Địa lý 7 Bài 23: Môi trường vùng núi
Bài học Địa lý 7 Bài 23 "Môi trường vùng núi" giúp các em hiểu thêm về các đặc điểm cơ bản của môi trường vùng núi và cách người dân nơi đây định cư như thế nào.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Đặc điểm của môi trường
Các vùng núi trên thế giới thường là nơi cư trú của các dân tộc ít người. Do độ dốc lớn, đi lại khó khăn, nên họ thường sống rải rác men theo sườn núi hay dưới thung lũng.
Các dân tộc ở miền núi châu Á thường sống ở vùng núi thấp có khí hậu mát mẻ và nhiều lâm sản.
Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ lại ưa sống ở độ cao trên 3000m là nơi có nhiều vùng đất bằng phẳng, thuận tiện cho việc trồng trọt và chăn nuôi. Ở vùng Sừng châu Phi có khí hậu nóng và khô, người ti ô-pi-a sống tập trung trên các sườn núi cao chắn gió có nhiều mưa, khí hậu mát mẻ trong lành.
1.2. Cư trú của con người
Vùng núi là nơi cư trú của các dân tộc ít người
Vùng núi là nơi thưa dân
Người dân ở những vùng núi khác nhau trên Trái đất có những đặc điểm cư trú khác nhau.
Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ ưa sống ở ở độ cao trên 3000m, nhiều đất bằng, thuận lợi trồng trọt, chăn nuôi.
Ở vùng sừng châu Phi, người Ê-ti-ô-pi sống tập trung trên các sườn núi cao chắn gió, mưa nhiều, mát mẻ. thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẽ, nhiều lâm sản.
2. Luyện tập
Câu 1: Ở vùng núi khí hậu và nhiệt độ thay đổi theo độ cao. Sự thay đổi khí hậu theo độ cao theo đặc điểm nào?
Gợi ý trả lời
Ở vùng núi khí hậu và nhiệt độ thay đổi theo độ cao. Đặc điểm của sự thay đổi khí hậu theo độ cao, đó là càng lên cao nhiệt độ càng giảm, không khí càng loãng, áp suất càng giảm và càng lên cao lượng oxi trong không khí càng ít.
Câu 2: Sắp xếp các vành đai thực vật ở đới ôn hòa theo thứ tự.
Gợi ý trả lời
Ở đới ôn hòa từ chân núi đến đỉnh có 5 vành đai thực vật: rừng lá rộng ôn đới, rừng hỗn giao ôn đới, rừng lá kim, đồng cỏ núi cao, tuyết vĩnh cửu.
3. Kết luận
Qua bài học này các em cần lưu ý các nội dung quan trọng như sau
- Nắm được đặc điểm cơ bản của môi trường vùng núi (Càng lên cao không khí càng loãng, càng lạnh, thực vật phân tầng theo độ cao).
- Biết được cách cư trú khác nhau của con người ở các vùng núi trên thế giới.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích bản đồ, ảnh địa lí.
- Biết các đọc lát cắt của một ngọn núi.
- Có ý thức tìm hiểu về cuộc sống dân vùng núi.
- Ý thức bảo vệ thiên nhiên