Bài học Địa lý 7
Mục lục nội dung
1. Giới thiệu bài học Địa lý 7
Chương trình Địa lý 7 bao hàm một lượng kiến thức khá lớn, phạm vi nội dung tìm hiểu trên toàn thế giới. Với nội dung 61 bài học chia làm 3 phần chính và 10 chương, eLib đã tổng hợp và biên soạn để gửi đến các em hệ thống bài giảng rất đầy đủ và chi tiết. Các em có thể tham khảo từng bài giảng chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.
2. Hướng dẫn học hiệu quả môn Địa lý 7
Chương trình Địa lý 7 sẽ mang đến các em kiến thức vô cùng phong phú về thành phần nhân văn của môi trường cũng như đặc điểm, hoạt động của con người ở nhiều môi trường địa lý khác nhau. Các em còn có cơ hội hiểu rõ hơn về những nét nổi bật của các châu lục trên thế giới. Để học tốt chương trình Địa lý 7, các em cần lưu ý những điều sau đây:
2.1. Mẹo ghi nhớ lý thuyết
Tránh hiện tượng học vẹt, tránh phương pháp học nhàm chán chỉ mang tính chất thuộc lòng. Với một lượng kiến thức lớn mà các em cố gắng nhồi nhét chỉ làm mất thời gian mà lại không mang hiệu quả trong học tập. Thay vào đó các em nên ghi nhớ kiến thức ngay từ lúc tiếp thu bài giảng trên lớp; đặc biệt ghi nhớ nội dung bài học thông qua các hình ảnh đặc trưng của nó sẽ giúp em lưu lại kiến thức lâu hơn. Ngoài ra tự kiểm tra kiến thức lẫn nhau sẽ giúp các em nhớ bài lâu hơn.
Discovery là một kênh truyền hình của Mỹ được tạo ra với mục đích cung cấp các chương trình phim tài liệu hay nhất từ khoa học, lịch sử, thiên nhiên đến những cuộc phiêu lưu của con người. Đây là một kênh truyền hình rất hữu ích dành cho các em, khi xem, các em sẽ có cơ hội tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau và có thêm rất nhiều thông tin hữu ích về nhiều khía cạnh của cuộc sống.
2.2. Hệ thống kiến thức
Để học tốt môn Địa lý 7, các em phải hệ thống kiến thức theo từng chương để đảm bảo chất lượng ôn tập. Các em có thể khái quát qua sơ đồ tư duy, qua việc ghi chú những mục thông tin quan trọng. Tránh hiện tượng chồng chéo kiến thức, trì trệ trong việc hệ thống; điều này sẽ làm các em mất rất nhiều thời gian cho ôn tập và chuẩn bị trước khi đến kì thi.
2.3. Sơ đồ tư duy
Đối với những bài học có nội dung liên quan đến nhau thì các em nên tóm tắt những ý chính bằng sơ đồ hóa (việc làm này sẽ giúp cho các em học sinh nắm bắt được bài cũ nhanh chóng và ôn tập một cách dễ dàng). Khi mà bài mới có sự liên quan đến bài cũ thì với sơ đồ hệ thống hoàn toàn có thể xem lại để khắc sâu thêm kiến thức, tránh được những nhầm lẫn kiến thức.
2.4. Xử lí "con số"
Một điều nữa mà ai cũng “sợ” ở môn Địa lý đó là việc có quá nhiều các con số, hoặc một dãy số liệu quá dài. Tuy nhiên, một mẹo nhỏ là các em không nhất thiết phải nhớ chính xác các con số. Trong một số trường hợp có thể chỉ cần đưa ra những con số tương đối.
Các em cũng không nhất thiết phải nhớ hết cả một dãy số liệu quá dài nhưng nhất thiết phải nhớ được những số liệu cơ bản làm dẫn chứng cho bài viết. Ví dụ: dẫn chứng về tốc độ gia tăng dân số nước ta thì cần nắm được những mốc quan trọng, thường là đầu – cuối hoặc những năm có sự biến động lớn như tăng, giảm đột ngột....
2.5. Kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ
Biểu đồ là dạng bài tập quen thuộc đối với môn địa lí. Bất cứ trong bài thi nào cũng rất dễ gặp dạng biểu đồ này. Vì vậy, bên cạnh học kiến thức lí thuyết, các em cũng nên dành thời gian để trau dồi kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ. Hãy bắt đầu bằng những biểu đồ đơn giản, sau đó là những biểu đồ phức tạp hơn. Để vẽ được biểu đồ, hãy quan sát thật kĩ các biểu đồ có trong sách về cách chia, chú thích, cách biểu diễn và dạng của biểu đồ khi thể hiện điều gì….
2.6. Học nhóm
Nếu muốn đạt kết quả cao trong môn học này thì không nên học một mình.Hãy tìm một người bạn hoặc một nhóm bạn cùng có niềm yêu thích với môn Địa lí để có thể thường xuyên trao đổi bài với nhau. Các thông tin bổ ích do từng người tìm được liên quan đến bài học, các câu hỏi suy luận, các kiến thức được nhắc lại thường xuyên sẽ giúp việc học thú vị và tiếp thu được nhiều hơn.
Tập vẽ đi vẽ lại nhiều lần, phân tích bảng số liệu, phân tích biểu đồ nhiều lần sẽ giúp các em thành thạo và xử lí nhanh chóng.
Với sáu phương pháp trên, chúng tôi hy vọng sẽ giúp các em học tốt chương trình Địa lý 7 để đạt kết quả cao trong học tập.
Tham khảo thêm
- doc
Bài 46: Thực hành: Sự phân hóa của thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây của dãy An-đet
- doc
Bài 45: Kinh tế Trung và Nam Mĩ (tiếp theo)
- doc
Bài 61: Thực hành: Đọc lược đồ, vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế châu Âu
- doc
Bài 44: Kinh tế Trung và Nam Mĩ
- doc
Bài 60: Liên minh châu Âu
- doc
Bài 34: Thực hành: So sánh nền kinh tế của ba khu vực châu Phi
- doc
Bài 43: Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ
- doc
Bài 59: Khu vực Đông Âu
- doc
Bài 12: Thực hành: Nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng
- doc
Bài 33: Các khu vực châu Phi (tiếp theo)