10 đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 11 năm 2021-2022 có đáp án

Dưới đây là Bộ 10 đề thi giữa HK1 môn Sử 11 năm 2021-2022 có đáp án. Đề thi gồm có các câu trắc nghiệm có đáp án sẽ giúp các em ôn tập nắm vững các kiến thức, các dạng bài tập để chuẩn bị cho kỳ thi sắp đến. Các em xem và tải về ở dưới.

10 đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 11 năm 2021-2022 có đáp án

1. Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch Sử 11

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

Nhật Bản

a. Nhật Bản từ nửa đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868

- Kinh tế

* Nông nghiệp: dựa trên quan hệ sản xuất lạc hậu; địa chủ bóc lột nông dân hết sức nặng nề.

- Phương thức canh tác lạc hậu, công cụ thô sơ

- Mất mùa, đói kém thường xuyên

* Công- thương nghiệp:

- Mầm móng KT tư bản chủ nghĩa xuất hiện

- Công trường thủ công, công ti thương mại ra đời

- Xã hội: duy trì chế độ đẳng cấp.

+ Đaimio: có thế lực KT, chính trị

+ Samurai: dần dần tư sản hóa

+ Tư sản: có thế lực về KT, không có quyền hành về chính trị.

+ Nông dân: bị địa chủ PK bóc lột

+ Thị dân: bị nhiều thế lực( PK, tư sản) chèn ép, bóc lột.

Mâu thuẫn XH: tư sản, nông dân, thị dân mâu thuẫn với quý tộc PK

- Chính trị: duy trì chế độ quân chủ chuyên chế; đứng đầu là Thiên hoàng, nhưng quyền hành tập trung trong tay Tướng quân.

=> Mâu thuẫn: Thiên hoàng mâu thuẫn với Tướng quân

- Đối ngoại: các nước Phương Tây( Anh, Pháp, Mĩ, Đức,...)đua nhau ép Nhật Bản kí những điều ước, hiếp ước bất bình đẳng à “ mở của”

=> Mâu thuẫn: Nhật Bản mâu thuẫn với Phương Tây

- Con đường lựa chọn: hai sự lựa chọn

+ Một là: Tiếp tục duy trì chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ để bị các nước đế quốc xâu xé.

+ Hai là: Tiến hành duy tân, đưa đất nước phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây.

Nhật Bản lựa chọn con đường “Duy Tân”

b. Cuộc duy tân Minh trị.

- Hoàn cảnh lịch sử:

- Giữ thế kỉ XIX, Nhật Bản lâm vào suy yếu, khủng hoảng nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực.

- Nhật Bản phải đương đầu với sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây.

→ Tháng 1/1868, Thiên hoàng Minh Trị tiến hành cải cách, canh tân đất nước.

- Nội dung:

- Chính trị: thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thiết lập chế độ Quân chủ lập hiến, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân,...

- Kinh tế: thống nhất tiền tệ, đơn vị đo lường; cho phép mua bán ruộng đất, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông vận tải...

- Quân sự: tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, thực hiện nghĩa vụ quân sự, công nghiệp quốc phòng được chú trọng phát triển ...

- Văn hóa, giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc; chú trọng khoa học – kĩ thuật trong giảng dạy,...

- Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc.

c. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

* Thời gian: Trong vòng 30 năm cuối thế kỉ XIX

* Các cuộc chiến tranh đế quốc:

+ Chiến tranh với Đài Loan (1874).

+ Chiến tranh Trung Quốc (1894 – 1895).

+ Chiến tranh với Nga (1904 – 1905).

=> Đem về cho Nhật cơ hội phát triển KT, nhiều vùng đất đai rộng lớn

- Đặc điểm của đế quốc Nhật: là đế quốc phong kiến quân phiệt hiếu chiến.

b. Ấn Độ

- Tình hình kinh tế - xã hội nửa sau thế kỉ XIX:

- Kinh tế:

+ Thực dân Anh mở rộng công cuộc khai thác Ấn Độ

+ Tăng cường vơ vét nhiên liệu, lúa gạo, nhân công.

→ Thực dân Anh biến Ấn Độ thành thuộc địa quan trọng nhất

→ phải cung cấp ngày càng nhiều nguyên liệu, lương thực cho chính quốc

→ Nhân dân Ấn Độ ngày càng đói khổ cùng cực

- Xã hội:

+ Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ (chế độ trực trị).

( 1/1/1877, nữ hoàng Anh tuyên bố đồng thời là nữ hoàng Ấn Độ)

+ Thực hiện chính sách chia để trị ( 1905, Anh ban hành Đạo luật chia cắt xứ Bengan)

+ Kích động mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo

→Mục đích: làm suy yếu Ấn Độ, kéo dài thời gian cai trị đối với Ấn Độ.

=> Mâu thuẫn: toàn thể nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh

- Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885 – 1908)

- Sự ra đời của Đảng Quốc đại: Cuối thế kỉ XIX, giai cấp tư sản dân tộc Ấn Độ lớn mạnh, bị thực dân Anh kìm hãm → Cuối 1885, Đảng Quốc đại được thành lập.

- Hoạt động của Đảng Quốc đại: 2 giai đoạn

* Giai đoạn từ 1885-1905

- Phương pháp đấu tranh: phương pháp ôn hòa, phản đối đấu tranh bằng phương pháp bạo lực.

- Kết quả: thực dân Anh tìm mọi cách hạn chế hoạt động của Đảng Quốc hội

- Năm 1905, Đảng Quốc hội bị phân hóa thành 2 phái:

+ Phái ôn hòa

+ Phái cấp tiến

* Giai đoạn từ 1905-1908: phong trào tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh vũ trang của công nhân Bom-bay.

- Tính chất: Là cuộc cách mạng dân tộc tư sản

c. Trung Quốc 

* Vài nét về Tôn Trung Sơn:

- Tôn Trung Sơn( 1866-1925) là đại diện ưu tú và là lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc.

* Hoàn cảnh ra đời của TQ Đồng Minh Hội:Tháng 8/1905, Tôn Trung Sơn tập hợp giai cấp tư sản Trung Quốc thành lập Trung Quốc Đồng minh hội - chính Đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc.

* Cương lĩnh chính trị: học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc).

* Mục tiêu:

- Đánh đổ Mãn Thanh( xóa bỏ chế độ PK)

- Khôi phục Trung Hoa( dân tộc)

- Thành lập dân quốc( tư bản chủ nghĩa)

- Chia ruộng đất cho dân cày( dân chủ)

* Diễn biến chính:

- 10/10/1911, khởi nghĩa Vũ Xương → thắng lợi, lan rộng ra các tỉnh miền Nam và miền Trung.

- 29/12/1911, Trung Hoa Dân quốc được thành lập.

- 6/3/1912, Viên Thế Khải nhậm chức Đại Tổng thống của Trung Hoa Dân quốc => cách mạng chấm dứt, các thế lực phong kiến quân phiệt lên nắm chính quyền.

* Tính chất của CM Tân Hợi: Đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để

* Ý nghĩa:

- Lật đổ chính quyền Mãn Thanh tồn tại hàng ngàn năm ở Trung Quốc.

- Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.

d. Các nước Đông Nam Á

- Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á

- Bắt đầu: từ TK XV, XVI

- Hoàn thành: đến giữa TK XIX, chủ nghĩa thực dân đã hoàn thành quá trình xâm chiếm

- Sự phân chia thuộc địa:     

+ 3 nước Đông Dương: thuộc địa của Pháp

+ Malaixia, Brunay, Miếu Điện: thuộc địa của Anh

+ Indonexia: thuộc địa của Hà Lan

+ Philippin: thuộc địa của Tây Ban Nha

Mục đích: khai thác, bóc lột tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, cho vay nặng lãi, mang hàng hóa thừa sang thuộc địa.

- Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia

- Nguyên nhân bùng nổ:

- Do sự xâm lược, cai trị của chủ nghĩa thực dân

- Do sự nhu nhược của triều đình PK

- Phong trào đấu tranh tiêu biểu:

- Khởi nghĩa Si-vô-tha (1861 – 1892).

- Khởi nghĩa A-cha Xoa (1863 – 1866).

- Khởi nghĩa Pu-côm-bô (1866 – 1867).

B. LUYỆN TẬP

a. Trắc nghiệm

Câu 1:  Chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Trung Quốc là

A. Trung Quốc Đồng minh hội                                    B. Trung Quốc Quang phục hội

C. Trung Quốc Nghĩa đoàn hội                                    D. Trung Quốc Liên minh hội

Câu 2:  Đâu không phải là mục tiêu đấu tranh của phong trào Nghĩa Hoà đoàn ở Trung Quốc?

A. Chống chế độ phong kiến Mãn Thanh.

B. Tấn công vào liên quân 8 nước đế quốc ở Bắc Kinh.

C. Tấn công các sứ quán nước ngoài ở Bắc kinh.

D. Chống đế quốc.

Câu 3:  Tính chất của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là:

A. cách mạng dân chủ tư sản triệt để.                          B. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

C. cách mạng vô sản.                                                   D. cách mạng dân chủ tư sản không triệt để.

Câu 4:  Điểm nào dưới đây là cơ bản nhất chứng tỏ Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

A. Chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến.

B. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

C. Không giải quyết được vấn đề mâu thuẫn của một xã hội nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

D. Không nêu vấn đề đánh đổ đế quốc và không tích cực chống phong kiến.

Câu 5:  Ý nghĩa cơ bản nhất của Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là:

A. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc.

B. cuộc cách mạng tư sản đầu tiên nổ ra ở Trung Quốc.

C. ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á.

D. cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, lập chế độ cộng hoà.

Câu 6:  Nội dung chính của Điều ước Tân Sửu (1901) là:

A. Nhà Thanh phải trả tiền bồi thường chiến tranh và buộc phải để cho các nước chiếm đóng Bắc Kinh

B. Nhà Thanh phải trả tiền bồi thường chiến tranh và cắt đất cho các nước đế quốc thiết lập các vùng tô giới

C. Trả lại cho nhà Thanh một số vùng đất và các nước đế quốc được phép chiếm đóng Bắc Kinh

D. Nhà Thanh phải trả tiền bồi thường chiến tranh và mở cửa tự do cho người nước ngoài vào Trung Quốc buôn bán

Câu 7:  Ý nào không thể hiện đúng mục tiêu hoạt động của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội?

A. Đánh đổ Mãn Thanh

B. Tấn công tô giới của các nước đế quốc tại Trung Quốc

C. Khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc

D. Thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày

Câu 8:  Điều ước Tân Sửu (1901) đánh dấu

A. Trung Quốc bị biến thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến

B. Trung Quốc trở hành thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây

C. Triều đình Mãn Thanh đầu hàng hoàn toàn, nhà nước phong kiến Trung Quốc sụp đổ

D. Các nước đế quốc đã chia sẻ xong “cái bánh ngọt” Trung Quốc

Câu 9:  Kết quả của cuối cùng của cuộc khởi nghĩa nông dân Thái bình Thiên quốc là:

A. thiết lập chính quyền ở Thiên Kinh.

B. triều đình được sự giúp đỡ của đế quốc đàn áp phong trào, cuộc khởi nghĩa thất bại.

C. đẻ ra chính sách bình quân về ruộng đất, quyền bình đẳng nam nữ.

D. thi hành nhiều chính sách tiến bộ.

Câu 10:  Nội dung nào sau đây không được Hiến pháp lâm thời Trung Hoa Dân quốc thông qua tại kì họp của Quôc dân đại hội?

A. Công nhận quyền bình đẳng của mọi công dân.

B. Thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày.

C. Công nhận quyền tự do dân chủ của mọi công dân.

D. Công nhận quyền bình đẳng và tự do của mọi công dân.

Câu 11: Lực lượng tham gia Trung Quốc Đồng minh hội là

A. Công nhân, trí thức tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh

B. Nông dân, trí thức tư sản,địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh

C. Trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh, đại biểu công nông

D. Công nhân, nông dân, trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh

Câu 12: Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc là phong trào đấu tranh của giai cấp nào?

A. Tư sản.

B. Binh lính.

C. Công nhân.

D. Nông dân.

Câu 13: Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là:

A. cải cách Trung Quốc để cứu vãn tình thế.

B. đánh đổ phong kiến Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa.

C. đánh đuổi đế quốc, khôi phục Trung Hoa.

D. đánh đế quốc để thành lập dân quốc, đánh phong kiến để chia ruộng đất cho dân cày.

Câu 14: Phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc là:

A. khởi nghĩa của Trần Thắng, Ngô Quảng.

B. khởi nghĩa Hoàng Sào.

C. khởi nghĩa nông dân Thái bình Thiên quốc.

D. khởi nghĩa của Lí Tự Thành.

Câu 15: Đầu thế kỉ XX, phong trào cách mạng ở Trung Quốc phát triển theo khuynh hướng nào?

A. Vô sản

B. Tự do dân chủ

C. Dân chủ tư sản

D. Phong kiến

Câu 16: Trung Quốc Đồng minh hội là tổ chức của

A. Giai cấp vô sản Trung Quốc

B. Giai cấp nông dân Trung Quốc

C. Giai cấp tư sản dân tộc Trung Quốc

D. Lien minh giữa tư sản và vô sản Trung Quốc

Câu 17: Thành quả lớn nhất của cuộc Cách mạng Tân Hợi do Trung Quốc Đồng minh hội lãnh đạo là

A. Đem lại ruộng đất cho nông dân nghèo

B. Thành lập Trung Hoa Dân quốc

C. Công nhận quyền bình đẳng và quyền tự do cho mọi công dân

D. Buộc các nước đế quốc phải xóa bỏ hiệp ước bất bình đẳng đã kí

Câu 18: Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự thất bại của phong trào Nghĩa Hoà đoàn ở Trung Quốc là:

A. so sánh lực lượng chênh lệch, kẻ thù mạnh.

B. phong trào thiếu vũ khí.

C. phong trào thiếu sự lãnh đạo thống nhất.

D. giai cấp nông dân còn hạn chế, cuộc sống còn khó khăn.

Câu 19: Sau sự kiện nào, Trung Quốc thực sự trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến?

A. Sau khi phong trào Nghĩa Hòa đoàn bị đánh bại.

B. Sau khi nhà Mãn Thanh kí với đế quốc Điều ước Tân Sửu.

C. Cuộc Duy tân Mậu Tuất thất bại.

D. Sau sự thất bại của khởi nghĩa nông dân Thái bình Thiên quốc.

Câu 20: Trung Quốc Đồng minh hội là chính đảng của giai cấp nào ở Trung Quốc?

A. Tiểu tư sản.

B. Tư sản.

C. Nông dân.

D. Công nhân

b. Tự luận

Câu 1: Nêu nguyên nhân của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

* Nguyên nhân sâu xa:

- Cuối thế kỉ 19 đầu 20, CNTB pt không đều về kinh tế, chính trị

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa ngày càng gay gắt -> Nhiều cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra.

+ Chiến tranh Trung – Nhật (1894-1895).

+ Chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha (1898).

+ Chiến tranh Anh – Bô-ơ (1899-1902).

+ Chiến tranh Nga – Nhật (1904-1905).

- Quan hệ quốc tế nổi bật đầu thế kỉ XX

+ Vì thuộc địa, Đức là kẻ hung hăng nhất đẩy châu Âu vào tình thế căng thẳng à thành lập phe Liên minh (Đức-Áo-Hung-Ý)

+ Anh-Pháp-Nga thành lập phe Hiệp ước

+ Cả hai khối đế quốc đều ôm giấc mộng chiến tranh để giành giật thuộc địa của nhau, nhất là mâu thuẫn Anh >< Đức

→ Khối Liên minh >< Khối Hiệp ước => Nguyên nhân cơ bản dẫn đến bùng nổ CTTG LTN

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Ngày 28/6/1914, Thái tử Áo-Hung bị người Xéc-bi ám sát tại Bô-xni-a.

- Giới quân phiệt Đức, Áo chớp lấy cơ hội để gây chiến tranh.

Câu 2: Tình hình nước Nga trước CMT10 Nga?

* Về chính trị:

+ Đầu thế kỷ XX (sau cách mạng 1905 - 1907) Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế đứng đầu là Nga Hoàng Nicolai II. Mọi quyền lực trong nước nằm trong tay Nga hoàng (Một chế độ chính trị lạc hậu nhất châu Âu - kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga).

+ Không những chế độ chính trị lạc hậu, Nga hoàng còn thực hiện những chính sách bảo thủ, phản động, đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất gây nên những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội cho đất nước.

* Về kinh tế:

+ Nga vốn chỉ là nước tư bản chủ nghĩa phát triển trung bình, chủ nghĩa tư bản Nga phát triển muộn hơn, ngày càng lạc hậu và lệ thuộc vào phương Tây, lại bị chiến tranh tàn phá làm cho nền kinh tế suy sụp.

+ Sau 3 năm theo đuổi chiến tranh, đầu 1917 nền kinh tế quốc dân hoàn toàn kiệt quệ, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đình đốn, nạn đói trầm trọng.

* Về xã hội:

+ Đời sống của nông dân, công nhân, các dân tộc trong đế quốc Nga vô cùng cực khổ.

+ Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ Nga hoàng diễn ra khắp nơi.

Mâu thuẫn giữa mọi tầng lớp nhân dân với chính phủ Nga hoàng càng trở nên gay gắt Nước Nga đã tiến sát tới một cuộc cách mạng

2. Đề thi giữa học kì 1

2.1. Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 11– Số 1

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: LỊCH SỬ 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

A. TRẮC NGHIỆM.

Câu 1. Trong chính phủ mới của Minh Trị, tầng lớp giữ vai trò quan trọng là

A. quý tộc tư sản hóa.                                    B. tư sản.

C. quý tộc phong kiến.                                    D. địa chủ.

Câu 2. Sau cuộc cải cách Minh Trị năm 1868, tầng lớp Samurai chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh của

A. quân sự.                                                       B. kinh tế.                                            

C. truyền thống văn hóa.                                 D. chính trị.  

Câu 3. Cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất được sự đồng tình và ủng hộ của vị vua nào?

A. Càn Long.                                                   B. Khang Hy.    

C. Quang Tự.                                                  D. Ung Chính.

Câu 4. Lực lượng tham gia tổ chức Trung Quốc đồng minh hội là     

A. công nhân, trí thức tư sản, địa chủ, đại biểu công nông.

B. nông dân, trí thức tiểu tư sản, địa chủ, đại biểu công nông.

C. trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, đại biểu công nông.

D. công nhân, nông dân, trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ.

Câu 5. Cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc ở Trung Quốc năm 1851 có ý nghĩa đã mở đầu

A. việc hình thành khối liên minh công – nông.

B. cuộc đấu tranh chống thực dân, phong kiến.

C. thời kì suy yếu của các thế lực thực dân, phong kiến.

D. thời kì tư bản chủ nghĩa.

Câu 6. Hạn chế trong cương lĩnh chính trị của tổ chức Trung Quốc đồng minh hội là chưa xác định được kẻ thù chủ yếu của nhân dân Trung Quốc là

A. tư sản phản động.         

B. đế quốc – thực dân.

C. địa chủ phong kiến.    

D. địa chủ phong kiến và đế quốc.

Câu 7. Điểm khác cơ bản về cơ sở xã hội của cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất (Trung Quốc) so với cuộc Duy tân Minh Trị (Nhật Bản) là gì?

A. Tầng lớp quan lại và sỹ phu tiến bộ.

B. Giai cấp nông dân.

C. Giai cấp tư sản.

D. Giai cấp phong kiến.

Câu 8. Kết thúc giai đoạn đầu của chiến tranh thế giới thứ nhất, phe Liên minh chuyển sang

A. phòng ngự.                  B. cầm cự.              C. phản công.            D. giằng co.

Câu 9. Trong quá trình Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) sự kiện nào đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diện chính trị thế giới ?

A. Mĩ tham chiến.                                          

B. Thất bại thuộc về phe liên minh.                   

C. Chiến thắng to lớn ở Véc- đoong.

D. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Câu 10. Cách mạng tháng Hai 1917  ở Nga mang tính chất là một cuộc cách mạng

A. dân chủ tư sản kiểu cũ.

C. xã hội chủ nghĩa.D. vô sản kiểu mới.

Câu 11. Kết quả lớn nhất của cuộc cách mạng tháng Mười Nga 1917 là

A. lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng.

B. bắt giam bộ trưởng và các tướng tá của Nga hoàng.

C. lật đổ hoàn toàn Chính phủ lâm thời, lập chính quyền Xô Viết.

D. quân khởi nghĩa chiếm được Cung điện Mùa Đông.

Câu 12. Để giải quyết khủng hoảng kinh tế 1929-1933 một trong những biện pháp mà các nước Đức, Italia, Nhật Bản đã áp dụng là

A. kêu gọi sự giúp đỡ từ nhiều nước tư bản.         

B. tiến hành những cải cách kinh tế, xã hội.

C. thiết lập chế độ độc tài phát xít.           

D. tiến hành cải cách về quân sự.

B. TỰ LUẬN.

Câu 1. Trình bày nguyên nhân, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933).

Câu 2. Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười đối với nước Nga và thế giới

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM

1. A

2.B

3.C

4.C

5.B

6.B

7.A

8.A

9.D

10.C

11.C

12.C

 

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (4,0 điểm). Trình bày nguyên nhân, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933).

- Nguyên nhân: Cung vượt quá xa cầu

- Hậu quả:

+ Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nên kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ.

+ Về chính trị: đe dọa sự tồn tại của các nước tư bản chủ nghĩa

+ Xã hội: bất ổn định. Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp các nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.

+ Về quan hệ quốc tế: Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng, các nước tư bản buocj phải xemxets lại con đường phát triển của mình: Anh, Pháp, Mĩ ..........; Đức, Italia, Nhật bản.....

=> Làm hình thành hai khối đế quốc đối lập. Một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức, Italia, Nhật Bản. Ráo riết chạy đua vũ trang báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Câu 1. (3,0 điểm). Vì sao sau cách mạng tháng Hai năm 1917, Lê – nin và Đảng Bôn – sê - vích đề ra đường lối để tiếp tục làm cách mạng tháng Mười?

. Tình hình sau cách mạng tháng Hai:

 + Tồn tại hai chính quyền đối lập.

 + “Luận cương tháng Tư” của Lênin chỉ ra mục tiêu chuyển từ CMDCTS sang CMXHCN.

- Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ.......

Kết quả:       

Câu 2 (3,0 điểm).  Tại sao nói quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản trong hệ thống Vécxai – Oa –sinh- tơn chỉ là tạm thời và mỏng manh?

Sau CTTG thứ nhất, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hoà bình ở Vécxai (1919 – 1920) và Oasinhtơn (1921 - 1922) để phân chia quyền lợi. Một trật tự thế giới mới được thiết lập thường được gọi là hệ thống Vécxai – Oasinhtơn.

Các nước thắng trận giành được nhiều quyền lợi và xác lập, áp đặt sự nô dịch đối với các nước bại trận và các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc.

Nảy sinh những bất đồng mâu thuẫn giữa các nước tư bản...

Hội Quốc Liên được thành lập để duy trì trật tự TG mới này.

Quan hệ hòa bình ........ chỉ là tạm thời và mỏng manh.

2.2. Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 11– Số 2

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: LỊCH SỬ 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. Trong Hiến pháp mới ban hành năm 1889, chế độ chính trị của Nhật Bản là

A. cộng hòa.                                                                         

B. quân chủ lập hiến

C. quân chủ chuyên chế.                                                        

D. cộng hòa liên bang.

Câu 2. Cơ sở để đế quốc Nhật thực hiện chính sách xâm lược và bành trướng ra bên ngoài là gì?

A. Nhật Bản có tiềm lực về kinh tế.

B. Sức mạnh kinh tế, quân sự và chính trị.

C. Nhờ sức mạnh vượt trội về quân sự, đặc biệt là vũ khí.  

D. Người Nhật có tinh thần thượng võ.

Câu 3. Với điều ước Tân Sửu (1901), Trung Quốc thực sự trở thành nước

A. nửa thuộc địa, nửa phong kiến.                 

B. thuộc địa, nửa phong kiến.

C. nửa thuộc địa, phong kiến.            

D. tư bản chủ nghĩa.

Câu 4. Lực lượng tham gia tổ chức Trung Quốc đồng minh hội là     

A. công nhân, trí thức tư sản, địa chủ, thân sỹ, đại biểu công nông.

B. nông dân, trí thức tiểu tư sản, địa chủ, thân sỹ, đại biểu công nông.

C. trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sỹ, đại biểu công nông.

D. công nhân, nông dân, trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sỹ.

Câu 5. Mâu thuẫn lớn nhất trong xã hội Trung Quốc vào cuối thế kỉ XIX là mâu thuẫn giữa

A. nông dân với địa chủ phong kiến.             

B. giai cấp tư sản với địa chủ phong kiến.

C. giai cấp vô sản với giai cấp tư sản.            

D. nhân dân Trung Quốc với thực dân -  đế quốc.

Câu 6. Một trong những hạn chế của cách mạng Tân Hợi (1911) là không

A. thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến.        

B. công nhận quyền bình đẳng của mọi công dân.

C. công nhận quyền tự do dân chủ của mọi công dân.

D. quan tâm đến việc xây dựng quân đội, bảo vệ chính quyền.

Câu 7. Sự kiện  nào ở Trung Quốc ảnh hưởng đến phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX?

A. Cách mạng Tân Hợi.                                    

B. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc.

C. Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn.                       

D. Khởi nghĩa Chu Nguyên Chương.

Câu 8. Đầu thế kỉ XX, để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh lớn, các nước đế quốc đã hình thành những khối quân sự nào?

A. Cấp tiến, Ôn hòa.                                      

B. Liên minh, Hiệp Ước.

C. Đồng minh, Hiệp Ước.                              

D. Liên minh, Phát xít.

Câu 9. Điều không mong muốn của các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) là

A. chiến tranh đã gây ra hậu quả nặng nề cho nhân loại.

B. nhiều loại vũ khí, phương tiện chiến tranh mới được sử dụng.

C. Mĩ tham chiến và thu nhiều lợi nhuận từ Chiến tranh.

D. Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Nga Xô Viết ra đời.

Câu 10. Sau Cách mạng Tháng Hai 1917, Nga trở thành nước

A. quân chủ chuyên chế.                                

B. cộng hòa.

C. quân chủ lập hiến.                                     

D. xã hội chủ nghĩa.

Câu 11. Tính chất của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga 1917 là

A. cuộc cách mạng tư sản kiểu cũ.

B. cuộc cách mạng XHCN.

C. cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

D. cuộc cách mạng tư sản điển hình.

Câu 12. Vì sao các nước tư bản Đức, Ita lia, Nhật bản tìm kiếm lối thoát khủng hoảng kinh tế 1929-1933 bằng việc thiết lập các chế độ độc tài phát xít?

A. Vì dân sinh, dân chủ trong nước.

B. Vì ít thuộc địa, thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường.

C. Để khẳng định sức mạnh với các nước tư bản khác.

D. Để khẳng định sức mạnh với nhân dân trong nước.

B. TỰ LUẬN.

Câu 1. Vì sao sau cách mạng tháng Hai năm 1917, Lê – nin và Đảng Bốn – sê-vích đề ra đường lối để tiếp tục làm cách mạng tháng Mười?

Câu 2.Trình bày nguyên nhân, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933).

---Để xem tiếp nội dung phần đáp án của Đề thi số 2, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính--

2.3. Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 11– Số 3

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ MINH KHAI

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: LỊCH SỬ 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. Vì sao phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam pu chia thất bại ?

A. Chưa có đảng lãnh đạo.

B. Pháp rát mạnh.

C. Chưa có sự đoàn kết cần thiết.

D. Diễn ra tự phát, thiếu đường lối, thiếu tổ chức.

Câu 2. Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Cao nguyên Bô-lô-ven do ai lãnh đạo ?

A. Com-ma-đam, Ong-Kẹo.  

B. Pha-ca-đuốc.                      

C. Pu-côm-bô.            

D. Si-vô-tha.

Câu 3. Ý nào không phải là nội dung của cuộc cải cách ở Xiêm giữa thế kỉ XIX

A. Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ.            

B. Mở cửa buôn bán với các nước phương Tây.

C. Xóa bỏ nghĩa vụ lao dịch cho nông dân.              

D. Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học-kĩ thuật trong giảng dạy, cử du học sinh đi học ở phương Tây.

Câu 4. Ý nào không phải là nguyên nhân khiến Đông Nam Á bị chủ nghĩa thực dân xâm lược?

A. Chế độ phong kiến ở đây đang khủng hoảng, suy yếu.

B. Giàu tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, vị trí địa lí thuận lợi.

C. Có thị trường tiêu thu rộng lớn, nhân công dồi dào.

D. Kinh tế của các nước Đông Nam Á đang phát triển.

Câu 5. Ý nào không phải là nội dung của cuộc cải cách ở Xiêm giữa thế kỉ XIX ?

A. Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ.            

B. Mở cửa buôn bán với các nước phương Tây.

C. Xóa bỏ nghĩa vụ lao dịch cho nông dân.              

D. Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học-kĩ thuật trong giảng dạy, cử du học sinh đi học ở phương Tây.

Câu 6. Từ nửa sau thế kỉ XIX quốc gia nào ở Đông Nam Á giữ được độc lập, không bị thực dân thống trị ?

A. Bru-nây.             

B. Phi-líp-pin.    

C. Ma-lai-xia.     

D. Xiêm (Thái Lan)

Câu 7. Nguyên nhân thất bại của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào và Campuchia cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là

A. Diễn ra tự phát, thiếu đường lối, thiếu tổ chức.

B. Sự chênh lệch về lực lượng.

C. Các phong trào nổ ra tự phát, thiếu sự đoàn kết

D. Giai cấp phong kiến nhu nhược, không đoàn kết được nhân dân chống xâm lược

Câu 8. Vì sao trong điều kiện các nước Châu Á, Xiêm vẫn giữ được độc lập dân tộc?

A.Vua Rama IV, V tiến hành những cải cách tiến bộ, ngoại giao khôn khéo.

B.Chính sách ngoại giao mềm dẻo của chính quyền.

C. Lợi dụng vị trí nước «đệm».

D. Cắt một số vùng đất phụ thuộc cho Anh, Pháp để giữ vững độc lập.

Câu 9. Từ nửa sau thế kỉ XIX quốc gia nào ở Đông Nam Á đã bị thực dân Anh xâm chiếm ?

A. Phi-líp-pin, Bru-nây, Xingapo.               

B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

C. Xiêm (Thái Lan), In-đô-nê-xi-a.              

D. Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma (Miến Điện).

Câu 10. Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Dương trở thành thuộc địa của

A. thực dân Anh.                   

B. thực dân Pháp.

C. thực dân Hà Lan.             

D. thực dân Tây Ban Nha.

Câu 11. Sự kiện nổi bật nào đã diễn ra ở Cam-pu-chia năm 1863?

A. Cam-pu-chia phải chấp nhậ quyền bảo hộ của thực dân Pháp.

B. Cam-pu-chia kí hiệp ước thừa nhận trở thành thuộc địa của Pháp.

C. Khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha bùng nổ mạnh mẽ khắp cả nước.

D. Khởi nghĩa của A-cha-Xoa phát triển mạnh mẽ ở biên giới giáp Việt Nam.

Câu 12. Cam-pu-chia buộc phải chấp nhận quyền bảo hộ của thực dân Pháp dưới thời vua

A. Si-vô-tha.                  

B. Xi-ha-nuc.  

C. Nô-rô-đôm.    

D. Pu-côm-bô.

Câu 13. Cuộc khởi nghĩa nào là biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân Việt Nam-Cam-pu-chia  trong đấu tranh chống Pháp xâm lược?

A. Khởi nghĩa của Pha-ca đốc.              

B. Khởi nghĩa của A-cha-Xoa.

C. Khởi nghĩa của Pu-côm-bô.             

D. Khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha.

Câu 14. Sự kiện nổi bật nào đã diễn ra ở Cam-pu-chia năm 1884?

A. Khởi nghĩa của A-cha-Xoa bùng nổ.

B. Khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha kết thúc.

C. Cam-pu-chia  trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.

D. Cam-pu-chia  trở thành bảo hộ của thực dân Pháp.

Câu 15. Sự kiện nổi bật nào đã diễn ra ở Cam-pu-chia năm 1861?

A. Khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha bùng nổ khắp cả nước.

B. Cam-pu-chia buộc phải chấp nhận quyền bảo hộ của thực dân Pháp.

C. Cam-pu-chia kí hiệp ước thừa nhận trở thành thuộc địa của Pháp.

D. Khởi nghĩa của A-cha-Xoa phát triển mạnh mẽ ở biên giới giáp Việt Nam.

Câu 16. Cuối thế kỉ XIX, nhiều cuộc khởi nghĩa ở Cam-pu-chia bùng nổ là do

A. ách thống trị, bóc lột hà khắc của thực dân Pháp.

B. giai cấp phong kiến câu kết với thực dân Pháp.

C. ách áp bức nặng nề của thực dân Pháp.
D. nhân dân bất bình với hoàng tộc.

Câu 17. Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đầu tiên chống thực dân Pháp ở Cam-pu-chia là

A. Pu-côm-bô.         

B. A-cha-Xoa.

C. Com-ma-đam.    

D. Hoàng thân Si-vô-tha.

Câu 18. Cuộc khởi nghĩa chống Pháp nào ở Cam-pu-chia có lãnh đạo là một nhà sư?

A. Khởi nghĩa của Pha-ca đốc.    

B. Khởi nghĩa của Pu-côm-bô.

C. Khởi nghĩa của A-cha-Xoa.     

D. Khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha.

Câu 19. Chính sách ngoại giao đã đưa đến hậu quả gì cho Xiêm (thái Lan)?

A. Đất nước bị khủng hoảng, bất ổn.

B. Đất nước chịu nhiều áp lực từ các nước lớn.

C. Đất nước bị các nước Anh, Pháp chia cắt, thống trị.

D. Đất nước lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh, Pháp.

Câu 20. Để giữ gìn chủ quyền chính sách ngoại giao lợi dụng Anh-Pháp của Xiêm (thái Lan)được thể hiện ở việc làm nào?

A. Tiến hành cải cách, cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc.

B. Lợi dụng vị trí nước “đệm”, cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc.

C. Lợi dụng vị trí nước “đệm”, chấp nhận kí kết hiệp ước bất bình đẳng.

D. Lợi dụng vị trí nước “đệm”, phát huy nguồn lực đất nước để phát triển.

---Để xem tiếp nội dung từ câu 21-40 của Đề thi số 3, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính--

2.4. Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 11– Số 4

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: LỊCH SỬ 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. Sự kiện lịch sử thế giới nổi bật vào năm 1914 là

A. Hội nghị Vescxai được khai mạc tại Pháp

B. Hội nghị Oasinhtơn được tổ chức tại Mĩ

C. Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ

D. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ

Câu 2. Yếu tố nào đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

A. Sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản

B. Việc sở hữu các loại vũ khí có tính sát thương cao

C. Hệ thống thuộc địa không đồng đều

D. Tiềm lực quân sự của các nước tư bản phương Tây

Câu 3. Mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc “già” và các nước đế quốc “trẻ” cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX chủ yếu vì

A. Vấn đề sở hữu vũ khí và phương tiện chiến tranh mới

B. Vấn đề thuộc địa

C. Chiến lược phát triển kinh tế

D. Mâu thuẫn trong chính sách đối ngoại

Câu 4. Chủ trương của giới cầm quyền Đức trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là

A. Tiến hành các cuộc chiến tranh nhằm giành giật thuộc địa, chia lại thị trường

B. Chủ động đàm phán với các nước đế quốc

C. Liên minh với các nước đế quốc

D. Gây chiến với các nước đế quốc láng giềng

Câu 5. Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian:

1. Chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha

2. Chiến tranh Trung – Nhật

3. Chiến tranh Anh – Bôơ

 4. Chiến tranh Nga – Nhật

A. 1, 2, 3, 4                                         B. 2, 1, 3, 4

C. 3, 2, 1, 4                                         D. 1, 4, 2, 3

Câu 6. Đức là kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua giành thuộc địa cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX vì

A. Nước Đức có tiềm lực kinh tế, quân sự nhưng lại ít thị trường, thuộc địa

B. Nước Đức có lực lượng quân dội hùng mạnh, được huấn luyện đầy đủ

C. Nước Đức có nền kinh ế phát triển mạnh nhất Châu Âu

D. Giới quân phiệt Đức tự tin có thể chiến thắng các đế quốc khác

Câu 7. Dấu hiệu nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX quan hệ quốc tế giữa các đế quốc ở Châu Âu ngày càng căng thẳng?

A. Sự hình thành các khối,các liên minh chính trị

B. Sự hình thành các khối, các liên minh kinh tế

C. Sự hình thành các khối, các liên minh quân sự

D. Sự tập trung lực lượng quân sự ở biên giới giữa các nước

Câu 8. Những nước nào tham gia phe Liên minh?

A. Anh, Pháp, Nga        

B. Anh, Đức, Italia

C. Đức, Áo – Hung, Italia       

D. Đức, Pháp, Nga

Câu 9. Những nước nào tham gia phe hiệp ước?

A. Anh, Pháp, Đức        

B. Anh, Pháp, Nga

C. Mĩ, Đức, Nga        

D. Anh, Pháp, Mĩ

Câu 10. Ý nào không phản ánh đúng mục đích thành lập của hai khối quân sự đối đầu (Liên minh và Hiệp ước) đầu thế kỉ XX?

A. Để lôi kéo đồng minh

B. Để tăng cường chạy đua vũ trang

C. Giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế đang bao trùm thế giới tư bản

D. Ôm mộng xâm lược, cướp đọat lãnh thổ và thuộc địa của nhau

-----Còn tiếp-----

2.5. Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 11– Số 5

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: LỊCH SỬ 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, đặc điểm bao trùm của nền kinh tế Nhật Bản là gì?

A. Nông nghiệp lạc hậu

B. Công nghiệp phát triển

C. Thương mại hàng hóa

D. Sản xuất quy mô lớn

Câu 2. Ý nào không phản ánh đúng nét mới của nền kinh tế Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?

A. Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều

B. Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh

C. Tư bản nước ngoài đầu tư nhiều ở Nhật Bản

D. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển

Câu 3. Ý nào không phản ánh đúng tình hình kinh tế của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?

A. Nền nông nghiệp dựa vẫn trên quan hệ sản xuấ phong kiến lạc hậu

B. Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều

C. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng

D. Sản xuất công nghiệp theo dây chuyền chuyên môn hóa

Câu 4. Nội dung nào là đặc điểm nổi bật của xã hội Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?

A. Nhiều đảng phái ra đời

B. Chế độ đẳng cấp vẫn được duy trì

C. Nông dân là lực lượng chủ yếu chống chế độ phong kiến

D. Tư sản công thương nắm quyền lực kinh tế và chính trị

Câu 5. Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, tầng lớp nào trong xã hội Nhật Bản đã dần tư sản hóa?

A. Đaimyô (quý tộc phong kiến lớn)

B. Samurai (võ sĩ)

C. Địa chủ vừa và nhỏ

D. Quý tộc

Câu 6. Đến giữa hế kỉ XIX, Nhật Bản là một quốc gia

A. Phong kiến quân phiệt

B. Công nghiệp phát triển

C. Phong kiến trì trệ, bảo thủ

D. Tư bản chủ nghĩa

Câu 7. Người đứng đầu chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản được gọi là

A. Thiên hoàng    

B. Sôgun (Tướng quân)

C. Nữ hoàng    

D. Vua

Câu 8. Đến giữa thế kỉ XIX, vị trí tối cao ở Nhật Bản thuộc về

A. Thủ tướng    

B. Sôgun (Tướng quân)

C. Thiên hoàng    

D. Nữ hoàng

Câu 9. Đến giữa thế kỉ XIX, quyền lực thực tế ở Nhật Bản thuộc về

A. Thủ tướng    

B. Sôgun (Tướng quân)

C. Thiên hoàng    

D. Nữ hoàng

Câu 10. Cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đã sử dụng chính sách hay biện pháp gì để ép Nhật Bản phải “ mở cửa”?

A. Đàm phán ngoại giao

B. Áp lực quân sự

C. Tấn công xâm lược

D. Phá hoại kinh tế

-----Còn tiếp-----

2.6. Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 11– Số 6

TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: LỊCH SỬ 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: Vì sao năm 1917 nước Nga lại có hai cuộc cách mạng? Nêu tính chất của hai cuộc cách mạng đó? Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga và liên hệ với cách mạng Việt Nam? (5đ).

Câu 2: Tại sao cuộc khủng hoảng  kinh tế 1929-1933 lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới? (2đ).

Câu 3: Nước Đức và nước Mĩ đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 bằng cách nào? Hãy nêu nhận xét của em về hai cách giải quyết khủng hoảng của hai nước này? (3đ).

-----Còn tiếp-----

2.7. Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 11 số 7

Trường: THPT Phan Đăng Lưu

Số câu: 24 câu trắc nghiệm và 2 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

2.8. Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 11 số 8

Trường: THPT Phan Bội Châu

Số câu: 24 câu trắc nghiệm và 2 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

2.9. Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 11 số 9

Trường: THPT Lý Tự Trọng

Số câu: 20 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

2.10. Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 11 số 10

Trường: THPT Phong Phú

Số câu: 36 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

...

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

Ngày:27/10/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM