Sinh học 11 Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật

Quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật cần có đủ cả yếu tố bên trong và bên ngoài như thế nào? Qua nội dung bài Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật, các em được tìm hiểu về các yếu tố bên trong tác động đến sự sinh trưởng của động vật. Từ đó các em biết cách ứng dụng các kiến thức trên vào thực tiễn chăn nuôi.

Sinh học 11 Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật

1. Tóm tắt lý thuyết

Sinh trưởng và phát triển của mỗi loài, mỗi cá thể động vật trước tiên do nhân tố di truyền quyết định. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có thể chia thành các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài.

1.1. Nhân tố bên trong

- Hoocmôn là nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.

a. Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống

Các hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở người

- Đối với lưỡng cư, tirôxin gây biến thái từ nòng nọc thành ếch.

- Iôt là thành phần cấu tạo nên tirôxin, do đó thiếu iôt trong thức ăn và nước dẫn đến thiếu tirôxin.

Hoocmôn sinh trưởng GH có tác dụng làm tăng chiều dài của xương, giúp ta cao lên. Khi cơ thể bị rối loạn nội tiết, hoocmôn GH sẽ được tuyến yên tiết ra không bình thường. Nếu tiết ra quá nhiều thì cơ thể sẽ tăng trưởng quá mức và có chiều cao vượt trội. Ngược lại nếu tiết ra quá ít thì cơ thể không sinh trưởng, gây lùn.

b. Các hoocmôn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống

- Hai hoocmôn chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng là ecđixơn và juvenin.

+ Ecđixơn gây lột xác ở bướm, kcish thích sâu biến thành nhộng và bướm

+ Juvenin phối hợp với ecđixơn gây lột xác ở sâu bướm, ức chế quá trình biến đổi sâu thành nhộng và bướm.

2. Bài tập minh họa

Chu kì kinh nguyệt được điều hòa bởi những hoocmôn nào? Dựa vào sơ đồ hình 38.2 hãy chỉ ra những ngày nào trong chu kì kinh nguyệt, là có thể thụ thai?
Hướng dẫn giải:

Chu kì kinh nguyệt được điều hòa bởi nhiều loại hoocmôn:

  • LH, FSH: Tuyến yên tiết ra
  • Ơtrôgen và Prôgestêrôn

Dựa vào sơ đồ hình 38 sẽ thấy rõ là trứng sẽ được rụng vào ngày thứ 14 kể từ khi bắt đầu có kinh. Trứng rụng sẽ có khả năng thụ tinh và như vậy sau ngày thứ 14 kể từ ngày bắt đầu có kinh là thời gian có khả năng thụ thai.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Kể tên các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống.

Câu 2: Vào thời kì dậy thì của nam và nữ, hoocmôn nào được tiết ra nhiều làm cơ thể thay đổi mạnh mẽ về thể chất và tâm sinh lí?

Câu 3: Tại sao cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu) sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển?

Câu 4: Nếu biết người bị bệnh lùn do thiếu GH thì cần tiêm GH ở giai đoạn nào? Tại sao? 

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả: 

A. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém
B. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.
C. Người bé nhỏ hoặc khổng lồ.  
D. Các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển.

Câu 2: Ơstrôgen có vai trò: 

A. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.
B. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
C. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái. 
D. Kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.

Câu 3: Ơstrôgen được sinh ra ở: 

A. Tuyến giáp.
B. Buồng trứng.
C.  Tuyến yên.
D. Tinh hoàn.

Câu 4: Hoocmôn sinh trưởng có vai trò: 

A. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
B. Kích thích chuyển hoá ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
C. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực. 
D. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.

Câu 5: Testostêrôn có vai trò: 

A. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.
B. Kích thích chuyển hoá ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
C. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể. 
D. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.

3.3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật Sinh học 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Sau khi học xong bài này, học sinh cần:

  • Nêu được vai trò của các nhân tố bên trong sinh trưởng và phát triển ở động vật.
  • Kể tên các loại hoocmôn và vai trò của chúng đối với sự sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống, động vật không có xương sống.
  • Thông qua hình ảnh HS cách hệ thống hoá kiến thức.
  • Ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn chăn nuôi.
Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM