Luận văn ThS: Giấu tin trong file âm thanh bằng các phép biến đổi rời rạc

Luận văn Giấu tin trong file âm thanh bằng các phép biến đổi rời rạc tìm hiểu các khái niệm về giấu tin, mục đích cũng như tính cấp thiết của việc giấu tin trong đa phương tiện, trong đời sống thông tin và truyền tin hiện nay; tìm hiểu về các phép biến đổi từ miền không gian sang miền tần số, một số kỹ thuật dấu tin dựa trên việc biến đổi bít có trọng số thấp nhất trong một khối bít nhị phân; mô tả thuật toán giấu và trích rút thông tin trong file âm thanh; các kết quả thực nghiệm và đối sánh. 

Luận văn ThS: Giấu tin trong file âm thanh bằng các phép biến đổi rời rạc

1. Mở đầu

1.1 Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu hệ thống lý thuyết liên quan đến việc giấu tin trong dữ liệu đa phương tiện như: hình ảnh, âm thanh, video hay văn bản. Cụ thể trong luận văn là nghiên cứu về giấu tin và ứng dụng giấu tin trong file âm thanh.

1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Với mỗi dữ liệu đa phương tiện có các định dạng, tính chất, đặc trưng khác nhau. Để xây dựng một kỹ thuật giấu tin trên các dữ liệu này thường đòi hỏi các thuật toán phức tạp. Trong luận văn này, ngoài việc tìm hiểu khát quát về giấu tin, các kỹ thuật giấu tin. Nghiên cứu một số kỹ thuật giấu tin bằng các phép biến đổi rời rạc trên số nguyên. Luận văn còn tập trung nghiên cứu về file âm thanh và triển khi thực nghiệm giấu tin trong file âm thanh có định dạng WAV.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu tư liệu kết hợp với triển khai thực nghiệm. Trên cơ sở nguyên cứu tổng hợp từ các kỹ thuật giấu tin trong file âm thanh. Luận văn đưa ra một kỹ thuật giấu tin mới và tiến hành cài đặt chương trình thực nghiệm giấu tin trong file âm thanh.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan về giấu tin và âm thanh số

Giới thiệu chung về giấu tin

  • Mã hóa và giấu tin
  • Phân loại kỹ thuật giấu tin

Các đối tượng của một bài toán giấu tin 

  • Thông tin mật
  • Đối tượng chứa
  • Đối tượng đã nhúng 
  • Khoá mật 

Mô hình kỹ thuật giấu tin

Các tiêu chí đánh giá bài toán giấu tin

  • Khả năng không bị phát hiện 
  • Tính bền vững 
  • Khả năng lưu trữ 
  • Tính vô hình 
  • Độ phức tạp của thuật toán

Một số ứng dụng cụ thể

Các tấn công trên các hệ giấu tin 

Âm thanh số 

  • Khái niệm về âm thanh và âm thanh số
  • Một số định dạng file âm thanh trên máy tính
  • Cấu trúc file âm thanh dạng WAV

Một số kỹ thuật giấu tin trong file âm thanh

2.2 Kỹ thuật giấu tin bằng các phép biến đổi rời rạc

Các phép biến đổi từ miền không gian sang miền tần số

  • Phép biến đổi Fourier
  • Phép biến đổi Cosin rời rạc
  • Phép biến đổi Wavelet 

Một số kỹ thuật giấu tin dựa trên biến đổi khối bít nhị phân

  • Mã hóa LSB (Least Significant Bit) 
  • Mã hóa Parity (Parity Coding)

Thuật toán giấu tin bằng các phép biến đổi rời rạc trên số nguyên

  • Một số phép biến đổi rời rạc trên số nguyên 
  • Thuật toán Wu-Lee 
  • Thuật toán Wu-Lee cải tiến
  • Thuật toán giấu một chuỗi bít trong một khối tin

2.3 Triển khai chương trình thử nghiệm

Mục đích, yêu cầu 

Yêu cầu về cấu hình hệ thống 

Lựa chọn định dạng file âm thanh trong thực nghiệm

Sơ đồ chương trình

Thuật toán giấu tin và trích rút tin theo kỹ thuật đề xuất

  • Giấu tin
  • Trích rút tin mật
  • Một số hàm và thủ tục giấu tin

Kết quả thực nghiệm 

Đánh giá kết quả thực nghiệm 

Các khả năng ứng dụng

3. Kết luận

Bảo mật thông tin, trong đó có mật mã học và giấu tin mật đang là những lĩnh vực đang được quan tâm nghiên cứu. Nhiều giải thuật mã hoá, nhiều thuật toán giấu tin mật đã được đề xuất nhằm tăng cường an ninh thông tin. Trên cơ sở nghiên cứu các kỹ thuật, thuật toán giấu tin đã được các nhà khoa học triển khai luận văn đã đưa ra một kỹ thuật giấu tin mới bằng cách sử dụng các biến đổi rời rạc là thay đổi bít có trọng số thấp nhất trong một byte dữ liệu nguồn để tiến hành giấu thông tin mật. Trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm, có thể đưa ra một số kết luận sau:

  • Dữ liệu âm thanh có nhiều không gian hơn để giấu tin mật so với hình ảnh. Tuy nhiên tai ngƣời lại nhạy cảm với nhiễu do vậy cần điều chỉnh mật độ và lựa chọn các byte phù hợp để giấu tin.
  • Việc lựa chọn file âm thanh nhƣ thế nào để có thể làm giảm thiểu đến mức thấp nhất của việc sinh ra nhiễu trong quá trình giấu tin.
  • Muốn tăng cường mức độ bền vững của thông tin mật được giấu cần phải kết hợp với các phương pháp mã hóa thông tin.

4. Tài liệu tham khảo

Nguyễn Xuân Huy, Huỳnh Bá Diệu (2008). “Nghiên cứu kỹ thuật giấu tin trong audio hỗ trợ xác thực”. Tạp chí Khoa học Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 25, p69-p74.

Nguyễn Xuân Huy, Huỳnh Bá Diệu, Võ Thị Thanh (2013). “Một cải tiến cho kỹ thuật giấu LSB trên dữ liệu audio”. Tạp chí Khoa học Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 29, số 2.

Nguyễn Quốc Trung (1998). Xử lý tín hiệu số, NXB Khoa học kỹ thuật

Do Van Tuan, Tran Dang Hien, Pham Van At. "A Novel Data Hiding Scheme for Binary Images". International Journal of Computer Science and Information Security, Vol. 10, No. 8, August 2012.

Huỳnh Bá Diệu, Nguyễn Xuân Huy. “An Improved Technique for Hiding Data in Audio”. The Fourth International Conference on Digital Information and Communication Technology and its Applications, University of the Thai Chamber of Commerce Bangkok Thailand, May 6-8, 2014....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ trên ---

Ngày:28/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM