Địa lý 7 Bài 43: Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ
Bài học Địa lý 7 Bài 43 "Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ" cung cấp đến các em kiến thức về dân cư và quá trình đô thị hóa cũng như là các tác động của nó tới đời sống và môi trường của người dân.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Sơ lược lịch sử
- Trước khi Cri-xtốp Cô-lôm-bô khám phá ra Tân thế giới (năm 1492), trên lãnh thổ Trung và Nam Mĩ chỉ có thổ dân Anh-điêng sinh sống.
- Từ thế kỉ XVI, thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha... kéo tới.
- Các nước Trung và Nam Mĩ trải qua quá trình đấu tranh lâu dài và đã giành được độc lập.
- Tuy vậy, trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước trong khu vực đều phụ thuộc chặt chẽ vào Hoa Kì.
- Hiện nay, các nước Trung và Nam Mĩ đang từng bước thoát khỏi sự lệ thuộc vào nước ngoài và liên kết với nhau trong tổ chức kinh tế khu vực.
1.2. Dân cư
Phần lớn là người lai có nền văn hóa Latinh độc đáo do sự kết hợp từ 3 dòng văn hóa: Anh-điêng, Phi và Âu.
Dân cư phân bố không đều.
Chủ yếu: tập trung ở ven biển, cửa sông và trên các cao nguyên.
Thưa thớt ở các vùng trong nội địa.
⇒ Sự phân bố dân cư phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa hình của môi trường sinh sống .
Dân cư có tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao (1,7%).
1.3. Đô thị hóa
- Đặc điểm đô thị hóa:
- Tốc độ đô thị hóa dẫn đầu thế giới.
- Tỉ lệ thị dân ở đô thị chiếm 75%.
- Tốc độ đô thị hóa không gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế.
- Các đô thị lớn: Xao-Paolô, Riô-đê Gia-nê-rô, Bu-ê-nôt-Ai-ret.
2. Luyện tập
Câu 1: Quan sát "Lược đồ các đô thị châu Mĩ" dưới đây và cho biết:
- Sự phân bố các đô thị từ 3 triệu dân trở lên ở Trung và Nam Mĩ có gì khác với Bắc Mĩ.
- Nêu tên các đô thị ở Trung và Nam Mĩ có số dân trên 5 triệu người.
Gợi ý trả lời
- Điểm khác về sự phân bố các đô thị từ 3 triệu dân trở lên ở Trung và Nam Mĩ với Bắc Mĩ:
- Ở Trung và Nam Mĩ: Các đô thị từ 3 triệu dân trở lên phân bố nhiều cả trên mạch núi An-đét lẫn ven biển phía đông nam.
- Ở Bắc Mĩ: Các đô thị từ 3 triệu dân trở lên phân bố chủ yếu ở phía đông.
- Các đô thị ở Trung và Nam Mĩ có số dân trên 5 triệu người: Mê-hi-cô Xi-ti, Bô-gô-ta, Li-ma, Xan-ti-a-gô, Ri-Ô đê Gia-nê-rô, Xao Pao-lô, Bu-ê-nôt Ai-ret.
Câu 2: Nêu những vấn đề xã hội nảy sinh do đô thị hóa tự phát ở Trung và Nam Mĩ.
Gợi ý trả lời
- Đô thị hóa tự phát ở Trung và Nam Mĩ đã gây ra nhiều vấn đề xã hội phức tạp:
- Nạn thất nghiệp, thiếu việc làm.
- Khu nhà ổ chuột,...
- Các tệ nạn xã hội.
- An ninh, trật tự xã hội.
3. Kết luận
Qua bài học này các em cần ghi nhớ các nội dung sau
- Hiểu rõ quá trình thuộc địa trong quá khứ ở Trung và Nam Mĩ.
- Nắm vững đặc điểm dân cư Trung và Nam Mĩ.
- Hiểu rõ Trung và Nam Mĩ nằm trong sự kiểm soát của Hoa Kì và sự độc lập của Cu Ba.
Tham khảo thêm
- doc Địa lý 7 Bài 35: Khái quát châu Mĩ
- doc Địa lý 7 Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ
- doc Địa lý 7 Bài 37: Dân cư Bắc Mĩ
- doc Địa lý 7 Bài 38: Kinh tế Bắc Mĩ
- doc Địa lý 7 Bài 39: Kinh tế Bắc Mĩ (tiếp theo)
- doc Địa lý 7 Bài 40: Thực hành: Tìm hiểu vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì và vùng công nghiệp
- doc Địa lý 7 Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ
- doc Địa lý 7 Bài 42: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (tiếp theo)
- doc Địa lý 7 Bài 44: Kinh tế Trung và Nam Mĩ
- doc Địa lý 7 Bài 45: Kinh tế Trung và Nam Mĩ (tiếp theo)
- doc Địa lý 7 Bài 46: Thực hành: Sự phân hóa của thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây của dãy An-đet