị những giải pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội. Đó là các giải pháp chưa từng được nhắc tới trong các luận văn, đề tài trước hoặc đã được đề cập nhưng mang ở luận văn này giải pháp đó phải mang nội hàm mới, phù hợp với tình hình, bối cảnh kinh tế - xã hội và thực tiễn nghiên cứu đã có nhiều thay đổi.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận về du lịch và công tác Quản lý Nhà nước về du lịch.

Khái niệm về du lịch và vai trò của ngành kinh tế du lịch trong nền kinh tế quốc dân

Khái luận về Quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về du lịch

Những nhân tố tác động tới Quản lý, phát triển ngành du lịch trên địa bàn Thủ đô

Kinh nghiệm Quản lý nhà nước về du lịch trong và ngoài nước, một số bài học cho công tác Quản lý du lịch của Hà Nội

2.2 Thực trạng công tác Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội. 

Tổng quan về du lịch trên địa bàn Thành phố

Những kết quả đạt được trong công tác Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội

Những hạn chế và nguyên nhân tồn tại trong công tác Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội

Cơ hội và thách thức trong công tác Quản lý, phát triển du lịch Hà Nội

2.3 Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội

Định hướng, mục tiêu phát triển du lịch trên địa bàn Hà Nội đến năm 2030

Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả Quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội

Một số kiến nghị 

3. Kết luận

Phát triển du lịch là một quá trình kinh tế - xã hội, là phát triển một ngành kinh tế tổng hợp có liên quan đến nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác. Sự phát triển của du lịch một mặt góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, mặt khác nó cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực, những hậu quả không mong muốn nếu không được định hướng, quản lý tốt. Bởi vậy, quản lý nhà nước là một trong những yêu cầu tất yếu khách quan không thể thiếu đối với ngành du lịch cũng như đối với bất cứ ngành kinh tế hay lĩnh vực nào khác của đời sống xã hội. Quản lý nhà nước về du lịch chính là nhân tố đảm bảo sự phát triển du lịch của Hà Nội một cách bền vững, lành mạnh theo định hướng của Đảng và Nhà nước

Bên cạnh những kết quả đạt được rất đáng trân trọng như trên, công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa Thủ đô hiện nay cũng không tránh khỏi những hạn chế, bất cập rất cần được tháo gỡ để ngành du lịch tiếp tục cất cánh. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước chưa cao, công tác quản lý nhà nước có lúc có nơi còn bị buông lỏng dẫn đến tình trạng vi phạm quy hoạch, vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh du lịch. Chất lượng nguồn nhân lực của ngành du lịch tuy có được nâng lên nhưng chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về du lịch và kinh doanh du lịch chưa được quan tâm thỏa đáng, hiệu quả thấp. Nhiều du khách và người dân dù vô tình hay cố ý vẫn có những hành vi làm xâm hại đến các giá trị, công trình văn hóa, tài nguyên du lịch…

4. Tài liệu tham khảo

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2008), “Tài liệu hội thảo phát triển nguồn nhân lực du lịch trong điều kiện nước ta gia nhập WTO”.

Luật Du lịch: số 44/2005/QHXI khóa XI.

Mai Tiến Dũng (2010) Tham luận tại hội thảo Quốc gia lần thứ hai về “Đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch theo nhu cầu xã hội”.

Nhà xuất bản chính trị quốc gia( 2006) “Việt Nam 20 năm đổi mới”.

Nguyễn Văn Đính; Trần Thị Minh Hòa, “Giáo Trình Kinh Tế Du lịch”, NXB Đại học kinh tế Quốc dân, Nà Nội ( 2009)

Nguyễn Hữu Thụ, “Giáo trình Tâm lý học du lịch”, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội 2009

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế trên ---

Ngày:26/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM