Địa lý 7 Bài 28: Thực hành: Phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu Phi

Bài thực hành Địa lý 7 Bài 28 "Phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu Phi" giúp các em củng cố kiến thức về các môi trường tự nhiên ở châu Phi. Đồng thời rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận xét biểu đồ.

Địa lý 7 Bài 28: Thực hành: Phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu Phi

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mục tiêu

- Củng cố kiến thức về các môi trường tự nhiên ở châu Phi

- Xác định kiểu môi trường tự nhiên ở châu Phi

- Kĩ năng đọc, phân tích biểu đồ

- Kĩ năng nhận xét, phân tích hiện tượng

1.2. Chuẩn bị

- Bản đồ các môi trường tự nhiên ở châu Phi

- Biểu đồ khí hậu của bốn địa điểm.

- Một số hình ảnh về môi trường tự nhiên châu Phi.

- Sách giáo khoa

- Tập bản đồ

2. Nội dung tiến hành

2.1. Sự phân bố các môi trường tự nhiên

Quan sát hình 27.2 và dựa vào kiến thức đã học:

- So sánh diện tích của các moi trường ở châu Phi.

- Giải thích vì sao các hoang mạc ở châu Phi lại lan ra sát bờ biển?

Lược đồ các môi trường tự nhiên của châu Phi

Gợi ý trả lời

- Trong các môi trường thiên nhiên ở châu Phi, chiếm diện tích lớn nhất là môi trường nhiệt đới và môi trường hoang mạc; tiếp theo là môi trường xích đạo ẩm, môi trường địa trung hải; chiếm diện tích nhỏ nhất là môi trường cận nhiệt đới ẩm.

- Các hoang mạc ở châu Phi lan ra sát bờ biển vì:

      + Chí tuyến Bắc đi qua giữa Bắc Phi nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến, thời tiết rất ổn định, không có mưa; ven bờ tây bắc châu Phi có dòng biển lạnh Ca – na – ri chảy qua nên hoang mạc Xa – ha – ra ăn lan ra biển

      + Dòng biển lạnh Ben – ghê – la và vị trí đường chí tuyến Nam đã hình thành nên khí hậu hoang mạc ở ven biển Tây Nam châu Phi

2.2. Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa

Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa A. B, C, D trong hình 28.1; sắp xếp các biểu đồ vào vị trí 1, 2, 3, 4 trong hình 27.2 cho phù hợp.

- Phân tích các biểu đồ nhiệt đô và lượng mưa dưới đây theo gợi ý sau:

+ Lượng mưa trung bình năm, sự phân bố lượng mưa trong năm.

+ Biên độ nhiệt trong năm, sự phân bố nhiệt độ trong năm

+ Cho biết từng biểu đồ thuộc kiều khí hậu nào. Nêu đặc điểm chung của kiểu khí hậu đó.

Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm ở châu Phi

Gợi ý trả lời

a) Biểu đồ A

- Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình > 10°C, có 2 tháng cực đại là tháng 3 và tháng 11 khoảng 25°C, tháng lạnh nhất là tháng 7, nhiệt độ 18°C.

- Lượng mưa: lượng mưa trung bình là 1244 mm, mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 3.

- Biểu đồ A phù hợp với vị trí 3. 

b) Biểu đồ B

- Nhiệt độ: nhiệt độ cao nhất (tháng 5) là 35°C, nhiệt độ thấp nhất (tháng 1 ) khoảng 20°C.

- Lượng mưa: lượng mưa trung bình năm là 897 mm, mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9.

- Biểu đồ B phù hợp với vị trí 2.

c) Biểu đồ C

- Nhiệt độ: nhiệt độ cao nhất (tháng 4) khoảng 28°C, nhiệt độ thấp nhất (tháng 7) khoảng 20°C.

- Lượng mưa: lượng mưa trung bình năm là 2592 mm, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 5.

- Biểu đồ c phù hợp với vị trí 1.

d) Biểu đồ D

- Nhiệt độ: nhiệt độ cao nhất (tháng 2) khoảng 22°C, nhiệt độ thấp nhất (tháng 7) khoảng 10°C.

- Lượng mưa: lượng mưa trung bình năm là 506 mm, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 8.

- Biểu đồ D phù hợp với vị trí 4.

3. Kết luận

Qua bài học này các em cần lưu ý các nội dung quan trọng như sau

  • Nắm vững các môi trường tự nhiên của châu Phi.
  • Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự phân bố các môi trường tự nhiên của châu Phi.
  • Nắm vững cách phân tích một biểu đồ khí hậu ở châu Phi
  • Xác định được trên lược đồ các môi trường tự nhiên ở châu Phi, vị trí địa điểm có biểu đồ đó.
Ngày:26/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM