Mẫu hợp đồng hợp tác thương hiệu mới nhất
Hợp tác thương hiệu là cách gọi thông thường của việc nhượng quyền thương mại. Vì vậy, về bản chất pháp lý, hợp đồng hợp tác thương hiệu chính là hợp đồng nhượng quyền thương mại. Để hiểu rõ hơn về Hợp đồng hợp tác thương hiệu như thế nào mời các bạn cùng eLib tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Mục lục nội dung
1. Hợp đồng hợp tác thương hiệu là gì?
Hợp tác thương hiệu là cách gọi thông thường của việc nhượng quyền thương mại. Vì vậy, về bản chất pháp lý, hợp đồng hợp tác thương hiệu chính là hợp đồng nhượng quyền thương mại. Theo Luật thương mại 2005, hợp đồng nhượng quyền thương mại là hợp đồng mà theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
- Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
2. Chủ thể của hợp đồng hợp tác thương hiệu
Trong hợp đồng hợp tác thương hiệu tồn tại hai chủ thể là bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Theo Nghị định 35/2006/NĐ-CP, bên nhượng quyền là thương nhân cấp quyền thương mại. Bên nhượng quyền được chia thành bên nhượng quyền ban đầu và bên nhượng quyền thứ cấp, trong đó bên nhượng quyền thứ cấp là thương nhân có quyền cấp lại quyền thương mại mà mình đã nhận từ Bên nhượng quyền ban đầu cho Bên nhận quyền thứ cấp. Bên nhận quyền là thương nhân được nhận quyền thương mại.
Bên nhận quyền được chia thành bên nhận quyền sơ cấp và bên nhận quyền thứ cấp. Trong đó, bên nhận quyền sơ cấp là thương nhân nhận quyền thương mại từ bên nhượng quyền ban đầu. Bên nhận quyền sơ cấp là bên nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với bên nhận quyền thứ cấp , hay nói cách khác, bên nhận quyền sơ cấp cấp lại quyền thương mại cho bên nhận quyền thứ cấp thì được gọi là bên nhượng quyền thứ cấp. Bên nhận quyền thứ cấp là thương nhân nhận lại quyền thương mại từ bên nhượng quyền thứ cấp.
3. Hình thức của hợp đồng
Hợp đồng hợp tác thương hiệu phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương bao gồm, điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu…
4. Nội dung của hợp đồng
Hợp đồng hợp tác thương hiệu là hợp đồng đặc biệt, bởi lẽ, ngoài những điều khoản mà các bên tự thỏa thuận, hợp đồng có hiệu lực phải bao gồm các điều khoản được quy định tại Điều 11 Nghị định 35/2006/NĐ-CP:
- Nội dung của quyền thương mại.
- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
- Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
- Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp
5. Mẫu hợp đồng hợp tác thương hiệu tham khảo
Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ các Mẫu hợp đồng hợp tác thương hiệu mới nhất!
Tham khảo thêm
- rar Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh mới nhất
- rar Mẫu hợp đồng hợp tác góp vốn mới nhất
- rar Mẫu hợp đồng hợp tác mới nhất
- docx Mẫu hợp đồng hợp tác đầu tư mới nhất
- docx Mẫu hợp đồng hợp tác làm việc mới nhất
- docx Mẫu Hợp đồng hợp tác quảng cáo mới nhất
- doc Những lưu ý quan trọng khi kí kết hợp đồng hợp tác kinh doanh