Sinh học 11 Bài 30: Truyền tin qua Xináp

Qua nội dung bài Truyền tin qua Xináp, giúp học sinh nắm được điện thế hoạt động. Sự khác nhau về cách lan truyền của điện thế hoạt động trên sợi thần kinh có bao miêlin và không có bao miêlin.

Sinh học 11 Bài 30: Truyền tin qua Xináp

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm Xinap

- Xinap là nơi tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc với các tế bào khác như: tế bào cơ, tế bào tuyến … có vai trò dẫn truyền xung thần kinh.
+ Có 2 loại xinap: xinap điện và xinap hóa học.

Các kiểu xinap (A Xinap thần kinh-thần kinh, B Xinap thần kinh-cơ, C Xinap thần kinh-Tuyến)

1.2. Cấu tạo Xinap

- Xinap gồm màng trước, màng sau, khe xinap và chuỳ xinap. Chùy xinap có các bọc chứa chất trung gian hóa học.
- Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở thú là axêtincôlin và norađrênalin.

Sơ đồ cấu tạo hóa học của Xinap

1.3. Quá trình truyền tin qua xinap

- Quá trình truyền tin qua xinap gồm các giai đoạn sau:

+ Xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp làm Ca2+ đi vào trong chuỳ xináp.
Ca2+ làm cho các bọc chứa chất trung gian hoá học gắn vào màng trước và vỡ ra. Chất trung gian hoá học đi qua khe xináp đến màng sau.
Chất trung gian hoá học axetycolin gắn vào thụ thể ở màng sau xináp làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Điện thế hoạt động (xung thần kinh) hình thành và lan truyền đi tiếp.

+ Vì màng sau của xinap không có chất axetyncolin, còn màng trước thì không có các thụ thể nên xung thần kinh chỉ truyền một chiều.

Truyền tin qua Xinap

2. Bài tập minh họa

Chất trung gian hóa học có vai trò như thế nào trong truyền tin qua xináp?

Hướng dẫn giải:

Chất trung gian hóa học đi qua khe xináp làm thay đổi tính thấm ở màng sau xináp và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp. Enzim có ở màng sau xináp thủy phân axêtincôlin và côlin. Hai chất này quay trở lại chùy xináp và được tái tổng hợp lại thành axêlineôlin chứa trong các túi.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Nêu khái niệm xináp? Xináp có cấu tạo như thế nào? Quá trình truyền tin qua xináp gồm các giai đoạn nào?

Câu 2: Trình bày những diễn biến xảy ra ở chùy xináp khi có kích thích? 

Câu 3: Tại sao xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều?

Câu 4: Dựa vào đặc điểm cấu tạo và sự dẫn truyền tin qua xináp, hãy giải thích tác dụng của các loại thuốc atrôpin, aminazin đối với người và đipterex đối với giun kí sinh trong hệ tiêu hoá của lợn.

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: A. Axêtincôlin được tái chế phân bố tự do trong chùy xináp

B. Axêtincôlin bị axêtincôlinesteraza phân giải thành axêtat và côlin
C. Axêtat và côlin trở lại màng trước, đi vào chùy xináp và được tái tổng hợp thành axêtincôlin
D. Axêtincôlin tái chế được chứa trong các bóng xináp

Câu 2: Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự:

A. Khe xináp → màng trước xináp → chùy xináp → màng sau xináp
B. Chùy xináp → màng trước xináp → khe xináp → màng sau xináp
C. Màng sau xináp → khe xináp → chùy xináp → màng trước xináp
D. Màng trước xináp → chùy xináp → khe xináp → màng sau xináp

Câu 3: Yếu tố không thuộc thành phân xináp là

A. Khe xináp

B. Cúc xináp

C. Các ion Ca2+

D. Màng sau xináp

Câu 4: Điện thế hoạt động lan truyền trên sợi thần kinh có bao miêlin nhanh hơn so với không có bao miêlin vì xung thần kinh

A. lan truyền theo kiểu nhảy cóc.

B. lan truyền liên tiếp từ vùng này sang vùng khác. 

C. không lan truyền theo kiểu nhảy cóc

D. không lan truyền liên tục.

Câu 5: Sau khi điện thế hoạt động lan truyền tiếp ở màng sau, axêtincôlin phân huỷ thành

A. axêtat và côlin.

B. axêtin và côlin.

C. axit axêtic và côlin.

D. estera và côlin.

3.3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Truyền tin qua Xináp Sinh học 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này, học sinh cần:

  • Vẽ hoặc mô tả được cấu tạo của xináp.
  • Trình bày được quá trình truyền tin qua xináp.
  • Trình bày được cách lan truyền của điện thế hoạt động trên sợi thần kinh có bao miêlin và không có bao miêlin.
Ngày:12/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM