Sinh học 11 Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)
Qua nội dung bài này các em sẽ được tìm hiểu về những đặc điểm về nguồn gốc và các thành phần của hệ thần kinh dạng ống ở động vật có xương sống, chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng, các loại phản xạ ở động vật có xương sống.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh
a. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống
- Cấu trúc hệ thần kinh:
+ Theo giải phẫu:
- HTK trung ương gồm não và tủy sống.
- HTK ngoại biên gồm dây thần kinh và hạch thần kinh.
+ Theo chức năng:
- HTK vận động: điều khiển hoạt động của các cơ vân trong hệ vận động đó là những hoạt động có ý thức.
- HTK sinh dưỡng: điều khiển hoạt động của các nội quan là những hoạt động tự động không theo ý thức.
+ Ví dụ:
- Ví dụ 1: Cung phản xạ tự vệ ở người. Do HTK vận động đảm nhận.
- Ví dụ 2: Điều hòa hoạt động tim của HTK sinh dưỡng.
+ Thần kinh giao cảm: Tăng lực và nhịp cơ tim.
+ Thần kinh đối giao cảm: Giảm lực và nhịp cơ tim.
+ Hình thức cảm ứng: Theo nguyên tắc phản xạ.
1.2. Phản xạ - Một thuộc tính cơ bản của mọi cơ thể có tổ chức thần kinh
a. Phản xạ
- Hoạt động của HTK theo nguyên tắc phản xạ
- Phản xạ là hình thức trả lời kích thích của sinh vật trước môi trường.
- Vai trò: Giúp cho động vật thích nghi vơi môi trường sống.
b. Phân loại phản xạ
2. Bài tập minh họa
Phân biệt cấu tạo hệ thần kinh ống với hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
Hướng dẫn giải:
- Hệ thần kinh dạng lưới: được cấu tạo từ các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau bằng các sợi thần kinh.
- Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được hình thành từ các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Khi bị kích thích, phản ứng của động vật có hệ thần kinh ống có gì khác với động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dụng chuỗi hạch? Cho ví dụ minh họa.
Câu 2: Cho một số ví dụ về phản xạ có điều kiện ở động vật có hệ thần kinh hình ống.
Câu 3: Nêu sự khác nhau giữa tính cảm ứng ở thực vật và động vật?
Câu 4: Phân biệt cấu tạo hệ thần kinh dạng ống với hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Phản xạ phức tạp thường là:
A. Phản xạ có điều kiện, trong đó có sự tham gia của một số ít tế bào thần kinh trong đó có các tế bào vỏ não.
B. Phản xạ không điều kiện, có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh trong đó có các tế bào vỏ não.
C. Phản xạ có điều kiện, trong đó có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh trong đó có các tế bào tuỷ sống.
D. Phản xạ có điều kiện, trong đó có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh trong đó có các tế bào vỏ não.
Câu 2: Hệ thần kinh ống gặp ở động vật nào?
A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.
B. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun đốt.
C. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, thân mềm.
D. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun tròn.
Câu 3: Ý nào không đúng với đặc điểm phản xạ có điều kiện?
A. Được hình thành trong quá trình sống và không bền vững.
B. Không di truyền được, mang tính cá thể.
C. Có số lượng hạn chế.
D. Thường do vỏ não điều khiển.
Câu 4: Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ co ngón tay?
A. Là phản xạ có tính di truyền.
B. Là phản xạ bẩm sinh.
C. Là phản xạ không điều kiện.
D. Là phản xạ có điều kiện.
Câu 5: Hệ thần kinh ống được tạo thành từ hai phần rõ rệt là:
A. Não và thần kinh ngoại biên.
B. Não và tuỷ sống.
C. Thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên.
D. Tuỷ sống và thần kinh ngoại biên.
3.3. Trắc nghiệm Online
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Cảm ứng ở động vật Sinh học 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
4. Kết luận
- Sau khi học xong bài này các em cần:
- Trình bày được những đặc điểm về nguồn gốc và các thành phần của hệ thần kinh dạng ống ở động vật có xương sống.
- Phân biệt được chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.
- Phân biệt được các loại phản xạ ở động vật có xương sống. Lấy được ví dụ minh họa.
Tham khảo thêm
- doc Sinh học 11 Bài 23: Hướng động
- doc Sinh học 11 Bài 24: Ứng động
- doc Sinh học 11 Bài 25: Thực hành: Hướng động
- doc Sinh học 11 Bài 26: Cảm ứng ở động vật
- doc Sinh học 11 Bài 28: Điện thế nghỉ
- doc Sinh học 11 Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh
- doc Sinh học 11 Bài 30: Truyền tin qua Xináp
- doc Sinh học 11 Bài 31: Tập tính của động vật
- doc Sinh học 11 Bài 32: Tập tính của động vật (Tiếp theo)
- doc Sinh học 11 Bài 33: Thực hành: Xem phim về tập tính của động vật