Giải SGK Sinh 12 Nâng cao

Tài liệu Giải SGK Sinh 12 Nâng cao bao gồm bài giải của các bài tập cuối bài học trong SGK Sinh 12 Nâng cao. Mỗi bài giải sẽ bao gồm 2 phần: phương pháp giải và hướng dẫn giải cụ thể sẽ giúp các em củng cố các kiến thức đã học. Đồng thời rèn luyện các kỹ năng làm bài Sinh học. Nội dung chi tiết tham khảo tại đây!

1. Tổng quan Sinh học 12

Trong chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông, Sinh học là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Sinh học được xây dựng, phát triển trên nền tảng các thành tựu của nhiều khoa học như: Hoá học, Vật lý, Toán học, Y – Dược học,... Vì vậy, bản thân nội dung Sinh học đã tích hợp các lĩnh vực khoa học đó; đồng thời sự tiến bộ về các thành tựu đạt được của các khoa học đó thúc đẩy sự phát triển của Sinh học và ngược lại.

Sinh học đã vượt qua giai đoạn mô tả chuyển sang giai đoạn thực nghiệm dựa trên các nguyên lý Sinh học cơ bản và hệ quả tất yếu là khoảng cách giữa kiến thức lý thuyết cơ bản với công nghệ ứng dụng ngày càng rút ngắn. Đặc điểm này đòi hỏi việc dạy và học của chương trình môn Sinh học phải tinh giản các nội dung có tính mô tả để tổ chức cho học sinh tìm tòi, nhận thức các kiến thức sinh học có tínhnguyên lý, cơ sở cho quy trình công nghệ ứng dụng sinh học hiện đại.

2. Một số phương pháp học tập hiệu quả

2.1. Nội dung bài tập SGK Sinh học 12 Nâng cao

Nội dung chương trình bài tập SGK Sinh học 12 Nâng cao bao gồm các bài tập bám sát nội dung chương trình SGK Sinh học 12 Nâng cao. Gồm 12 chương với 66 bài. Khái quát nội dung Cơ chế di truyền, Tính quy luật của các hiện tượng di truyền, Tiến hóa, Sinh thái và sinh quyển,....

2.2. Các dạng bài tập chính trong chương trình SGK Sinh học 12 Nâng cao

Các dạng bài tập chính trong chương trình Sinh học 12 Nâng cao: 

  • Các dạng bài tập cơ bản về di truyền như: gen, ADN, số nucleotit,...
  • Các dạng bài tập về di truyền học quần thể
  • Các dạng bài tập về Sinh thái học
  • Các dạng bài tập tìm hiểu sâu và khó

2.3. Hiểu bài

Khi học Sinh học, học sinh nên lập dàn ý chi tiết cho mỗi bài bằng cách vạch ra các ý chính và nắm chắc kiến thức cốt lõi đó, trong mỗi ý chính tìm ra các ý phụ ...

Xây dựng mối liên hệ giữa các bài, các chương thành hệ thống phân loại kiến thức bằng cách lập sơ đồ, qua đó cũng cố được kiến thức cơ bản vừa tránh được sự nhầm lẫn kiến thức.

Vậy để hiểu được bài cách tốt nhất là tái hiện lại kiến thức: Sau khi nghe giáo viên giảng, ghi chép đầy đủ. Về nhà, sau một thời gian nghỉ ngơi, học sinh ngồi vào bàn tái hiện lại kiến thức ngay (nghe buổi sáng, tái hiện lại buổi chiều, nghe buổi chiều tái hiện ngay buổi tối), với bài tập, che bài giải của giáo viên, để giải lại.

Ở đây, cần đề cao phương pháp tự học ở nhà nghĩa là không phải học thuộc lòng mà phải tự mình trả lời câu hỏi, giải bài tập trong phiếu in sẵn trên cơ sở kiến thức đã tiếp từ sách "biến đổi" thành vốn liếng của mình.

2.4. Hệ thống hóa kiến thức

Để hiểu và nhớ sách giáo khoa, học sinh phải khái quát, tổng kết về chương trình Sinh 12, nắm vững ý chính của từng bài. Điều này sẻ giúp hệ thống hóa kiến thức của mình và không mông lung, rối lên vì nhiều kiến thức.

Để hệ thống hóa kiến thức, thí sinh có thể làm các bước sau:

  • Nắm vững 10 chương của chương trình sinh học 12
  • Nắm vững số bài trong một chương (Ví dụ: Chương I - Cơ chế di truyền và biến dị có 7 bài).
  • Nắm vững ý chính trong 1 bài (Ví dụ: Bài 3 - Điều hòa hoạt động gen có 2 ý).
  • Nắm vững số ý phụ trong 1 ý chính (Ví dụ: Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ có 2 ý)
  • Nắm vững các ví dụ trong sách giáo khoa.

2.5. Nắm vững 3 nhóm kiến thức Sinh học

Sau khi lập dàn ý chi tiết cho chương trình, học sinh phải phân loại kiến thức để tìm cách học cho phù hợp. Với bộ môn sinh học nói chung và Sinh học 12 nói riêng kiến thức chia làm 3 nhóm:

  • Kiến thức về các khái niệm sinh học
  • Kiến thức về các quá trình sinh học
  • Kiến thức về các quy luật sinh học

Kiến thức khái niệm yêu cầu học sinh phải nhớ chính xác, vì thế học kiến thức về các khái niệm, sinh học là dùng phương pháp tái hiện là chủ yếu. Ghi ra giấy nhiều lần sau đó phân tích xem có mấy ý cần nhớ.

  • Ví dụ: Khái niệm quần thể (có 3 ý cần nhớ rõ) như sau:
  • Là tập hợp cá thể: Cùng loài; sống trong khoảng không gian và thời gian nhất định; giao phối với nhau sinh ra thế hệ mới.

Kiến thức về các quá trình sinh học là loại kiến thức không phản ánh một sụ kiện, hiện tượng riêng lẽ mà nó phản ánh một chuỗi các sự kiện liên tiếp xảy ra theo một trình tự chặt chẽ, có tính định hướng rõ rệt. Khi học loại kiến thức này học sinh phải lập được dàn ý.

- Diễn ra ở đâu, tại cơ quan nào?

- Các thành phần tham gia ?

- Diễn biến (mấy giai đoạn)?

- Kết quả

- Ví dụ về qúa trình nhân đôi ADN:

+ Diễn ra trong nhân tế bào.

+ Các thành phần tham gia: ADN gốc, các loại enzim, nucleotit của môi trường

+ Diễn biến(3 giai đoạn )

  • Duỗi, tháo xoắn phân tử ADN
  • Tổng hợp: Mạch liên tục diễn ra như thế nào? Mạch gián đoạn diễn ra như thế nào?
  • Kết thúc quá trình nhân đôi

+ Kết quả: Tạo 2 ADN mới giống nhau và giống ADN ban đầu

 Kiến thức quá trình không khó nhưng không thể nhớ thuộc lòng và máy móc như khái niệm. Mà phải nhớ có hệ thống và liên hệ mật thiết với nhau. Ví dụ, muốn có quá trình dịch mã trước đó phải có quá trình phiên mã.

- Loại kiến thức thứ 3 là kiến thức về các quy luật sinh học là kiến thức phản ánh xu thế vận động tất yếu của các sự vật, hiện tượng và mối liên hệ bản chất  giữa các mặt khác nhau của một sự vật hiện tượng hoăc giữa các sự vật hiện tượng khác nhau, trong đó đặc biệt quan trọng là mối quan hệ nhân quả.

- Khi học loại kiến thức về quy luật học sinh phải nắm được các ý chính sau:

+ Thí nghiệm tiến hành để tìm ra quy luật

+ Nội dung quy luật

+ Bản chất quy luật

+ Ứng dụng công thức.

+ Ví dụ: Quy luật phân ly:

  • Thí nghiệm (Đối tượng: Đậu hà lan, cách tiến hành)
  • Nội dung: Sự phân li đồng đều của hai alen trong cặp NST tương đồng
  • Bản chất: Do các NST phân li đồng đều.

- Ứng dụng: Để chứng minh các quy luật sau, cách viết giao tử cho các kiểu gen khác nhau.

Như vậy kiến thức quy luật học sinh phải luyện tập trực tiếp, rèn luyện bài tập vận dụng ngay sau khi học lí thuyết một cách nhuần nhuyễn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM