Hướng dẫn tìm và trình bày các nguồn tài liệu tham khảo
Trong các bài báo cáo thực tập có một điều không bao giờ thiếu đó chính là nguồn tài liệu tham khảo. Vậy bạn có biết cách ghi nguồn tài liệu tham khảo cho đúng cách chưa? Nếu chứa thì hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây, nó là nguồn thông tin vô cùng quan trọng dành cho bạn đấy. Đừng bỏ lỡ nhé!
Mục lục nội dung
1. Các nguồn tài liệu tham khảo
1.2 Tại sao phải ghi nguồn tài liệu tham khảo?
2. Cách ghi tài liệu tham khảo
2.1 Cách ghi tài liệu tham khảo trích dẫn
2.2 Cách ghi danh mục tài liệu tham khảo
2.3 Cách ghi tài liệu tham khảo là sách
2.4 Tài liệu tham khảo là một phần của cuốn sách
2.5 Tài liệu tham khảo là giáo trình, bài giảng
1. Các nguồn tài liệu tham khảo
1.1 Tài liệu tham khảo là gì?
Tài liệu tham khảo là toàn bộ những thông tin về nguồn tài liệu (sách, báo, văn bản học thuật, trang web, tạp chí…) được trích dẫn, đề cập và sử dụng trong quá trình làm luận văn, luận án, báo cáo, bài báo, nghiên cứu khoa học…
Hai nội dung quan trọng của ghi tài liệu tham khảo:
-
Trích dẫn trong văn bản
-
Danh mục tài liệu tham khảo ở cuối bài luận
Khi tìm tài liệu tham khảo thì có một số nguồn thông tin cơ bản mọi người hay tìm kiếm như:
-
Sách, báo, internet
-
Người quen: Thiết lập quan hệ với những người trong phòng và trong cty (đặc biệt là phòng hành chính) và nhờ họ kiếm tài liệu
-
Luận văn, báo cáo cũ: Nhờ những mối quan hệ và sự may mắn, nếu bạn được các anh chị trong công ty cho mấy luận văn và báo cáo thực tập cũ thì báo cáo của bạn sẽ làm dễ dàng hơn. Chỉ bằng một vài thao tác copy, paste và chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế hơn thì bạn đã chuẩn bị tương đối hoàn chỉnh cho bài báo cáo của mình rồi
1.2 Tại sao phải ghi nguồn tài liệu tham khảo?
Cách ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng cách giúp cho người đọc có thể đánh giá được năng lực, sự nghiêm túc và tỉ mỉ của người viết đối với công trình mà mình thực hiện. Đồng thời đó cũng là cách để người viết thể hiện sự tôn trọng đối với tác giả và sản phẩm mà bạn tham khảo. Hơn thế nữa, khi nhìn vào danh mục tài liệu tham khảo, người đọc cũng có thể nhìn nhận rõ hơn phương pháp lập luận và sự liên quan của nó trong lĩnh vực nghiên cứu được đề cập ở các văn bản học thuật trước đó.
Ngoài ra, ghi nguồn tài liệu đúng cách sẽ giúp cho bài luận, bài nghiên cứu của bạn tránh bị coi là Đạo văn.
Có rất nhiều nguyên tắc cho việc ghi tài liệu tham khảo. Tuy nhiên, trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn cho bạn theo cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo APA - phong cách viết và định dạng cho các tài liệu học thuật được sử dụng phổ biến tại đa số các trường đại học ở Việt Nam. Cùng tìm hiểu ở phần dưới của bài viết nhé!
2. Cách ghi tài liệu tham khảo
2.1 Cách ghi tài liệu tham khảo trích dẫn trong văn bản
Khi bạn trích dẫn nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn hay hình ảnh, sơ đồ, của bản gốc nào đó vào trong bài viết của mình nhằm mục đích hỗ trợ cho luận điểm hay mở rộng ý tưởng, bạn luôn phải đảm bảo rằng nguyên văn câu đó được trích dẫn đúng chính xác từng câu, từng chữ, từng dấu chấm phẩy. Phần trích dẫn phải được đặt trong dấu ngoặc kép “”. Mặc khác, chúng tôi cũng khuyên bạn không nên sử dụng quá nhiều câu trích dẫn bởi lẽ điều đó sẽ khiến bài viết của bạn đơn điệu, khó diễn đạt được hết ý tưởng của mình vào bài viết.
2.2 Cách ghi danh mục tài liệu tham khảo
Nếu như việc ghi nguồn trích dẫn cần phải thực hiện ngay trong nội dung bài luận thì danh mục tài liệu tham khảo thông thường sẽ nằm ở phần cuối cùng trong bài luận, bài nghiên cứu khoa học. Nó liệt kê một cách khoa học tất cả các nguồn đã được sử dụng trong bài luận nhằm mục đích người đọc có thể dễ dàng tìm thấy những gì bạn đã trích dẫn. Dưới đây là cách ghi danh mục tài liệu tham khảo đối với các loại tài liệu:
2.3 Cách ghi tài liệu tham khảo là sách
Trong trường hợp tài liệu tham khảo là sách thì bạn ghi theo thứ tự sau:
Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành; năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn). Tên sách (ghi nghiêng, dấu phẩy cuối), lần xuất bản (chỉ ghi mục này với lần xuất bản thứ hai trở đi), nhà xuất bản (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản); nơi xuất bản (ghi tên thành phố, đặt dấu chấm kết thúc).
Nếu sách có hai tác giả thì sử dụng chữ và (hoặc chữ and) để nối tên hai tác giả.
Nếu sách có 3 tác giả trở lên thì ghi tên tác giả thứ nhất và cụm từ cộng sự (hoặc et al.).
Ví dụ: Robert Kiyosaki và Sharon Lechter (2017), Cha giàu cha nghèo, Nhà xuất bản lao động xã hội, Hà Nội.
2.4 Tài liệu tham khảo là một phần (chương) của cuốn sách
Tương tự như cách ghi tài liệu tham khảo là sách, khi tài liệu tham khảo là một phần hoặc một chương của cuốn sách thì sẽ được ghi chú như sau:
Họ và tên tác giả hoặc cơ quan ban hành; năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn). Tên phần (hoặc chương), Tên sách (ghi nghiêng, dấu phẩy cuối tên), lần xuất bản (chỉ ghi mục này với lần xuất bản thứ hai trở đi), nhà xuất bản (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản); nơi xuất bản (ghi tên thành phố, không phải ghi tên quốc gia), tập, trang.
Nếu sách có hai tác giả thì sử dụng chữ và (hoặc chữ and) để nối tên hai tác giả.
Nếu sách có 3 tác giả trở lên thì ghi tên tác giả thứ nhất và “et al”.).
Ví dụ: Robert Kiyosaki và Sharon Lechter (2017), Chương 2, Cha giàu cha nghèo, Nhà xuất bản lao động xã hội, Hà Nội, 40 – 65.
2.5 Tài liệu tham khảo là giáo trình, bài giảng hoặc tài liệu lưu hành nội bộ
Trong trường hợp tài liệu bạn sử dụng là giáo trình, bài giảng hoặc tài liệu lưu hành nội bộ thì cách ghi tài liệu tham khảo được viết theo thứ tự sau:
Tên tác giả (năm xuất bản); tên giáo trình bài giảng (in nghiêng), nhà xuất bản (nếu có); tên chủ quản.
Ví dụ: PGS. TS. Nguyễn Bạch Nguyệt và TS. Từ Quang Phương (2014), Giáo trình Kinh tế đầu tư, Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân, Trường Đại học kinh tế quốc dân.
2.6 Cách viết tài liệu tham khảo là các bài báo
Khi bạn sử dụng tài liệu tham khảo là các bài báo được đăng trên các tạp chí, diễn đàn, hội nghị, hội thảo... thì nó được ghi theo thứ tự sau:
Tên tác giả (năm). Tên bài báo. Tên báo/tên hội nghị/diễn đàn (ghi nghiêng), Địa điểm, thời gian tổ chức, cơ quan tổ chức, số thứ tự trang của bài báo (nếu có).
2.7 Tài liệu tham khảo là các bài viết trên mạng internet
Chắc hẳn nhiều người sẽ tò mò nhất về trường hợp này, đối với các bài viết trên mạng internet, bạn có thể ghi tài liệu tham khảo như sau:
Tên tác giả (nếu có), năm (nếu có), tên tài liệu tham khảo, <đường dẫn để tiếp cận tài liệu đó >, thời gian trích dẫn.
Việc sử dụng tài liệu này được khá nhiều người sử dụng bởi ưu điểm của nó là nhanh, dễ tìm và đa dạng các bài viết. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý hạn chế sử dụng nguồn tham khảo này nhé. Bởi những tài liệu này khi được trích dẫn sẽ khó tạo được sự tin tưởng của người đọc.
Trên đây, eLib đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về cách ghi tài liệu tham khảo như thế nào cho đúng và chuyên nghiệp. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ hữu ích để bạn có được một bài luận hoàn hảo nhất.
Tham khảo thêm
- doc Hướng dẫn làm báo cáo thực tập chi tiết nhất
- doc Những bước cần thiết khi trình bày bài báo cáo thực tập
- doc Những nội dung không thể thiếu khi viết bài báo cáo thực tập
- doc Chi tiết cách viết báo cáo thực tập cho từng chương mục
- doc Cách viết lời mở đầu báo cáo thực tập đúng cấu trúc
- doc Cách viết kết luận báo cáo thực tập hữu ích
- doc Các bước trình bày slide báo cáo thực tập ấn tượng
- doc 5 bước viết đề cương chi tiết báo cáo thực tập
- doc Kinh nghiệm làm báo cáo thực tập đừng nên bỏ lỡ