Chi tiết cách viết báo cáo thực tập cho từng chương mục

Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thể nắm được những thông tin cần thiết khi viết báo cáo thực tập cho từng chương mục hoàn hảo và đạt hiệu quả cao. Đừng bỏ lỡ thông tin hữu ích này nhé.

Chi tiết cách viết báo cáo thực tập cho từng chương mục

1. Báo cáo thực tập là gì?

Hiểu một cách đơn giản, báo cáo thực tập là một bản tóm tắt về kỹ năng, kinh nghiệm đạt được của sinh viên sau quá trình thực tập tại các tổ chức, doanh nghiệp. Mỗi sinh viên phải nộp một bản báo cáo thực tập vào cuối hành trình thực tập. 

2. Mục đích viết báo cáo thực tập

Thông qua báo cáo thực tập, giáo viên có thể đánh giá quá trình thực tập và mức độ hiểu biết về đề tài thực tập của bạn như thế nào. Từ đó đưa ra những nhận xét đúng và chính xác kết quả thực tập của sinh viên. Đối với sinh viên, việc thực tập và viết báo cáo thực tập sẽ giúp bạn có cơ hội tiếp cận thực tiễn, hiểu và nắm vững hơn về ngành nghề mình học, phát triển các kỹ năng chuyên môn trong môi trường thực hành cũng như các kỹ năng mềm khác. Từ đó, sinh viên sẽ rút ra được sự khác nhau giữa lý thuyết và thực tế tại đơn vị thực tập. Tất cả những điều này sẽ là hành trang quý giá giúp bạn hoàn thành tốt công việc sau khi ra trường. Dưới đây, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu cách viết báo cáo thực tập hoàn chỉnh.

3. Quy trình viết báo cáo thực tập

Bước 1: Căn cứ vào chuyên ngành học, công việc và thời gian thực tập tại đơn vị, sinh viên có thể lựa chọn tham gia thực tập tại một hay một số công việc dưới sự chấp thuận của giáo viên hướng dẫn. Từ những kiến thức đã trau dồi trong nhà trường kết hợp với kiến thức tiếp thu được từ đơn vị thực tập, sinh viên lựa chọn đề tài báo cáo thực tập.

Bước 2: Viết đề cương báo cáo thực tập sơ bộ. Đề cương chính là “bộ xương” của bài luận. Vì vậy, thông thường đề cương sẽ phải được tiến hành và hoàn thiện trong một tuần đầu tiên của đợt thực tập. Nộp lại cho giáo viên hướng dẫn để góp ý chỉnh sửa. Sau đó là duyệt đề cương.

Bước 3: Viết đề cương báo cáo thực tập chi tiết. Sau khi góp ý và phê duyệt đề cương chi tiết, sinh viên cần thực hiện đúng theo kế hoạch đã đề ra trong đề cương. Nếu có bất cứ thay đổi cần có sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn. Thông thường, công đoạn này sẽ mất từ 2 - 3 tuần.

Bước 4: Viết bản thảo báo cáo thực tập tốt nghiệp. Ít nhất là trước 2 tuần kết thúc thực tập. Bạn nên nộp lại bản thảo báo cáo tốt nghiệp để giáo viên hướng dẫn góp ý, chỉnh sửa cho bạn.

Bước 5: Hoàn thiện bài báo cáo, in bài báo cáo theo đúng format yêu cầu. Xin con dấu và lời nhận xét từ đơn vị thực tập. Sau đó, nộp bản báo cáo cho giáo viên hướng dẫn nhận xét và ký tên. Cuối cùng là nộp về khoa phụ trách.

4. Viết một bài báo cáo cho từng chương mục

4.1 Đối với thực tập tại cơ sở thực tập

Chương 1: Giới thiệu về công ty thực tập

– Giới thiệu về công ty, quy mô, chức năng, mô hình hoạt động, các công nghệ được sử dụng, các sản phẩm đã đạt được.

– Nếu nội dung thực tập sẽ tham gia: một công đoạn nào đó trong quy trình hoạt động của công ty mà sinh viên trực tiếp tham gia thực tập.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

– Trình bày tóm tắt cơ sở lý thuyết liên quan đến nội dung thực tập.

Chương 3: Nội dung và kết quả thực tập: Với mỗi công đoạn tham gia thực tập

– Mô tả nội dung vấn đề và phương pháp, trình tự các bước giải quyết vấn đề.

– Trình bày sản phẩm đạt được, tùy theo chuyên môn thực tập có thể có các sản phẩm sau:

(1) Các mô hình, sơ đồ thiết kế.

(2) Giao diện phần mềm, module xử lý trong phần mềm.

(3/) Kết quả cài đặt các hệ thống mạng, máy chủ …

Chương 4: Kết luận

– Trình bày các kiến thức và kỹ năng học tập được trong quá trình thực tập.

4.2 Đối với thực tập tại trường

Chương 1: Tổng quan

– Nêu nội dung vấn đề cần giải quyết.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

– Trình bày tóm tắt cơ sở lý thuyết liên quan đến nộ i dung thực tập.

Chương 3: Nội dung và kết quả thực tập

– Mô tả nội dung vấn đề và phương pháp, trình tự các bước giải quyết vấn đề.

– Trình bày sản phẩm đạt được, tùy theo chuyên môn thực tập có thể có các sản phẩm sau:

(1) Các mô hình, sơ đồ thiết kế.

(2) Các giao diện phần mềm, module xử lý trong phần mềm.

(3) Kết quả cài đặt các hệ thống mạng, máy chủ …

Chương 4: Kết luận

– Trình bày các kiến thức và kỹ năng học tập được trong quá trình thực tập.

Chương 5: Tài liệu tham khảo

Danh mục tài liệu tham khảo là một phần không thể thiếu trong các báo cáo khoa học. Phần tài liệu tham khảo có thể trình bày theo mẫu sau, mỗi tài liệu tham khảo được trình bày trong mộ t đoạn (paragraph) bao gồm:

– Số thứ tự tài liệu đặt trong cặp dấ u ngoặc vuông, ví dụ [1], [2]… Sắp xếp theo mức độ tham khảo, tài liệu nào được tham khảo nhiều hơn sẽ được liệt kê trướ c. Trong báo cáo nếu có trích dẫn tài liệu tham khảo thì cần phải để số thứ tự của tài liệu tham khảo ngay sau câu trích dẫn. Ví dụ “Cấu trúc dữ liệu + Giải thuật = Chương trình” [10].

– Tên tác giả hoặc các tác giả, thường được in đậm.

– Tên tài liệu thường được in nghiêng.

– Tên nhà xuất bản, năm xuất bản.

– Địa chỉ Website nếu có.

Ví dụ:

[1] Đinh Mạnh Tường. Cấu trúc dữ liệu & Thuật toán. Chương 1 và 8. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Hà nội, 2001.

[2] Aho A.V. , Hopcroft J.E. and Ullman J.D. Data Structures and Algorithms. Pages: 200-345. Addison-Wesley. London, 1983.

Hi vọng với bài viết “Chi tiết cách viết báo cáo thực tập cho từng chương mục” này sẽ giúp ích bạn dễ dàng hoàn thành báo cáo thực tập một cách tốt nhất. Chúc các bạn thành công!

Ngày:14/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM