10 đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử lớp 11 năm 2019 có đáp án
Nhằm giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững các kiến thức đã học của chương trình HK1 eLib xin gửi đến bạn đọc tài liệu Đề thi giữa HK1. Tài liệu được biên soạn theo cấu trúc của các trường, sở trên cả nước. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.
Mục lục nội dung
1. Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 11 số 1
TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1
MÔN LỊCH SỬ LỚP 11
NĂM HỌC 2019 - 2020
Câu 1: Trình bày các biện pháp cải cách của Ra-ma V. Những cải cách của Ra-ma V có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của Xiêm?
Câu 2: Chính sách bành trướng của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latinh biểu hiện như thế nào?
Câu 3: Nguyên nhân, tính chất, hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)? Chiến tranh thế giới có ảnh hưởng gì đến tình hình Việt Nam?
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK1 MÔN LỊCH SỬ 11 - SỐ 1
Câu 1:
* Hoàn cảnh
- Giữa thế kỉ XIX, Xiêm cũng đứng trước nguy cơ bị xâm lược của dân phương Tây, nhất là Anh và Pháp.
- Năm 1752, vương triều Rama chủ trương “đóng cửa”.
- Năm 1851, vương triều Rama IV thành lập và chủ trương “mở cửa”, đặc biệt trong đường lối ngoại giao.
- Năm 1868, vương triều Rama V thành lập, tiếp tục chính sách “mở cửa”.
* Nội dung cải cách
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: giảm thuế, xóa bỏ chế độ lao dịch.
+ Công thương nghiệp: Khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy, mở hiệu buôn, lập ngân hàng…
- Chính trị:
+ Cải cách theo kiểu phương Tây.
+ Đứng đầu nhà nước vẫn là vua.
+ Giúp việc có hội đồng nhà nước (nghị viện).
+ Chính phủ chia thành 12 bộ.
- Quân đội, tòa án, trường học được cải cách theo kiểu phương Tây.
- Về xã hội: xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ, giải phóng người lao động.
- Đối ngoại:
+ Thi hành chính sách đối ngoại mềm dẻo, “ngoại giao cây tre”.
+ Lợi dụng vị trí nước đệm.
+ Lợi dụng mâu thuẫn giữa Anh và Pháp → lựa chiều có lợi để giữ chủ quyền đất nước.
- Tính chất: cải cách mang tính chất cách mạng tư sản không triệt để.
- Ý nghĩa: tạo điều kiện Xiêm phát triển theo con đường TBCN, giữ độc lập. Nhờ cải cách mà Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không phải là thuộc địa.
Câu 2: Tình hình Mĩ Latinh sau khi giành độc lập
- Kinh tế phát triển nhanh chóng theo con đường TBCN (Braxin, Bôlivia), dân số tăng nhanh,… Chính sách bành trướng của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latinh
- Thủ đoạn thực hiện:
+ Năm 1823, đưa ra học thuyết Mơnrô
+ Gây chiến và hất cẳng Tây Ban Nha khỏi Mĩ La-tinh.
+ Thực hiện chính sách “cái gậy lớn” và “ngoại giao đôla” để khống chế Mĩ La-tinh.
- Mĩ âm mưu biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ.
Câu 3:
* Nguyên nhân của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Sự phát triển không đồng đều về kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản cuối TK XIX
- Đầu XX đã làm thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.
- Sự phân chia thuộc địa không đều → Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ngày càng gay gắt.
- Đầu TK XX ở châu Âu hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau: Khối Liên minh và khối Hiệp ước.
Duyên cớ: 28/6/1914 Thái tử Áo - Hung bị phần tử Xéc bi ám sát
* Hậu quả
- Gây nhiều tai họa cho nhân loại:
- 10 triệu người chết,
- 20 triệu người bị thương.
- Tiêu tốn 85 tỉ đô la.
- CM tháng Mười Nga và thành lập nhà nước Xô Viết đánh dấu chuyển biến lớn trong cục diện chính trị thế giới.
Tính chất: chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh phi nghĩa.
* Ảnh hưởng: Pháp khai thác tài nguyên Việt Nam, bắt thanh niên Việt Nam chết thay, tăng cường khai thác thuộc địa ….
2. Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 11 số 2
TRƯỜNG THPT VĨNH CỬU
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1
MÔN LỊCH SỬ LỚP 11
NĂM HỌC 2019 - 2020
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc ở Trung Quốc diễn ra trong bao nhiêu năm?
A. 12 năm
B. 13 năm
C. 14 năm
D. 15 năm
Câu 2. Trước thái độ của triều đình Mãn Thanh đối với đế quốc, nhân dân Trung Quốc có hành động gì?
A. Đầu hàng đế quốc.
B. Nổi dậy đấu tranh
C. Thỏa hiệp với đế quốc.
D. Lợi dụng đế quốc chống phong kiến
Câu 3. Tại sao Cách mạng Tháng hai là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới?
A. Do tư sản lãnh đạo và 2 chính quyền song song tồn tại;
B. Do tư sản lãnh đạo và chính quyền tư sản được thành lập;
C. Do giai cấp vô sản lãnh đạo và 2 chính quyền song song tồn tại;
D. Do giai cấp vô sản lãnh đạo và chính quyền Xô viết thành lập.
Câu 4: Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Sự hung hãn của Đức
B. Thái tử Á0-Hung bị ám sát
C. Mâu thuẫn Anh_Pháp
D. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa
Câu 5: Trong cuộc đua giành giật thuộc địa nước nào hung hãn nhất?
A. Mĩ.
B. Anh
C. Đức
D. Nhật
Câu 6. Phát xít Đức đầu hàng không điều kiện trong chiến tranh Thế giới 1 là:
A. 2/4/1917.
B. 3/3/1918.
C. 2/11/1918
D. 11/11/1918
Câu 7. Cách mạng Tháng 2 đã thực hiện được những nhiệm vụ gì?
A. Lật đổ chế độ tư bản.
B. Lật đổ chính quyền Xô Viết.
C. Lật đổ chế độ phong kiến.
D. Cả A và B.
Câu 8: Nước nào ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây?
A. Mã lai.
B. Xiêm.
C. Bru nây.
D. Xin ga po
Câu 9: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Sự thù địch Anh_Pháp.
B. Sự hình thành phe liên minh
C. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.
D. Sự tranh chấp lãnh thổ châu Âu
Câu 10: Phe Liên Minh gồm những nước nào?
A. Đức-Ý-Nhật.
B. Đức-Áo-Hung.
C. Đức-Nhật-Áo.
D. Đức-Nhật-Mĩ
Câu 11: Vì sao ở Nga, năm 1917, Cách mạng Tháng 2 thắng lợi nhưng vẫn tiếp tục nổ ra cuộc Cách mạng Tháng 10?
A. Vì 2 chính quyền tư sản và vô sản song song tồn tại;
B. Vì 2 chính quyền phong kiến và vô sản song song tồn tại;
C. Vì 2 chính quyền phong kiến và tư sản song song tồn tại;
D. Vì 2 chính quyền phong kiến và tư sản song song tồn tại.
Câu 12: Lào trở thành thuộc địa của Pháp vào năm:
A. 1863
B. 1883
C. 1884
D. 1893
Câu 13: Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân 3 nước Đông Dương có ý nghĩa nhự thế nào?
A. Tinh thần yêu nước
B. Tinh thần đoàn kết của 3 nước.
C. Cả A và B.
D. Cả A và B chưa đúng.
Câu 14: Lãnh tụ Tôn Trung Sơn theo khuynh hướng nào?
A. Trung lập.
B. Dân chủ tư sản.
C. Quân chủ lập hiến.
D. Nền cộng hòa
Câu 15. Với điều ước nào Trung Quốc thực sự trở thành nước nữa thuộc địa nữa phong kiến?
A. Tân Sửu.
B. Nam Kinh.
C. Bắc Kinh.
D. Nhâm Ngọ
Câu 16: Những cải cách của ra-ma V có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của Xiêm?
A. Không bị biến thành thuộc địa của phương Tây
B. Giữ được độc lập
C. Phát triển thành cường quốc
D. Cả A và B
Câu 17. Tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Chiến tranh nhân dân chính nghĩa.
B. Chiến tranh giải phóng dân tộc
C. Chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa.
D. Chiến tranh đế quốc chính nghĩa
Câu 18. Trong quá trình chiến tranh thế giới 1 sự kiện nào đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diên chính trị thế giới?
A. Thất bại thuộc về phe liên minh.
B. Chiến thắng Véc_đoong
C. Mĩ tham chiến.
D. Cách mạng tháng 10 Nga
Câu 19. Địa bàn bùng nổ phong trào Nghĩa Hòa Đoàn ở Trung Quốc?
A. Sơn Tây.
B. Sơn Đông.
C. Trực Lệ.
D. Bắc Kinh
Câu 20: Kết quả chiến tranh thế giới 1 nằm ngoài dự tính của các nước đế quốc?
A. 10 triệu người chết.
B. Sự thất bại của phe liên minh
C. Thành công của cách mạng tháng 10 Nga.
D. Phong trào yêu nước phát triển
---Để xem tiếp nội dung phần tự luận của Đề thi số 2, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---
3. Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 11 số 3
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1
MÔN LỊCH SỬ LỚP 11
NĂM HỌC 2019 - 2020
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1. Tính chất xã hội Trung Quốc đã có sự biến đổi như thế nào sau khi triều đình Mãn Thanh kí với các nước đế quốc Điều ước Tân Sửu (1901)?
A. thuộc địa nửa phong kiến.
B. nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
C. tư bản chủ nghĩa.
D. quân chủ lập hiến.
Câu 2. Sự kiện nào sau đây chứng tỏ cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc chấm dứt?
A. Khởi nghĩa ở Vũ Xương bị thất bại.
B. Nền quân chủ Mãn Thanh sụp đổ.
C. Tôn Trung Sơn từ chức Đại Tổng thống, trao quyền cho Viên Thế Khải.
D. Triều đình Mãn Thanh bị cấu kết với đế quốc đàn áp cách mạng.
Câu 3. Chính sách ngoại giao mềm dẻo của Xiêm được thể hiện ở việc
A. Vừa lợi dụng Anh - Pháp vừa tiến hành cải cách để tạo nguồn lực cho đất nước
B. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực Anh - Pháp vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc để giữ gìn chủ quyền
C. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” vừa chấp nhận kí kết hiệp ước bất bỉnh đằng với các đế quốc Anh, Pháp
D. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” vừa phát huy nguồn lực của đấ nước để phát triển
Câu 4. Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Dương trở thành thuộc địa của nước thực dân nào?
A. Pháp.
B. Mĩ.
C. Anh.
D. Đức.
Câu 5. Thực dân Anh thi hành chính sách nhượng bộ tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến Ấn Độ nhằm mục đich gì?
A. Xoa dịu tinh thần đấu tranh của họ.
B. Cấu kết với họ để đàn áp nhân dân Ấn Độ.
C. Làm chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình.
D. Biến họ thành tay sai đắc lực cho mình.
Câu 6. Ý nghĩa quan trọng nhất của cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911 là
A. Lật đổ triều đình phong kiến Mãn Thanh.
B. Tác động đến phong trào đấu tranh ở một số nước châu Á.
C. Đưa giai cấp tư sản Trung Quốc lên nắm quyền.
D. Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Trung Quốc.
Câu 7. Chính sách thống trị nổi bật của thực dân phương Tây ở Mĩ Latinh là gì?
A. Thiết lập chế độ thống trị phản động, gây ra nhiều tội ác dã man, tàn khốc
B. Thi hành chính sách thực dân mới, trao quyền cho người bản xứ
C. Lôi kéo lực lượng tay sai, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc
D. Thành lập các tổ chức chính trị, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc:
Câu 8. Hai quốc gia nào ở châu Phi vẫn giữ được nền độc lập trước sự xâm lược của thực dân phương Tây ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
A. Êtiôpia và Ai Cập
B. Xuđăng và Ănggôla
C. Angiêri và Tuynidi
D. Êtiôpia và Libêria
Câu 9. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế của Cách mạng Tân Hợi 1911 là
A. Một số người lãnh đạo Trung Quốc Đồng minh hội không kiên quyết, chủ trương thương lượng, nhượng bộ với kẻ thù
B. Để chính quyền cách mạng rơi vào tay thế lực phong kiến quân phiệt
C. Không giải quyết được vấn đề cơ bản của cách mạng là ruộng đất cho nông dân
D. Không thực hiện được vấn đề giải phóng dân tộc vấn đề cơ bản của cuộc cách mạng
Câu 10. Đặc điểm quá trình xâm lược của các nước đế quốc ở khu vực Đông Nam Á là gì?
A. Diễn ra nhanh, dồn dập.
B. Kéo dài liên tục từ thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XIX.
C. Sự phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc không đồng đều.
D. Có sự tranh chấp giữa các nước.
---Để xem tiếp nội dung phần tự luận của Đề thi số 3, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---
4. Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 11 số 4
TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1
MÔN LỊCH SỬ LỚP 11
NĂM HỌC 2019 - 2020
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1. Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh nào?
A. Chế độ Mạc Phủ do Sôgun (Tướng quân) đứng đầu thực hiện những cải cách quan trọng.
B. Xã hội phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
C. Các nước tư bản phương Tây được tự do buôn bán trao đổi hàng hóa ở Nhật Bản.
D. Nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa được tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản.
Câu 2. Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật khi chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa là
A. Gây chiến tranh với các nước tư bản phương Tây
B. Mở rộng các cuộc chiến tranh xâm lược và chiến tranh đế quốc
C. Đẩy mạnh xâm lược các quốc gia ở xung quanh
D. Đẩy mạnh xâm lược các quốc gia ở xung quanh
Câu 3. Đến giữa TK XIX, Ấn Độ bị biến thành thuộc địa của đế quốc nào?
A. Pháp
B. Mĩ
C. Anh
D. Đức
Câu 4. Yếu tố nào chi phối làm cho Nhật Bản mang đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt?
