10 đề thi giữa Học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2020 có đáp án
Mời các em cùng tham khảo Bộ 10 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn lớp 11 có đáp án năm 2020 đã được eLib tổng hợp và biên soạn. Hy vọng rằng những đề kiểm tra dưới đây sẽ giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững các kiến thức của bộ môn Ngữ văn đã học trong chương trình HK1. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Đề thi giữa Học kì 1 - số 1
TRƯỜNG THPT NAM TRỰC
NĂM HỌC: 2020 – 2021
MÔN: NGỮ VĂN 11
Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm): Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:
"… (1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt . Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ ... rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.
... (2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus... Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v... càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...”.
(Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015)
Câu 1. (0.5 điểm): Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 2. (1.0 điểm): Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên.
Câu 3. (1.0 điểm): Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha”?
Câu 4. (0.5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Thời nay, đọc sách là lạc hậu. Sống trong thời đại công nghệ thông tin thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm): Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến: Một cuốn sách tốt là một người bạn hiền.
Câu 2. (5.0 điểm): Anh/ chị hãy cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến qua bài thơ Câu cá mùa thu.
----- HẾT ------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1: Thao tác lập luận so sánh/ thao tác so sánh/ so sánh.
Câu 2: Câu văn khái quát chủ đề: Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay.
Câu 3: Tác giả cho rằng “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha” vì ở thời đại công nghệ số, con người chỉ cần gõ bàn phím máy tính hoặc điện thoại di động đã có thể tiếp cận thông tin ở nhiều phương diện của đời sống, tại bất cứ nơi đâu, trong bất kì thời gian nào, nên việc đọc sách đã dần trở nên phôi pha.
Câu 4: bày tỏ ý kiến đồng tình hoặc không đồng tình và lí giải thuyết phục.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
- Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Yêu cầu cụ thể:
+ Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
+ Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Lợi ích, vai trò của việc đọc sách.
+ Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động.
- Giải thích: Sách tốt là loại sách mở ra cho ta chân trời mới, giúp ta mở mang kiến thức về nhiều mặt: cuộc sống, con người, trong nước, thế giới, đời xưa, đời nay, thậm chí cả những dự định tương lai, khoa học viễn tưởng... Bạn hiền đó là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những nỗi niềm trong cuộc sống, giúp ta vươn lên trong học tập, cuộc sống. Do tác dụng tốt đẹp như nhau mà có nhận định ví von "Một quyển sách tốt là một người bạn hiền".
- Bàn luận: Sách tốt là người bạn hiển kể cho ta bao điều thương, bao kiếp người điêu linh đói khổ mà vẫn giữ trọn vẹn nghĩa tình; Sách cho ta hiểu và cảm thông với bao kiếp người, với những mảnh đời ở những nơi xa xôi, giúp ta vươn tới chân trời của ước mơ, ước mơ một xã hội tốt đẹp; Sách giúp ta chia sẻ, an ủi những lúc buồn chán: Truyện cổ tích, thần thoại; Khi đọc sách cần chọn lựa sách hay, giàu ý nghĩa, bổ ích cho người đọc...
+ Bài học rút ra.
+ Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…); thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
+ Chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu 2:
- Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Yêu cầu cụ thể:
+ Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.
+ Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
+ Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề nghị luận: Nguyễn Khuyến là nhà nho tài năng, có cốt cách thanh cao, một trong những đại diện xuất sắc cuối cùng của văn học trung đại Viêt Nam. Câu cá mùa thu là bài thơ đặc sắc trong chùm thơ thu, đằng sau bức tranh cảnh thu là vẻ đẹp tâm hồn thi nhân.
- Giải thích: Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến trong bài thơ là tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước và tâm trạng thời thế của một tâm hồn thanh cao.
- Phân tích, chứng minh: Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu quê hương đất nước: Thơ viết về thiên nhiên trước hết là bộc lộ tình yêu thiên nhiên của tác giả: thiên nhiên được cảm nhận bằng nhiều giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác...). Bức tranh thiên nhiên với màu sắc, đường nét, âm thanh... đẹp, tĩnh lặng, đượm buồn, điển hình cho cảnh sắc mùa thu làng quê ở đồng bằng Bắc bộ. Tâm trạng thời thế của một tâm hồn thanh cao: Người đi câu hờ hững với việc câu cá bởi đang nặng lòng trước thế sự. Tâm trạng u hoài bộc lộ qua bức tranh thiên nhiên tĩnh lặng, vắng người, vắng tiếng. Nỗi u hoài từ tâm cảnh lan tỏa ra ngoại cảnh phủ lên cảnh vật vẻ thanh sơ đến hiu hắt. Không gian tĩnh lặng đem đến cảm nhận về nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn thi nhân. Tìm đến thú vui câu cá để nhàn thân nhưng tâm không nhàn, không câu cá mà “câu thanh, câu vắng” bởi nặng lòng trước thời thế và vận mệnh đất nước.
+ Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
+ Chính tả, dùng từ, đặt câu.
2. Đề thi giữa Học kì 1 - số 2
TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN
NĂM HỌC: 2020 – 2021
MÔN: NGỮ VĂN 11
Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc…
(Nguồn http://vietbao.vn ngày 9-5-2014)
Câu 1. (0.25 điểm): Xác định phong cách ngôn ngữ trong văn bản trên?
Câu 2. (0.5 điểm): Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 3. (0.5 điểm): Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến đối tượng nào trong cuộc sống?
Câu 4. (0.25 điểm): Đặt tiêu đề cho văn bản trên.
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8
“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh”.
(Trích Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ)
Câu 5. (0.25 điểm): Đoạn thơ trên sử dụng phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 6. (0.25 điểm): Xác định một biện pháp tu từ trong bốn dòng đầu của đoạn thơ?
Câu 7. (0.5 điểm): Cảm nhận vẻ đẹp của tiếng Việt qua hai câu thơ: Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa/ Óng tre ngà và mềm mại như tơ. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.
Câu 8. (0.5 điểm): Trước thực trạng đáng buồn là giới trẻ ngày nay đang làm cho tiếng Việt mất dần vẻ đẹp và sự trong sáng, anh chị hãy nêu ra ít nhất hai giải pháp cho vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? Trả lời khoảng 5-7 dòng.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm): Nhân cách nhà nho chân chính trong “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ
----- HẾT ------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1: Phong cách ngôn ngữ báo chí.
Câu 2:
- Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên là điệp (lặp) cấu trúc câu (mồ hôi rơi).
- Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó là nhấn mạnh tình yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi của con người.
Câu 3: Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến đối tượng nông dân, công nhân trong cuộc sống.
Câu 4: Tiêu đề: Yêu Tổ quốc hoặc Tổ quốc của tôi.
Câu 5: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật/ văn chương.
Câu 6: Biện pháp tu từ so sánh/ so sánh (Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa; mềm mại như tơ) hoặc biện pháp nghệ thuật ẩn dụ (óng tre ngà và mềm mại như tơ).
Câu 7: Hai câu thơ cho thấy tiếng Việt vừa mộc mạc, chân chất, khỏe khắn, gần gũi (như đất cày); vừa có sự lung linh, óng ả, thanh tao (óng tre ngà). Hai câu thơ thật đặc sắc, là một sự phát hiện, đúc kết của nhà thơ về vẻ đẹp phong phú, tinh tế và đậm bản sắc dân tộc của tiếng Việt.
Câu 8: Thí sinh trình bày giải pháp theo quan điểm riêng của mình, phải nêu ít nhất hai giải pháp. Câu trả lời phải chặt chẽ, thuyết phục.
II. LÀM VĂN
a. Mở bài:
- Giới thiệu hình tượng nhà nho trong văn chương: thường là hình tượng của chính tác giả, là sự tự bộc lộ con người tinh thần cùng với các khía cạnh cảm xúc, tư tưởng, quan niệm của họ về xã hội, về cuộc sống và con người.
- Bài “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ đã góp phần bộc lộ vẻ đẹp của nhân cách nhà nho chân chính.
b. Thân bài:
- Cắt nghĩa và giới thiệu vấn đề:
+ “Nhân cách”: tư cách, phẩm chất riêng biệt của con người.
+ “Nhà nho”: người có học, tầng lớp trí thức trong xã hội cũ.
+ “Chân chính”: đúng đắn, ngay thẳng.
=> “Nhân cách nhà nho chân chính”: tư cách, phẩm chất tốt đẹp của người trí thức trong xã hội cũ.
- Những biểu hiện thông thường của nhà nho chân chính:
+ Coi trọng sự học và học vấn, có ý thức lập công ghi danh song không để công danh thành sợi dây trói buộc mình.
+ Cốt cách thanh cao, trong sạch, lấy sự hài hòa, bình ổn về tinh thần làm chí hướng, lấy việc phụng sự đất nước làm mục tiêu phấn đấu.
+ Không cao đạo, tô vẽ giả tạo, xa rời thực tế mà chân thực, thẳng thắn trong cuộc sống.
- Chứng minh trong tác phẩm:
+ Hình tượng “ông ngất ngưởng” trên mọi phạm vi đời sống, trong mọi khoảng thời gian của cuộc đời mình:
+ Ngất ngưởng trên hành trình hoạn lộ: “vào lồng” mà vẫn rất phóng túng, tự do, luôn khẳng định mình trong mọi cương vị bằng “tay ngất ngưởng”. Đó là cách sống của người quân tử bản lĩnh đầy tự tin, kiên trì lý tưởng.
+ Ngất ngưởng khi cáo quan về hưu: rất phóng khoáng tự do, không chịu sự ràng buộc của thói đời. Đó là cách sống của bậc tài tử phong lưu, không ngần ngại khẳng định cá tính của bản thân.
- Thái độ, cốt cách tác giả bộc lộ trong tác phẩm:
+ Tiếng cười sảng khoái, tự hào của con người có cốt cách độc đáo khi nhìn lại đời mình và tự bộc lộ.
+ Phong thái ung dung, tự do, tự tại, luôn đứng cao hơn tất cả bằng chính bản lĩnh và sức mạnh của một bậc chân tài.
+ Khái quát vẻ đẹp nhân cách Nguyễn Công Trứ: một con người giàu nghị lực, dám sống mạnh mẽ, có ý nghĩa và dám sống theo cá tính của mình để vượt thoát khuôn sáo khắt khe của lễ giáo phong kiến và lối sống khắc kỷ của người quân tử.
- Đánh giá chung:
+ Tạo sức hấp dẫn về tư tưởng và cá tính tác giả: sức hấp dẫn của những quan điểm sống, cách nhìn độc đáo và đầy bản lĩnh về cuộc sống tạo nên sức hấp dẫn của lời thơ, giọng thơ và hình tượng thơ.
+ Góp phần tạo nên một cái nhìn đầy đủ về tầng lớp nho sĩ-trí thức trong xã hội cũ: học không phải chỉ là những con người mực thước, đạo mạo, uyên bác mà còn là những con người vừa trong sạch, thẳng ngay, rất bình dị, gần gũi với cuộc đời mà đầy bản lĩnh, đầy sức mạnh và tài năng để tự khẳng định chính mình và tìm cho mình một cuộc sống thật ý nghĩa.
c. Kết bài:
+ Khẳng định vẻ đẹp của nhân cách nhà nho chân chính là một giá trị tinh thần góp phần bổ sung, hoàn thiện đời sống tinh thần, tư tưởng cho con người.
+ Những vẻ đẹp ấy có ý nghĩa như một bài học để tự răn mình cho người trí thức trong thời đại ngày nay.
3. Đề thi giữa Học kì 1 - số 3
TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG
NĂM HỌC: 2020 – 2021
MÔN: NGỮ VĂN 11
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1: (2.0 điểm): Đặt câu với các thành ngữ sau:
- Mẹ tròn con vuông.
- Thấy người sang bắt quàng làm họ.
Câu 2: (8.0 điểm): Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Câu cá mùa thu” ( Nguyễn Khuyến).
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối buông cần, lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
----- HẾT ------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 3
Câu 1:
- Tôi mừng cho chị mẹ tròn con vuông.
- Bạn đừng có thấy người sang bắt quàng làm họ nhé.
Câu 2:
- Yêu cầu chung về kĩ năng:
+ Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học.
+ Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
+ Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh mở rộng vấn đề… ). Đặc biệt, học sinh phải nắm vững thao tác phân tích tác phẩm thơ.
+ Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
+ Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày bài rõ ràng.
- Yêu cầu về nội dung:
+ Giới thiệu tác giả , tác phẩm.
+ Nội dung:
- Cảnh thu: Mang nét riêng của cảnh sắc mùa thu của làng quê Bắc bộ: Không khí dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật: Không gian thu tĩnh lặng, phảng phất buồn.
Tình thu: Nói chuyện câu cá nhưng thực ra là để đón nhận cảnh thu, trời thu vào cõi lòng. Không gian thu tĩnh lặng như sự tĩnh lặng trong tâm hồn nhà thơ, khiến ta cảm nhận về một nỗi cô đơn, man mác buồn, uẩn khúc trong cõi lòng thi nhân.
+ Nghệ thuật:
- Bút pháp thủy mặc Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu họa của bức tranh phong cảnh;
- Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.
+ Đánh giá chung.
4. Đề thi giữa Học kì 1 - số 4
TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN
NĂM HỌC: 2020 – 2021
MÔN: NGỮ VĂN 11
Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :
Virus Zika là loại virus nguy hiểm liên quan đến dị tật bẩm sinh. Hãy tự biết cách để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân bằng các phương pháp phòng tránh.
Người mắc bệnh này thường có biểu hiện sốt, đau cơ, nhức đầu và đau mắt. Theo WHO, có rất nhiều trường hợp bệnh nhân mắc bệnh Zika lại không có biểu hiện hay triệu chứng gì. Chính điều này khiến cho khả năng lây lan truyền nhiễm bệnh càng cao, rất nguy hiểm đặc biệt trong khu vực nhiệt đới.
Virus Zika được phát hiện đầu tiên vào năm 1947 tại khu rừng Zika của Uganda. Trường hợp tiếp theo được phát hiện và ghi nhận tại Nigeria vào năm 1954. Từ đó chúng trở nên lưu hành ở nhiều nước khu vực châu Phi. Cũng theo đó, trường hợp đầu tiên mắc bệnh này ở châu Á là tại đảo Yap thuộc Liên bang Micronesia vào năm 2007. Vào băm 2013, tại French Polynesia cũng ghi nhận ổ dịch đầu tiên rồi lây lan ra các đảo khu vực Thái Bình Dương như (New Caledonia, đảo Cook, đảo Easter). Thái Lan cũng đã ghi nhận 1 trường hợp mắc bệnh Zika vào năm 2013.
---- Còn tiếp -----
5. Đề thi giữa Học kì 1 - số 5
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ
NĂM HỌC: 2020 – 2021
MÔN: NGỮ VĂN 11
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1. (3.0 điểm): Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi dưới đây:
“Trước đây thời thế suy vi,Trung châu gặp nhiều biến cố, kẻ sĩ phải ở ẩn trong ngòi khe, trốn tránh việc đời, những bậc tinh anh trong triều đường phải kiêng dè không dám lên tiếng.Cũng có kẻ gõ mõ canh cửa, cũng có kẻ ra biển vào sông, chết đuối trên cạn mà không biết, dường như muốn lẩn tránh suốt đời.Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến.Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?”.
---Để xem tiếp nội dung của Đề thi số 5, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---
6. Đề thi giữa Học kì 1 - số 6
TRƯỜNG THPT THAN UYÊN
NĂM HỌC: 2020 – 2021
MÔN: NGỮ VĂN 11
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1. (3.0 điểm): Hãy lấy ví về hai thành ngữ mà em biết và giải thích về nội dung ý nghĩa của chúng?
Câu 2. (2.0 điểm): Viết lại bốn câu thơ đầu (bản dịch thơ) của tác phẩm: "Bài ca ngắn đi trên bãi cát" - Tác giả: Cao Bá Quát.
---Để xem tiếp nội dung của Đề thi số 6, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---
7. Đề thi giữa Học kì 1 - số 7
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
Số câu: 5
Thời gian làm bài: 90 phút
Năm học: 2020 - 2021
8. Đề thi giữa Học kì 1 - số 8
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU
Số câu: 4
Thời gian làm bài: 90 phút
Năm học: 2020 - 2021
9. Đề thi giữa Học kì 1 - số 9
TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN
Số câu: 2
Thời gian làm bài: 90 phút
Năm học: 2020 - 2021
10. Đề thi giữa Học kì 1 - số 10
TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN
Số câu: 6
Thời gian làm bài: 90 phút
Năm học: 2020 - 2021
---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---