Luận văn ThS: Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh - Vấn đề và giải pháp

Luận văn Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh - Vấn đề và giải pháp được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề ra những cải cách để nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, áp dụng vào thực tiễn thông qua việc đưa những cải cách này vào trong kế hoạch điều hành kinh tế - xã hội của thành phố giai đoạn sắp tới. 

Luận văn ThS: Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh - Vấn đề và giải pháp

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Trong giai đoạn hiện nay, kinh tế cả nước nói chung và thành phố nói riêng đang đối diện với một số thách thức, khó khăn như áp lực lạm phát, cơ sở hạ tầng không đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, sức ép cạnh tranh của các nước khi mở cửa nền kinh tế, trình độ phát triển kinh tế - xã hội nói chung còn thấp. Muốn vượt qua được những thách thức này, thành phố cần phải mạnh mẽ cải cách hơn nữa chất lượng quản lý nhà nước nói chung và hiệu quả quản lý đầu tư công nói riêng. Đây là lý do tác giả luận văn lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh: vấn đề và giải pháp”. 

1.2 Mục đích của đề tài

Đề ra những cải cách để nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, áp dụng vào thực tiễn thông qua việc đưa những cải cách này vào trong kế hoạch điều hành kinh tế - xã hội của thành phố giai đoạn sắp tới. 

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống quy định pháp luật và cơ quan quản lý đầu tư công.

Về không gian: trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Về thời gian: giai đoạn từ năm 2001-2007

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

Hiệu quả quản lý đầu tư công trên địa bàn thành phố hiện nay như thế nào?

Các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý đầu tư công là gì?

Những giải pháp cần thực hiện để nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công của thành phố là gì?

1.5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp mô tả, phân tích, tổng hợp, kết hợp với phương pháp chuyên gia thông qua việc tham khảo các ý kiến, báo cáo của chuyên gia trong ngành. 

1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 

Về mặt khoa học, theo lý thuyết kinh tế công, chính phủ thực hiện đầu tư công là nhằm đạt được tăng trưởng kinh tế và phát triển các mặt xã hội trường, con người.

Về mặt thực tiễn, việc đánh giá hiệu quả quản lý đầu tư công sẽ giúp đưa ra các chính sách quản lý đầu tư công một cách hiệu quả hơn, giúp duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao của thành phố trước các thách thức trong giai đoạn hiện nay. 

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn

Khái niệm đầu tư công

Khái niệm hiệu quả quản lý đầu tư công

Vai trò của nhà nước đối với phát triển kinh tế - xã hội

Những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư công

Quy trình thẩm định dự án đầu tư

Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí

2.2 Thực trạng hiệu quả quản lý đầu tư công của thành phố Hồ Chí Minh

Giới thiệu tổng quan chung về thành phố Hồ Chí Minh

Khái quát về tình hình đầu tư công trên địa bàn thành phố

Hiệu quả của quản lý đầu tư công

Nghiên cứu các hạn chế trong quản lý đầu tư công

2.3 Kết quả phân tích đạt được và các cải cách thành phố cần thực hiện, các kiến nghị với Trung ương

Hiệu quả của quản lý đầu tư công và các hạn chế trong quản lý

Đề ra các cải cách cần thực hiện, những kiến nghị với cấp Trung ương - lộ trình áp dụng

3. Kết luận

Để giải quyết được vấn đề này, thông qua việc đánh giá, phân tích tình hình quản lý đầu tư công trên địa bàn thành phố tác giả nhận thấy hiệu quả quản lý nhà nước của các cơ quan thành phố chưa cao. Có thể tổng kết một số hạn chế chính trong quản lý đầu tư công là: năng lực bộ máy cơ quan nhà nước còn yếu do không có động lực thúc đẩy và cơ chế giám sát đủ mạnh; quy định về cách thức thẩm định, lựa chọn dự án công còn đơn giản chưa định lượng được lợi ích kinh tế - xã hội; các chế tài xử lý vi phạm không đủ mạnh; cơ chế quản lý kinh phí cho đầu tư chưa phù hợp.

4. Tài liệu tham khảo

Ban soạn thảo Luật (2007), Dự thảo Luật Đầu tư công.

Bùi Mạnh Cường (2007), “Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước”, tạp chí Nghiên cứu kinh tế (số 348), tr 33 - 36.

Phạm Phan Dũng (2007), “Năm mới bàn chuyện hợp tác công – tư”, Tạp chí Tài chính (số 507), tr 24 -27.

Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright (2004), Sách hướng dẫn Thẩm định dự án.

Đại học Kinh tế quốc dân (2005), Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Lao động - Xã hội. 

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ kinh tế trên ---

Ngày:21/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM