10 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2021-2022 có đáp án

Dưới đây là nội dung tài liệu Bộ 10 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2021-2022 có đáp án nhằm giúp các em học sinh lớp 11 có thêm tài liệu ôn tập rèn luyện kĩ năng làm bài để chuẩn bị cho các kì thi giữa Học kì 1 sắp đến. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

10 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2021-2022 có đáp án

1. Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 11

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN NGỮ VĂN 11

NĂM HỌC 2021-2022

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Về nội dung:

- Phần Đọc - hiểu tác phẩm văn học: Nắm vững Tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, thể loại, đề tài, cốt truyện, nhân vật, phương thức biểu đạt, ngôn ngữ, các yếu tố nghệ thuật nổi bật...thuộc lòng các tác phẩm thơ. Chú ý thực hành đọc-hiểu, phân tích, bình giá các văn bản tác phẩm.

- Phần Tiếng Việt và Làm văn: Nắm vững tất cả các nội dung lí thuyết đồng thời chú ý phần Thực hành và Rèn luyện kĩ năng.

2. Về hình thức:

- Cần thấy được yêu cầu của tính chất tích hợp của ba phân môn Đọc – hiểu, Tiếng Việt và Làm văn. Điều đó được thể hiện rất rõ trong các phần Thực hành, Rèn luyện kĩ năng của cả ba phân môn.

- Cấu trúc một bài Kiểm tra - Đánh giá cuối học kì gồm hai phần: Trắc nghiệm và Tự luận với tỉ lệ thông thường 3/7 hoặc 4/6.

- Phần trắc nghiệm kiểm tra kiến thức cả ba phân môn.

- Phần tự luận sẽ được chia nhỏ và khuyến khích sự sáng tạo của học sinh.

II. GỢI Ý LÀM ĐỀ LUYỆN TẬP GIỮA HỌC KÌ

Phần I. Trắc nghiệm

Trả lời các câu hỏi bằng cách chọn đáp án đúng (phương án in đậm là đáp án đúng)

1. Vì sao đoạn văn trên được coi là một đoạn văn ghị luận?

A. Vì có luận điểm mới mẻ, sắc sảo và có luận cứ giàu sức thuyết phục.

B. Vì có luận cứ giàu sức thuyết phục và cách lập luận chặt chẽ.

C. Vì có lập luận chặt chẽ và có luận điểm mới mẻ, sắc sảo.

D. Vì có đầy đủ các yếu tố luận điểm, luận cứ và luận chứng.

2. Tiêu đề nào sau đây phù hợp nhất với đoạn trích trên?

A. Thơ Nôm Hồ Xuân Hương

B. Hồ Xuân Hương – "Bà chúa thơ nôm"

C. Tính dân tộc trong thơ Hồ Xuân Hương

D. Nội dung thơ Hồ Xuân hương

3. Ý nào sau đây có thể xem là luận điểm của đoạn văn?

A. Xuân Hương cũng là một "nhà nho", cũng giỏi chữ hán

B. Nhìn chung trong thơ cổ điển của ta, bao gồm từ Chu mạnh trinh trở lên, thơ Hồ Xuân hương có tính dân tộc hơn cả.

C. Nội dung thơ Hồ Xuân Hương toát lên từ đời sống bình dân, hằng ngày.

D. Xuân Hương nói ngay những cảnh có thực của núi sông ta, vớt hết sách vở khuôn sáo, lấy hai con mắt của mình mà nhìn.

4. "Cái đèo ba Dội của Xuân hương rõ là đèo Ba Dội (...), phong cảnh sống cứ cựa quậy lên, chứ chẳng phải chiếu lệ như cái Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, tuy có thanh nhã, đẹp xinh nhưng bị đạp bẹp cho vào đứng im như trong một bức tranh in ở ấm chén hay lọ cổ".

Ý chính mà câu văn trên muốn biểu đạt là?

A. Thơ Bà Huyện Thanh Quan không hay.

B. Thơ hồ Xuân hương hay hơn thơ Bà Huyện Thanh Quan.

C. Thơ Bà Huyện Thanh Quan thanh nhã hơn thơ Hồ Xuân Hương.

D. Thơ Bà Huyện Thanh Quan thanh nhã, sống động nhưng không sống động bằng thơ hồ Xuân Hương.

5. "Dễ ít thi sĩ nào để lại dấu ấn thơ trên nước ta nhiều như Hồ Xuân Hương".

Câu văn trên nên hiểu theo nghĩa nào?

A. Không có thi sĩ nào ở nước ta làm nhiều thơ như Hồ Xuân Hương.

B. ít nhà thơ nào ở nước ta để lại nhiều thơ như Hồ Xuân Hương.

C. Ít có nhà thơ nào viết nhiều về phong cảnh nước ta như Hồ Xuân Hương.

D. Trên đất nước ta đâu cũng thấy hình bóng Xuân hương.

6. "... khi cần cũng ra được câu đối "mặc áo giáp dài cài chữ đinh", cũng giỏi chiết tự "duyên thiên đầu dọc, phận liễu nét ngang", và dùng tên các vị thuốc bắc một cách tài tình".

Các chi tiết trên nhằm chứng minh Xuân Hương là người như thế nào?

A. Giỏi chơi chữ

B. Giỏi chữ Hán

C. Giỏi htuốc bắc

D. Giỏi câu đối

7. Trong đoạn văn trên, trơ Hồ Xuân hương được so sánh với thơ của ai?

A. Chu mạnh Trinh và Bà Huyện Thanh Quan

B. Ôn Như hầu và Chu mạnh Trinh

C. Bà Huyện Thanh Quan và Ôn Như hầu

D. Bà Huyện Thanh Quan

8. "Một khi Xuân Hương đi dạo cảnh Hồ tây, ghé chơi chùa Trấn Quốc, hoài cổ trước cung Thái Hòa nhà Lí, tới thăm đài Khán Xuân."

Câu văn trên mắc lỗi nào?

A. Dùng sai nghĩa của từ

B. Câu thiếu bộ phận vị ngữ

C. Câu thiếu chủ ngữ

D. Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.

9. Thay cụm từ ầo cho đúng và hay vào chỗ trống trong câu văn sau:

"Nhìn chung trong thơ cổ điển của ta, bao gồm từ Chu mạnh trinh trở lên, có lẽ thơ hồ Xuân hương ..."

A. luôn đi trước

B. luôn tiêu biểu

C. giành giải nhất

D. hay tuyệt vời

10. "Dễ ít thi sĩ nào để lại dấu ấn thơ trên nước ta nhiều như Hồ Xuân Hương".

Cách diến dạt nào dưới đây tương đương với câu trên?

A. Không thể có thi sĩ nào để lại dấu ấn thơ trên nước ta nhiều như Xuân Hương.

B. Dễ không ít thi sĩ đã để lại dấu ấn thơ trên đất nước ta nhiều như Xuân Hương.

C. Kể sao được những thi sĩ đã để lại dấu ấn thơ trên nước ta nhiều như Xuân Hương.

D. Thật ít có thi sĩ nào đã để lại dấu ấn thơ trên nớc ta nhiều như Xuân Hương.

11. "Xuân hương cũng là một "nhà nho" chẳng kém ai, cũng giỏi chữ hán, khi cần cũng ra được câu đối "mặc áo giáp dài cài chữ đinh", cũng giỏi chiết tự "duyên thiên đầu dọc, phận liễu nét ngang", và dùng tên các vị thuốc bắc một cách tài tình".

Trong câu văn trên đây, tác giả chủ yếu sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. So sánh

B. Liệt kê

C. Điệp ngữ

D. Phóng đại

12. Nội dung chính Xuân diệu muốn làm nổi bật trong đoạn trích là gì?

A. Thơ Hồ Xuân Hương đậm đà tính dân tộc

B. Thơ Hồ Xuân Hương rất tài hoa, uyên bác

C. Thơ Hồ Xuân Hương rất phong phú, sống động

D. Thơ Hồ Xuân Hương tràn đầy tinh thần yêu nước

Đáp án:

1. D

2. C

3. B

4. D

5. C

6. B

7. C

8. D

9. C

10. D

11. B

12. A

Phần II. Tự luận

Câu 1. Nhà triết học Hi Lạp, Dê-nông (346 - 264 TCN) nói với một người bẻm mép: “Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”.

Bằng một đoạn văn ngắn, giải thích ý nghĩa câu nói trên.

* Mở đoạn:

- Trích dẫn câu nói của Dê-nông “Chúng ta....ít hơn”

* Thân đoạn:

- Giải thích

+ Nghĩa đen: Con người “có hai tai” nhưng chỉ có “một miệng”. Vậy nên cần “nghe nhiều hơn” và “nói ít hơn”.

+ Nghĩa bóng: Con người phải biết lắng nghe và chỉ nói những điều cần thiết.

- Tại sao lại như vậy?

+ Cuộc sống cần sự đồng cảm. Con người phải biết lắng nghe tiếng nói của đồng loại.

+ “Im lặng là vàng” chỉ nói những điều cần thiết và phải suy nghĩ trước khi nói.

+ Phê phán những biểu hiện xấu, chỉ nói mà không làm, khồg chịu lắng nghe ý kiến của người khác.

* Kết đoạn:

- Rút ra bài học cho bản thân.

---Để xem tiếp nội dung của Đề cương này, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

2. Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 11

2.1. Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 11 số 1

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TẤT THÀNH

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: NGỮ VĂN 11

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Phần đọc hiểu (3 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

Xuất hiện trong buổi giao lưu “Hiến tạng – hạnh phúc chính là cho đi”, với tư cách khách mời, chị Thùy Dương đến sớm. Gương mặt người phụ nữ trẻ bình thản, sẵn sàng cho một buổi chuyện trò dài về cô con gái nhỏ và nghĩa của cao đẹp của cô bé.

Hải An mới 7 tuổi khi quyết định hiến giác mạc. Em biết mình sẽ không qua khỏi bởi căn bệnh ung thư thần kinh đệm não cầu lan tỏa. giác mạc của em hiện đã đem lại ánh sáng cho hai bệnh nhân. Có thể với những đứa trẻ khác, câu chuyện chết thì đi hiến xác vì có nhiều người cần của bà ngoại chỉ là câu chuyện nghe lúc đấy rồi quên nhưng Hải An không quên, cô bé đã muốn hiến toàn bộ nội tạng và hiến giác mạc khi biết mình mắc bệnh trọng bởi hình hài khác, nhưng vẫn là con theo cách đặc biệt nhất.

Câu chuyện hiến giác mạc của cô bé 7 tuổi thực sự là một điều tử tế truyền cảm hứng mạnh mẽ. Ông Nguyễn Hữu Hoàng - giám đốc ngân hàng mắt bệnh viện mắt trung ương cho biết từ quyết định hiến giác mạc của Hải An đến nay đã có hơn 1300 đơn đăng ký. Ngay cả chị Dương cũng đã hoàn tất việc đăng ký giác mạc của mình. Chị Dương kể rằng, rất nhiều người đã chia sẻ với chị, sự ra đi của bé Hải An đã thay đổi họ. Có người đã tâm sự với chị: em đã ăn chơi trác táng nhưng sau khi biết chuyện của Hải An, em biết rằng cuộc sống này rất đáng quý. Nếu em bảo quản thân thể của em khỏe mạnh em sẽ mang lại sự sống cho người khác.

Cuộc sống luôn mang đến cho ta những điều kỳ diệu. Hiện tại dẫu buồn bã, bi đát đến đâu, chỉ cần vững tin yêu thương suy nghĩ tích cực thế nào bạn cũng sẽ vượt qua. Câu chuyện của chị Dương và bé Hải An như những chấm son, đẹp như đóa hoa tô điểm cho đời, như những ngôi sao lấp lánh trong đêm để người ta thêm tin vào điều kỳ diệu và tình yêu trong cuộc sống. Giác mạc của bé Hải An không chỉ đem đến ánh sáng cho hai người mà trên hết đó là tình yêu, là cảm hứng của sự tử tế được lan truyền đến mọi người xung quanh”

(Theo kênh 14.vn ngày 31 tháng 3 năm 2018)

1. Xác định các phương thức biểu đạt của văn bản

2. Hiện tượng bé Hải An đã tạo thành một dòng chảy của “văn hóa tận hiến” trong xã hội. Anh/chị hiểu như thế nào là “tận hiến”?

3. Theo tác giả, câu chuyện hiến giác mạc của cô bé bảy tuổi truyền cảm hứng mạnh mẽ đến mọi người như thế nào?

4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm “hạnh phúc là cho đi”? Vì sao?

Phần làm văn (7 điểm)

Anh/chị hãy làm rõ vẻ đẹp của người nghĩa sĩ trong đoạn văn bản sau:

“Nhớ linh xưa:

Cui cút làm ăn; Toan lo nghèo khó.

Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung;

Chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ

Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm;

Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.

Tiếng phong hạc phần phồng hơn mươi tháng, trong tin quan như trời hạn trông mưa;

Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thỏi mọi như nhà nông ghét cỏ.

Bữa thấy bỏng bong che trắng lốp, muôn tới ăn gan;

Ngày xem ống khỏi chạy đen xì, muốn ra cắn cổ

Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu;

Hai vầng nhật nguyệt chói loài, đâu dung lũ treo dê bán chó

Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình;

Chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ

Khá thương thay:

Vốn chẳng phải quân cơ, quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh:

Chẳng qua là dân ấp, dân lân, mến nghĩa làm quân chiếu mộ

Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn:

Chín chục trận binh thư, không chờ bày bố

Người cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu bầu ngòi

Trong ta cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu nón gõ.

Hoa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia

Gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ

Chi nhọc quan quân gióng trống kỳ, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không

Nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vài, liều mình chẳng có

Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh

Bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc tàu đồng súng nổ.”

(Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc - Nguyễn Đình Chiểu)

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI GIỮA HK1 SỐ 1

MÔN: NGỮ VĂN 11

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt: tự sự, nghị luận

Câu 2:

- Hiện tượng bé Hải An đã tạo thành một dòng chảy của “văn hóa tận hiến” trong xã hội. Tận hiến là thái độ sống, cách ứng xử cao đẹp tạo nên từ sự tự nguyện dâng hiến tất cả, vật chất và tinh thần, sự sống và cái chết cho cuộc đời.

Câu 3:

- Theo tác giả câu chuyện hiến giác mạc của cô bé bảy tuổi đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến mọi người:

+ Đã có hàng trăm người đăng kí hiến tặng giác mạc trong đó có mẹ cô bé Hải An

+ Có những người đã thay đổi cách sống của họ, đã biết quý trọng bản thân.

+ Cảm hứng từ những điều tử tế được lan truyền đến mọi người.

Câu 4:

- Đồng tình

- Lí giải:

+ Cho đi là trao yêu thương, dành sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ với người khác.

+ Khi cho đi ta sẽ đem hạnh phúc cho người khác và cho chính bản thân mình.

+ Khi cho đi mọi người sẽ sống lương thiện, vị tha, nhân ái, cao thượng hơn

+ Khi cho đi, ta sẽ đem lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống và cho chính mình.

Phần II: Làm văn

a. Giới thiệu chung:

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

b. Triển khai vấn đề:

* Giới thiệu sơ lược về bài văn tế và vị trí của đoạn trích trong văn bản

* Phân tích hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ trong đoạn trích:

- Họ là những người nông dân lam lũ, nghèo khổ, cả cuộc đời gắn bó với đồng ruộng, chưa hề biết đến binh đao, võ nghệ.

- Khi giặc đến xâm lược quê hương, họ có sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức, tình cảm và hành động.

- Họ nhận thức rõ tình cảnh đất nước, thể hiện lòng căm thù giặc đậm chất người nông dân (so sánh, cường điệu, giọng điệu hùng hồn,…):

+ Tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa.

+ Mùi tinh chiên vây vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.

+ Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.)

- Họ tự nguyện ra trận, mong muốn được đánh giặc giữ nước “dân ấp, dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ”

+ Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình;

+ Chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.

- Trang bị của họ khi ra trận thô sơ, chỉ là những vật dụng gắn bó với cuộc sống hàng ngày. Biện pháp nghệ thuật liệt kê: áo vải, gậy tầm vông, rơm con cúi, dao phay,…

- Khí thế xung trận hào hùng, dũng cảm: (động từ mạnh, hình ảnh liệt kê đối xứng trong cấu trúc văn biền ngẫu,…)

- Đốt xong nhà dạy đạo kia; chém rớt đầu quan hai nọ, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có, kẻ đâm ngang, người chém ngược, bọn hè trước, lũ ó sau.

=> Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân xung trận đánh Tây mang vẻ đẹp hào hùng, kì vĩ như người tráng sĩ như trong văn học xưa.

* Nghệ thuật:

- Nghệ thuật xây dựng hình tượng: Bức tượng đài về người nông dân đánh giặc được dựng bằng ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ; hình ảnh người nông dân đánh giặc hiện lên chất phác, quê mùa mà anh hùng, dũng cảm.

c. Kết luận:

- Trong văn học, phải đến thế kỉ XIX khi Nguyễn Đình Chiểu – một nhà nho yêu nước dùng con mắt yêu thương và kính phục để viết nên “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” thì hình ảnh người nông dân mới thực sự xuất hiện.

- Đoạn trích khắc họa hình tượng đẹp, rất đỗi chân thực, hào hùng về người nghĩa sĩ trong cuộc chiến đấu giành độc lập, tự do của đất nước.

2.2. Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 11 số 2

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: NGỮ VĂN 11

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc văn bản sau

“Quê hương tôi có cây bầu cây nhị

Tiếng “đàn kêu tích tịch tình tang…”

Có cô Tấm náu mình trong quả thị,

Có người em may túi đúng ba gang.

Quê hương tôi có ca dao tục ngữ,

Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi.

Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ,

Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi.

Con chim nhỏ cũng đau hồn nước mất

“Cuốc cuốc” kêu rỏ máu những đêm vàng

Chân ngựa đá cũng dính bùn trận mạc.

Theo người đi cứu nước chống xâm lăng.

Quê hương tôi có bà Trưng, bà Triệu

Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa, trả thù chung.

Ông Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiến,

Hưng Đạo vương đã mở hội Diên Hồng…

(Trích Bài thơ Quê Hương - Nguyễn Bính)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2: Kể tên ít nhất 2 truyện cổ hoặc 2 câu ca dao được gợi nhớ trong khổ thơ 1 và 2.

Câu 3: Xác định và nêu hiệu quả của một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 4: Anh/chị có nhận xét gì về tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc?

II. Làm văn

Câu 1: (2 điểm) Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về trách nhiệm của thế hệ trẻ với những di sản tinh thần của dân tộc?

Câu 2 (5 điểm) Có ý kiến cho rằng: Trong truyện ngắn Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất. Anh chị hãy phân tích nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân để làm sáng tỏ ý kiến trên.

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI GIỮA HK1 SỐ 2

MÔN: NGỮ VĂN 11

I. Đọc hiểu

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 2:

- Ba truyện cổ tích được gợi ra trong khổ 1: Cây khế, Tấm Cám, Thạch Sanh (Học sinh lựa chọn 2 trong 3 truyện để trả lời)

Câu 3:

- Biện pháp nghệ thuật: liệt kê, điệp ngữ

- Tác dụng: Câu văn giàu hình ảnh, nhịp điệu. Qua đó nhấn mạnh tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc, quê hương.

Câu 4:

- Tình cảm của tác giả với những di sản tinh thần của dân tộc: yêu mến, trân trọng, thể hiện qua cách khẳng định bằng điệp ngữ “quê hương tôi”, qua giọng điệu say sưa, tự hào.

II. Làm văn

Câu 1:

* Giải thích:

- Di sản tinh thần: là những di sản chứa đựng nét đẹp tinh thần mà cha ông nhiều thế hệ đã dày công xây dựng và vun đắp.

* Tại sao phải giữ gìn, bảo vệ các di sản tinh thần của dân tộc?

- Biểu hiện của lòng yêu nước.

- Di sản tinh thần có giá trị to lớn về nhiều mặt, đánh mất những di sản này là làm nghèo nàn đất nước.

- Di sản tinh thần tạo nên sức mạnh đoàn kết, nối kết các thế hệ

* Việc giữ gìn, bảo vệ di sản tinh thần của giới trẻ hiện nay:

- Về mặt tích cực: Thế hệ thanh niên Việt Nam đã và đang phát huy bản sắc dân tộc bằng những việc làm tích cực: quảng bá di sản tinh thần của dân tộc với bạn bè quốc tế,…

- Về mặt tiêu cực: Một bộ phận thờ ơ với những giá trị về mặt truyền thống của dân tộc, đề cao những giá trị văn hóa du nhập của nước ngoài,…

* Liên hệ bản thân

Câu 2:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

2. Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao

a. Vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ:

* Tài gắn liền với danh:

- Huấn Cao viết chữ đẹp nên nổi tiếng khắp một vùng rộng lớn: vùng Tỉnh Sơn.

- Viên quản ngục và thầy thơ lại cũng biết tiếng.

* Cái tài gắn với sự khao khát, nể trọng của người đời:

- Viên quản ngục khao khát có được chữ ông Huấn Cao để treo trong nhà.

- Viên quản ngục biệt nhỡn qua ánh nhìn, qua hành động biệt đãi

-> Đây không phải một cái tài bình thường mà nó đạt đến độ phi thường và siêu phàm.

b. Vẻ đẹp của thiên lương:

- “Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ”:

+ “Khoảnh”: có phần kiêu ngạo về tài năng viết chữ của mình, có ý thức về giá trị của tài năng ấy, tôn trọng tài năng, sử dụng nó như một món quà mà thượng đế trao cho mình nên chỉ trao nó cho những tấm lòng trong thiên hạ.

-“Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ” -> khí chất, quan điểm của Huấn Cao.

-“Ta cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ” -> tấm lòng của Huấn Cao với những con người yêu cái đẹp, trọng cái tài.

c. Vẻ đẹp của khí phách:

* Tinh thần nghĩa hiệp:

-  Là người giỏi chữ nghĩa nhưng không đi theo lối mòn, dám cầm đầu một cuộc đại phản chống lại triều đình mà ông căm ghét.

* Tư thế đàng hoàng, hiên ngang, bất khuất:

-  Hành động Huấn Cao cùng các bạn tù giỗ gông. Huấn Cao ở vị trí đầu thang gông – ngay trong tình thế bi đát vẫn đứng ở vị trí chủ soái.

- Trước lời đe dọa của tên lính áp giải tù, Huấn Cao không hề để tâm, coi thường, vẫn lạnh lùng chúc mũi gông đánh thuỳnh một cái xuống nền đá tảng…

* Bản lĩnh cứng cỏi, không sợ quyền uy và không sợ cái chết:

- Cách Huấn Cao đón nhận sự biệt đãi của viên quản ngục.

- Khi viên quản ngục xuống tận phòng giam hỏi han ân cần, chu đáo, Huấn Cao tỏ ra khinh bạc đến điều: “Ngươi hỏi ta muốn gì, ta chỉ muốn có một điều, là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”.

- Vào thời điểm nhận tin dữ (ngày mai vào kinh chịu án chém), Huấn Cao bình tĩnh, mỉm cười.

d. Sự tỏa sáng của ba vẻ đẹp trong cảnh cho chữ:

* Vẻ đẹp tài hoa:

- Tài năng của Huấn Cao không còn là những lời đồn đại nữa, nó đã hiện thành hình: “những nét chữ vuông tươi tắn…”

* Vẻ đẹp khí phách:

- Trái với sự lo lắng của viên quản ngục và thầy thơ lại, Huấn Cao rất thản nhiên đón nhận, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, lặng người ái ngại cho viên quản ngục.

- Không để tâm tới mọi thứ xung quanh, chỉ tập trung vào những nét chữ mà mình đang tạo ra.

* Vẻ đẹp thiên lương:

- Hiểu ra tấm lòng của quản ngục.

- Quan niệm: không được phụ lòng người -> trong những giây phút cuối đời đã viết chữ dành tặng viên quản ngục, dành tặng cho tấm lòng biệt nhỡn liên tài trong thiên hạ.

- Đỡ viên quan coi ngục đứng thẳng dậy, đưa ra những lời khuyên chí tình.

e. Tổng hợp đánh giá về nhân vật:

* Nguyên mẫu: Cao Bá Quát:

- Cùng họ Cao, giữ chức coi sóc việc học ở địa phương.

- Huấn Cao là người tử tù, dám cầm đầu đội quân chống lại triều đình. Cao Bát Quát là thủ lĩnh, quân sư cho cuộc khởi nghĩa của nhân dân Mỹ Lương – Hà Tây chống lại triều đình rồi cũng bị kết án tử hình.

- Cùng được tôn vinh vì tài năng viết chữ đẹp.

- Sự cúi đầu trước Huấn Cao của quản ngục cũng giống như câu thơ của Cao Bá Quát:“Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

- Mang nhiều dấu ấn của chủ nghĩa lãng mạn:

+ Là con người tài hoa tài tử, khác thường.

+ Dùng thủ pháp cường điệu, phóng đại và thủ pháp đối lập.

- Ngôn ngữ giàu chất tạo hình, dùng nhiều từ Hán Việt mang màu sắc cổ kính, gợi về cái đẹp của một thời vang bóng.

* Nội dung tư tưởng mà nhân vật truyền tải:

- Quan điểm thẩm mĩ tiến bộ: luôn cho rằng cái đẹp phải gắn liền với cái thiện.

- Thông điệp: cái đẹp sẽ chiến thắng cái xấu xa, cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, ánh sáng sẽ chiến thắng bóng tối.

- Thông qua việc ca ngợi Huấn Cao tác giả tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, tôn vinh một trang anh hùng dũng liệt -> Ca ngợi Huấn Cao là biểu hiện kín đáo của lòng yêu nước.

3. Tổng kết.

2.3. Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 11 số 3

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: NGỮ VĂN 11

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. Đọc hiểu (3 điểm)

Câu chuyện về hai hạt lúa

Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lửa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó chết dần chết mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đấy nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…

Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ – đó là sự lựa chọn của hạt giống thứ hai”.

(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản

Câu 2: Dựa vào văn bản, hãy cho biết vì sao hạt lúa thứ hai “ngày đêm mong được ông chủ gieo xuống đất”

Câu 3: Hình ảnh 2 hạt lúa có ý nghĩa tượng trưng cho những kiểu người nào trong xã hội?

Câu 4: Thông điệp sâu sắc nhất mà anh chị rút ra từ văn bản trên?

II. Làm văn (7 điểm)

Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở cho đến trước khi bị Thị Nở từ chối trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI GIỮA HK1 SỐ 3

MÔN: NGỮ VĂN 11

I. Đọc hiểu

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Câu 2:

- Hạt lúa thứ hai ngày đêm mong được ông chủ gieo xuống đất bởi vì nó mong đợi được bắt đầu một cuộc đời mới.

Câu 3:

- Hình ảnh hai hạt lúa tượng trưng cho 2 kiểu người:

+ Hạt lúa thứ nhất: kiểu người sống trong mức an toàn, không dám làm gì mạo hiểm.

+ Hạt lúa thứ hai: kiểu người dám sống khác, dám đương đầu với thử thách.

Câu 4:

- Anh/chị có thể tự rút ra thông điệp có ý nghĩa cho bản thân mình từ câu chuyện. Có thể thông điệp: Mỗi người hãy dám dấn thân mình, sống một cuộc đời có ý nghĩa.

II. Làm văn

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Nam Cao là cây nút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. “Đến Nam Cao, chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam từ 1930 đến 1945 mới thực sự tự giác đầy đủ về những nguyên tắc sáng tác của nó”. Những sáng tác của ông xoay quanh hai đối tượng chính là người nông dân nghèo và người trí thức nghèo.

- Chí Phèo thuộc thể loại truyện ngắn nhưng có dung lượng của tiểu thuyết. Tác phẩm này đã đưa Nam Cao lên vị trí là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

2. Giới thiệu nhân vật

- Xuất thân: là đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi ở lò gạch cũ, được anh đi thả ống lươn nhặt được, mang về cho một bà góa mù, bà góa mù bán cho bác phó cối không con, bác phó cối mất đi thì sống trong sự đùm bọc của dân làng.

=> Mồ côi, bị trao qua đổi lại, lớn lên trong sự cưu mang của cộng đồng.

- Khi lớn lên (20 tuổi): Chí Phèo làm canh điền cho nhà lí Kiến, lành như đất -> lương thiện đích thực:

+ Cày cấy thuê để kiếm sống.

+ Khi bị bà ba gọi vào bóp chân, Chí chỉ thấy nhục -> có lòng tự trọng.

+ Mơ ước về mái ấm hạnh phúc, giản dị: chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải…

=> Là một người lương thiện.

Diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở:

* Mối quan hệ Thị Nở và Chí Phèo: Là quan hệ trực tiếp thể hiện phần nhân tính chìm khuất cũng như bi kịch bị từ chối quyền làm người của Chí.

 - Sự xuất hiện của Thị Nở có một ý nghĩa khá đặc biệt trong việc thể hiện số phận, tính cách nhân vật Chí.

+ Dưới mắt người dân làng Vũ Đại, thị Nở nghèo, xấu, dở hơi, là dòng dõi của nhà “có ma hủi”. Nhưng với Chí thì thị Nở là người “có duyên”. Bởi vì thị không chỉ là người mà còn là ước mơ hạnh phúc của Chí, thị đã giúp Chí phát hiện lại chính mình.

+ Nhưng thị cũng là nỗi đau sâu thẳm của Chí. Nghèo xấu, dở hơi…thế mà Chí vẫn không “xứng đôi” với thị => Tô đậm cái bi đát, hẩm hiu trong số phận Chí.

* Việc gặp Thị Nở như một bước ngoặc trong cuộc đời Chí. Tình yêu của Thị Nở dành cho Chí đã thức tỉnh linh hồn của Chí, kéo Chí từ thú vật trở lại làm người

- Chí có sự thay đổi về tâm lí:

+ Hắn thấy hằn già mà vẫn cô độc.

+  Đói rét, bệnh tật hắn có thể chịu được nhưng hắn sợ nhất là sự cô độc.

- Chí cảm nhận được âm vang cuộc sống chung quanh mình:

+ Tiếng chim hót trong lành buổi sáng.

+ Tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá ven sông.

+ Tiếng người cười nói đi chợ về.

- Chí hồi tưởng về quá khứ và hi vọng trong tương lai.

+ Có một thời hắn mơ ước có cuộc sống gia đình “Chồng cày thuê…làm”.

+ Thị sẽ mở đường cho Chí trở lại cuộc sống lương thiện.

* Khi bị thị Nở dứt tình thì tâm trạng của Chí có nhiều thay đổi: Chí ngạc nhiên sau đó Chí chợt hiểu. Quá trình diễn biến tâm lí đầy phức tạp: thức tỉnh – hi vọng – thất vọng, đau đớn – phẫn uất – tuyệt vọng.

+ Chí thức tỉnh và muốn làm người lương thiện. Chí không thể đập phá, rạch mặt ăn vạ được nữa.

+ Nhưng ai cho Chí lương thiện.

+ Kẻ thù của Chí không phải một mình bá Kiến mà là cả xã hội đương thời thối nát và độc ác.

+ Dưới con mắt của mọi người, của xã hội ấy, Chí Phèo chỉ có thể là con quỷ dữ không thể là người. Vì thế một người tập trung tất cả cái xấu như thị Nở đã phũ phàng cự tuyệt chí.

+ Chí vô cùng đau đớn tuyệt vọng “ôm mặt khóc rưng rức”. Chí dùng dao đâm chết kẻ thù và tự sát. Chí đã chết trên ngưỡng cửa lương thiện => Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.

3. Tổng kết

- Chí Phèo là một nhân vật điển hình bất hủ của văn xuôi Việt Nam hiện đại. “Hiện tượng Chí Phèo” in đậm dấu ấn của thời kì Tiền khởi nghĩa 1940 – 1945.

- Nam Cao đã rất thành công trong việc tạo dựng hình tượng nhân vật Chí Phèo thông qua bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, giọng kể độc đáo, có sự kết hợp giữa lời trực tiếp với lời nửa trực tiếp.

2.4. Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 11 số 4

TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: NGỮ VĂN 11

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm) 

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Virus Zika là loại virus nguy hiểm liên quan đến dị tật bẩm sinh. Hãy tự biết cách để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân bằng các phương pháp phòng tránh.

Người mắc bệnh này thường có biểu hiện sốt, đau cơ, nhức đầu và đau mắt. Theo WHO, có rất nhiều trường hợp bệnh nhân mắc bệnh Zika lại không có biểu hiện hay triệu chứng gì. Chính điều này khiến cho khả năng lây lan truyền nhiễm bệnh càng cao, rất nguy hiểm đặc biệt trong khu vực nhiệt đới.

Virus Zika được phát hiện đầu tiên vào năm 1947 tại khu rừng Zika của Uganda. Trường hợp tiếp theo được phát hiện và ghi nhận tại Nigeria vào năm 1954. Từ đó chúng trở nên lưu hành ở nhiều nước khu vực châu Phi. Cũng theo đó, trường hợp đầu tiên mắc bệnh này ở châu Á là tại đảo Yap thuộc Liên bang Micronesia vào năm 2007. Vào băm 2013, tại French Polynesia cũng ghi nhận ổ dịch đầu tiên rồi lây lan ra các đảo khu vực Thái Bình Dương như (New Caledonia, đảo Cook, đảo Easter). Thái Lan cũng đã ghi nhận 1 trường hợp mắc bệnh Zika vào năm 2013.

Với phương thức lây truyền chủ yếu là qua muỗi Aedes và thời gian ủ bệnh là từ 3 đến 12 ngày (đây là loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết). Hoặc bệnh Zika lây truyền qua đường máu, từ mẹ sang con và qua đường tình dục, tuy nhiên tới hiện tại cũng chưa có sự ghi nhận nào cho những đường lây truyền này.

