Địa lý 7 Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ
Bài học Địa lý 7 Bài 41 "Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ" giúp các em có thêm nhiều kiến thức liên quan đến đặc điểm tự nhiên của Trung và Nam Mĩ.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Khái quát tự nhiên
- Diện tích: hơn 20,5 triệu km²
- Bao gồm: Eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng-ti và khu vực Nam Mĩ.
a. Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti
- Khí hậu:
- Phần lớn nằm trong môi trường nhiệt đới, có gió tín phong đông nam thường xuyên thổi.
- Có sự phân hóa theo chiều Đông - Tây.
- Địa hình:
- Eo đất Trung Mĩ: nơi tận cùng của dãy Cóoc đie.
- Quần đảo Ăngti: gồm vô số đảo quanh biển Caribê.
b. Khu vực Nam Mĩ
Nam Mĩ có 3 khu vực địa hình
- Phía Tây:
- Cao nguyên đồ sộ nhất châu Mĩ, cao trung bình từ 3000 – 5000m, nhiều núi xen kẽ cao nguyên và thung lũng.
- Cảnh quan thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao rất phức tạp.
- Ở giữa:
- Rộng lớn gồm đồng bằng Ô ri no co, Amazon, Pampa, Laplata
- Rừng rậm bao phủ, là vựa lúa và vùng chăn nuôi lớn của Nam Mĩ.
- Phía Đông:
- Gồm sơn nguyên Guyana, Brazin hình thành lâu đời, bị bào mòn cắt xẻ mạnh.
- Rừng rậm nhiệt đới ẩm.
2. Luyện tập
Câu 1: Bằng kiến thức đã học, các em hãy cho biết Trung và Nam Mĩ giáp các biển và đại dương nào?
Gợi ý trả lời
Trung và Nam Mĩ giáp với biển Ca-ri-bê, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Câu 2: Các em hãy cho biết:
- Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti nằm trong môi trường nào?
- Loại gió thổi quanh năm ở đây là gió gì, thổi theo hướng nào?
Gợi ý trả lời
- Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti nằm trong môi trường nhiệt đới.
- Loại gió thổi quanh năm ở đây là gió Tín phong, thổi theo hướng đông bắc.
Câu 3: Địa hình và khoáng sản Trung và Nam Mĩ có thuận lợi gì cho việc phát triển nền kinh tế?
Gợi ý trả lời
- Địa hình và khoáng sản Trung và Nam Mĩ có thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế:
- Địa hình đồng bằng rộng lớn thuận lợi cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi.
- Nhiều khoáng sản thuận lợi cho việc phát triển ngành công nghiệp khái thác, công nghiệp chế biến.
3. Kết luận
Qua bài học này các em cần ghi nhớ các nội dung sau
- Nhận biết Trung và Nam Mĩ là một không gian địa lí khổng lồ
- Nắm được các đặc điểm tự nhiên của Trung và Nam Mĩ
- Đặc trưng địa hình eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăngti, cấu trúc địa hình của Nam Mĩ
Tham khảo thêm
- doc Địa lý 7 Bài 35: Khái quát châu Mĩ
- doc Địa lý 7 Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ
- doc Địa lý 7 Bài 37: Dân cư Bắc Mĩ
- doc Địa lý 7 Bài 38: Kinh tế Bắc Mĩ
- doc Địa lý 7 Bài 39: Kinh tế Bắc Mĩ (tiếp theo)
- doc Địa lý 7 Bài 40: Thực hành: Tìm hiểu vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì và vùng công nghiệp
- doc Địa lý 7 Bài 42: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (tiếp theo)
- doc Địa lý 7 Bài 43: Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ
- doc Địa lý 7 Bài 44: Kinh tế Trung và Nam Mĩ
- doc Địa lý 7 Bài 45: Kinh tế Trung và Nam Mĩ (tiếp theo)
- doc Địa lý 7 Bài 46: Thực hành: Sự phân hóa của thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây của dãy An-đet