A. Vừa tiến lên tư bản chủ nghĩa, vừa duy trì chế độ phong kiến, chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh kinh tế.
B. Vừa tiến lên tư bản chủ nghĩa, vừa duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến, chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh kinh tế.
C. Vừa tiến lên tư bản chủ nghĩa, vừa duy trì chế độ phong kiến, chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh quân sự.
D. Vừa tiến lên tư bản chủ nghĩa, vừa duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến, chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh quân sự.
Câu 5. Nội dung nào sau đây không thuộc nội dung của cuộc cải cách Duy tân Minh Trị về chính trị?
A. Thủ tiêu hoàn toàn chế độ Mạc Phủ.
B. Thiết lập chính quyền của giai cấp tư sản.
C. Đưa Nhật thoát khỏi số phận bị phương Tây xâm lược.
D. Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
-----Còn tiếp-----
5. Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 11 số 5
TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1
MÔN LỊCH SỬ LỚP 11
NĂM HỌC 2019 - 2020
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1. Đức đã làm gì để cắt đứt đường tiếp tế trên biển của phe Hiệp ước?
A. Sử dụng máy bay trinh sát và ném bom
B. Ném bom và thả hơi độc
C. Mai phục và tiêu diệt
D. Sử dụng tàu ngầm
Câu 2. Phe Liên minh Đức - Áo - Hung đánh mất quyền chủ động, lâm vào thế bị động trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất từ thời điểm nào?
A. Đầu năm 1915
B. Cuối năm 1915
C. Đầu năm 1916
D. Cuối năm 1916
Câu 3. Đức sử dụng chiến lược nào trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Đánh nhanh thắng nhanh/ đánh chớp nhoáng
B. Đánh cầm cự, vừa đánh vừa đàm phán
C. Tiến công thẳng vào các đối thủ thuộc phe Hiệp ước
D. Đánh lâu dài để gìn giữ lực lượng
Câu 4. Chủ trương của giới cầm quyền Đức trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là
A. Tiến hành các cuộc chiến tranh nhằm giành giật thuộc địa, chia lại thị trường
B. Chủ động đàm phán với các nước đế quốc
C. Liên minh với các nước đế quốc
D. Gây chiến với các nước đế quốc láng giềng
Câu 5. Sự kiện nào đánh dấu kết thúc giai đoạn một của Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Chiến dịch tấn công Vécđoong của Đức thất bại (12 – 1916)
B. Pháp phản công và giành thắng lợi trên song Máchủ nghĩaơ (9 – 1914)
C. Sau cuộc tấn công Nga quyết liệt của quân Đức – Áo – Hung (1915)
D. Cả hai bên đưa vào cuộc chiến những phương tiện chiến tranh mới như xe tăng, máy bay trinh sát, ném bom (1915).
-----Còn tiếp-----
6. Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 11 số 6
TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1
MÔN LỊCH SỬ LỚP 11
NĂM HỌC 2019 - 2020
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1. Những nước nào tham gia phe hiệp ước?
A. Anh, Pháp, Đức
B. Anh, Pháp, Nga
C. Mĩ, Đức, Nga
D. Anh, Pháp, Mĩ
Câu 2. Những nước nào tham gia phe Liên minh?
A. Anh, Pháp, Nga
B. Anh, Đức, Italia
C. Đức, Áo - Hung, Italia
D. Đức, Pháp, Nga
Câu 3. Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến sự phân hóa như thế nào giữa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
A. Hình thành nhóm “đế quốc trẻ”- “đế quốc già”
B. Hình thành phe Liên minh - Hiệp ước
C. Hình thành phe tư bản dân chủ - phát xít
D. Hình thành phe Đồng minh - phe Trục
Câu 4. Duyên cớ trực tiếp dẫn tới bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đánh dấu bằng sự kiện nào?
A. Đức tấn công Ba Lan
B. Thái tử Áo - Hung bị ám sát
C. Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi
D. Anh tuyên chiến với Đức
Câu 5. Trật tự thế giới được thiết lập sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc là
A. Trật tự Ianta.
B. Trật tự đồng minh.
C. Trật tự Vécxai.
D. Trật tự Vécxai - Oasinhtơn.
-----Còn tiếp-----
7. Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 11 số 7
Trường: THPT Phan Đăng Lưu
Số câu: 40 câu trắc nghiệm
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2019-2020
8. Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 11 số 8
Trường: THPT Cao Lãnh
Số câu: 40 câu trắc nghiệm
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2019-2020
9. Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 11 số 9
Trường: THPT Mai Kính
Số câu: 6 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2019-2020
10. Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 11 số 10
Trường: THPT Khúc Thừa Dụ
Số câu: 6 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2019-2020
...
---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---