Hiện nay tại Việt Nam đã phát hiện nhiều trường hợp nhiễm virus Zika. Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên chủ động phòng tránh bệnh bằng những biện pháp như:

- Không tạo cơ hội và môi trường để muỗi đẻ trứng như các dụng cụ chứa nước, bể nước phải đậy kín.

- Diệt loăng quăng và bọ gậy thường xuyên bằng cách thả cả vào các dụng cụ chứa nước lớn. Vệ sinh và rửa sạch các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ. Không để nước ứ đọng trong bình, lọ, chai nơi ẩm thấp trong nhà và phải thay nước thường xuyên tránh nuôi muỗi.

- Loại bỏ các chất thải, phế liệu, các hốc nước tự nhiên để muỗi không thể đẻ trứng.

- Khi ngủ nhớ mắc màn, che đậy cẩn thận. Sử dụng các loại thuốc bôi, xịt trên da tránh bị muỗi đốt.

- Phun hóa chất diệt muỗi và chống dịch an toàn, đúng cách.

- Phải đến ngay trạm y tế để thăm khám khi có dấu hiệu của việc cảm cúm, ốm. Không tự ý điều trị bệnh ở nhà.

- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi để phòng, chống dịch.

- Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

(Theo Gia đình Việt Nam)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Đặt tên cho văn bản.

Câu 2. Nêu nội dung được đề cập đến trong văn bản.

Câu 3. Tại sao Virus Zika là loại virus nguy hiểm?

Câu 4. Bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm góp phần bảo vệ sức khoẻ trong cuộc sống hôm nay (Trình bày trong khoảng 5-7 câu) 

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo (truyện ngắn: “Chí Phèo” của Nam Cao) từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở.

-----Còn tiếp-----

2.5. Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 11 số 5

TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: NGỮ VĂN 11

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. Đọc hiểu

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khổ khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi, và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi lắng nghe, và chính thượng đế trên Thiên đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại… Ít ra truyền thuyết nói như vậy.

 (Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Colleen McCulough, NXB Văn học, 2004, tr8)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.

Câu 2: Hình ảnh chiếc gai dài nhất, nhọn nhất ẩn dụ cho điều gì?

Câu 3: Câu chuyện trên gửi đến độc giả thông điệp gì?

Câu 4: Anh/chị hãy rút ra bài học sâu sắc cho bản thân (Không lặp lại thông điệp đã nêu ở câu 3)

II. Làm văn

Cảm nhận của anh/chị về bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Ngữ Văn 11, tập 1.

---Để xem tiếp nội dung của Đề thi số 5, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

2.6. Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 11 số 6

TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: NGỮ VĂN 11

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Phần I. Đọc hiểu (4 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Hôm nay là ngày đầu tiên thầy giáo mới vào dạy môn Toán. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm. Cả lớp ngạc nhiên khi thầy phát cho ba loại đề khác nhau rồi nói:

- Đề thứ nhất gồm những câu hỏi vừa dễ vừa khó, nếu làm hết các em sẽ được điểm 10. Đề thứ hai có số điểm cao nhất là 8 với những câu hỏi tương đối dễ. Đề thứ ba có số điểm tối đa là 6 với những câu hỏi rất dễ. Các em được quyền chọn đề cho mình.

Thầy chỉ cho làm bài trong 15 phút nên ai cũng chọn đề thứ 2 cho chắc ăn.

Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra. Cả lớp lại càng ngạc nhiên hơn khi biết ai chọn đề nào thì được tổng số điểm của đề đó, bất kể làm đúng hay sai. Lớp trưởng hỏi thầy:

- Thưa thầy tại sao lại như thế a.?

Thầy cười nghiêm nghị trả lời:

- Với bài kiểm tra này thầy chỉ muốn thử thách...

   (Trích “Hạt giống tâm hồn”)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.

Câu 2: Tại sao cả lớp lại ngạc nhiên khi thầy giáo trả bài kiểm tra?

Câu 3: Hãy viết tiếp câu nói của thầy với cả lớp sao cho phù hợp với mạch nội dung của câu chuyện trên (tối đa 4 dòng)

Câu 4: Bài kiểm tra kì lạ của người thầy trong câu chuyện trên đã dạy cho chúng ta bài học gì? Trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn (7 - 10 dòng)

-----Còn tiếp-----

7. Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 11 số 7

Trường: THPT CHU VĂN AN

Số câu: 5

Thời gian làm bài: 90 phút

Năm học: 2021-2022

8. Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 11 số 8

Trường: THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

Số câu: 4

Thời gian làm bài: 90 phút

Năm học: 2021-2022

9. Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 11 số 9

Trường: THPT PHẠM VĂN ĐỒNG

Số câu: 5

Thời gian làm bài: 90 phút

Năm học: 2021-2022

10. Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 11 số 10

Trường: THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Số câu: 6

Thời gian làm bài: 90 phút

Năm học: 2021-2022

Ngày:27/10/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM