Địa lý 7 Bài 8: Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng
Bài học Địa lý 7 Bài 8 "Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng" giới thiệu đến các em ba hình thức canh tác chính trong nông nghiệp và hiểu được những nội dung chính xoay quanh nền kinh tế nông nghiệp ở đới nóng.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Làm nương rẫy
- Khái niệm: Là hình thức canh tác nông nghiệp lâu đời nhất của xã hội loài người.
- Đặc điểm:
- Rừng hay xavan bị đốt để làm nương rẫy. Đất bị khai thác triệt để.
- Canh tác sử dụng công cụ thô sơ, ít chăm bón, nên năng suất cây trồng rất thấp.
- Hậu quả: Đất bạc màu, dễ bị xói mòn, ô nhiễm môi trường.
1.2. Làm ruộng, thâm canh lúa nước
- Phân bố:
- Trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Những nơi có nguồn lao động dồi dào và chủ động tưới tiêu.
- Đặc điểm:
- Thâm canh lúa cho phép tăng vụ, tăng năng suất, nhờ đó sản lượng cũng tăng lên.
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng có điều kiện phát triển.
- Một số nước vẫn lâm vào tình trạng thiếu lương thực (do dân số đông và thời tiết thất thường).
- Nguyên nhân:
- Do áp dụng những tiến bộ về khoa học - kĩ thuật.
- Chính sách nông nghiệp đúng đắn của nhà nước.
1.3. Sản xuất nông sản hàng hoá theo quy mô lớn
- Phân bố: Ở các trang trại, đồn điền trong đới nóng.
- Đặc điểm:
- Trồng trọt cây công nghiệp và chăn nuôi chuyên môn hoá theo quy mô lớn.
- Mục đích xuất khẩu hoặc cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.
- Kết quả:
- Tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá lớn và có giá trị cao.
- Bám sát nhu cầu của thị trường.
2. Luyện tập
Câu 1: Lập bảng so sánh đặc điểm giữa các hình thức sản xuất nông nghiệp ở đới nóng theo bảng dưới đây:
Gợi ý trả lời
Câu 2: So sánh hai hình thức làm ruộng bậc thang và canh tác theo đường đồng mức với việc bảo vệ môi trường ở vùng đồi núi.
Gợi ý trả lời
3. Kết luận
Qua bài học này các em cần lưu ý các nội dung quan trọng như sau
- Nắm được các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng “ Làm nương rẫy, thâm canh lúa nước, sản xuất hàng hoá theo qui mô lớn”
- Nắm được mối quan hệ giữa canh tác lúa nước và sự phân bố dân cư.
Tham khảo thêm
- doc Địa lý 7 Bài 5: Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm
- doc Địa lý 7 Bài 6: Môi trường nhiệt đới
- doc Địa lý 7 Bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa
- doc Địa lý 7 Bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng
- doc Địa lý 7 Bài 10: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng
- doc Địa lý 7 Bài 11: Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng
- doc Địa lý 7 Bài 12: Thực hành: Nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng