Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên

Luận văn Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên được hoàn thành với mục tiêu nhằm góp phần ổn định và nâng cao đời sống, kinh tế, xã hội, giảm nghèo của người dân trong khu vực nghiên cứu nói riêng và của tỉnh Thái Nguyên nói chung thông qua việc tăng hiệu quả hoạt động tín dụng.

Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Yêu cầu hiện nay là cần có đánh giá tổng quan về thực trạng hoạt động tín dụng ở địa phương, những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân từ đó rút kinh nghiệm tiếp tục phát huy kết quả và hạn chế những tồn tại, đưa ra chính sách thích hợp với thực tế và đem lại hiệu quả hơn. Vì những lý do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển Kinh tế nông nghiệp - Nông thôn tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên".

1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đề tài thực hiện nhằm góp phần ổn định và nâng cao đời sống, kinh tế, xã hội, giảm nghèo của người dân trong khu vực nghiên cứu nói riêng và của tỉnh Thái Nguyên nói chung thông qua việc tăng hiệu quả hoạt động tín dụng.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Những hộ nông dân có vay vốn của ngân hàng, hoạt động cung ứng tín dụng của ngân hàng

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu: Hoạt động cho vay tín dụng của Ngân hàng Chính sách Xã hội và Ngân hàng NN&PTNT;  giai đoạn 2006- 2008. Số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2008.

1.4 Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới của luận văn

Đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cho phát triển kinh tế của huyện Đại Từ - Thái Nguyên nói riêng và các huyện khác có điều kiện tương tự. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp các nhà quản lý đánh giá được thực trạng của hoạt động tín dụng trên địa bàn huyện Đại Từ giai đoạn 2006-2008, sự tác động của tín dụng đến phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn tại địa phương, để từ đó có các chính sách sử dụng tín dụng nông nghiệp một cách có hiệu quả.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu về tín dụng và phương pháp nghiên cứu.

  • Cơ sở khoa học: Cơ sở lý luận về tín dụng và cơ sở thực tiễn 
  • Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập thông tin và phương pháp phân tích số liệu

2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tại huyện Đại Từ

  • Đặc điểm điều kiện Tự nhiên - Kinh tế - Xã hội
  • Thực trạng hoạt động tín dụng huyện Đại Từ
  • Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ nông dân
  • Tác động của tín dụng tới thu nhập hộ nông dân

2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng

  • Định hướng, mục tiêu phát triển hoạt động tín dụng nông thôn
  • Giải pháp về tăng hiệu quả sử dụng vốn của hộ
  • Giải pháp về thị trường vốn tín dụng huyện Đại Từ

3. Kết luận và kiến nghị

3.1 Kết luận

Vốn vay tạo điều kiện cho các hộ sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực sẵn có đặc biệt là Lao động và đất nông nghiệp. Hộ được vay vốn có thể đầu tư cho chăn nuôi, ngành nghề hoặc kinh doanh dịch vụ từ đó làm chuyển dịch cơ cấu các ngành trong khu vực nông thôn theo hướng tích cực. Tạo việc làm, cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân.

3.2 Kiến nghị

Với các cơ quan quản lý: Để đạt được mục tiêu xoá đói giảm nghèo và thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn trong thời gian tới các cơ quan quản lý của huyện Đại Từ nên quan tâm thu hút vốn đầu tư cho huyện. Chú trọng thu hút vốn đầu tư cho các xã thuần nông, xã vùng sâu vùng xa, xã nghèo. 

Với các hộ vay vốn tín dụng: Các hộ được vay vốn cần đầu tư đúng mục đích vay không dùng vốn vay vào các mục đích tiêu dùng và không có khả năng hoàn vốn khi đến hạn. Để các hộ vay vốn tín dụng hoạt động có hiệu quả, đạt được mục tiêu tăng thu nhập cho hộ và bảo toàn được nguồn vốn cho vay của ngân hàng. 

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Kim Thị Dung (1999), Thị trường tín dụng nông thôn và sử dụng vốn tín dụng của hộ nông dân huyện Gia Lâm - Hà Nội, Luận án Tiến sĩ, Trường ĐH Nông nghiệp I Hà Nội, Hà Nội.

Lê Xuân Đình (2008), "Bức tranh kinh tế hộ nông dân hiện nay và một số vấn đề đặt ra", chuyên mục Phát triển Nông thôn, Hà Nội 

Võ Đình Hảo, Thị trường vốn cơ chế hoạt động và sự hình thành ở Việt Nam, Viện Khoa học Tài chính Bộ Tài chính, Hà Nội

Lê Văn Tề (2007), "Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại", nhà xuất bản Thống kê, TP Hồ Chí Minh.

4.2  Nguồn internet

http://www.vbsp.org.vn/index.php (Ngân hàng chính sách XH)

http://www.vbard.com/Agribank/Index.aspx (NH NN&PTNT) 

http://www.vnba.org.vn/index.php?option=com_content&task=blogsection &id=30&Itemid=68 tổ chức tín dụng

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Kinh tế trên ---

Ngày:24/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM