Giải bài tập SGK Sinh 12 Nâng cao Bài 11: Quy luật phân li

Mời các em cùng tham khảo nội dung taif liệu hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh 12 Nâng cao Bài 11 để rèn luyện các kỹ năng làm bài đồng thời củng cố các kiến thức về quy luật phân li. Mời các em cùng tham khảo!

Giải bài tập SGK Sinh 12 Nâng cao Bài 11: Quy luật phân li

1. Giải bài 1 trang 45 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình như thế nào? Phát biểu nội dung quy luật phân li.

Phương pháp giải

  • Xem lại kiến thức về Quy luật phân li
  • Lý thuyết Quy luật Menđen- Quy luật phân li bao gồm: thí nghiệm phát hiện quy luật phân li và giải thích thí nghiệm, cơ sở tế bào học và điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li.

Hướng dẫn giải

  • Giải thích: F1 đều tính trạng trội và tính trạng lặn lại xuất hiện ở F2 giúp Menđen nhận thấy các tính trạng không trộn lẫn vào nhau như quan niệm đương thời. Ông cho rằng mỗi tính trạng ở cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định mà sau này gọi là gen. Sự phân li và tổ hợp của các nhân tố di truyền đã chi phối sự di truyền và biểu hiện của cặp tính trạng tương phản qua các thế hệ.
  • Nội dung quy luật phân li: Mỗi tính trạng được quy định bởi một cặp alen. Do sự phân li đồng đều của cặp alen trong giảm phân nên mỗi giao tử chỉ chứa một alen của cặp.

2. Giải bài 2 trang 45 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Giải thích cơ sở tế bào học của quy luật phân li.

Phương pháp giải

  • Xem lại kiến thức về Quy luật phân li
  • Lý thuyết Quy luật Menđen- Quy luật phân li bao gồm: thí nghiệm phát hiện quy luật phân li và giải thích thí nghiệm, cơ sở tế bào học và điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li.

Hướng dẫn giải

  • Sự phân li của cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng qua thụ tinh đưa đến sự phân li và tổ hợp của cặp gen alen là cơ sở tế bào học của quy luật phân li.
  • Mỗi bên P cho một loại giao tử mang gen A hoặc a, qua thụ tinh hình thành F1 có KG Aa. Do sự phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân của F1 đã đưa đến sự phân li của cặp gen tương ứng Aa, nên 2 loại giao tử A và a được tạo thành với xác suất ngang nhau là 1/2. Sự thụ tinh của 2 loại giao tử đực và cái mang gen A và a đã tạo ra F2 có tỉ lệ KG là 1AA : 2 Aa : 1aa.
  • F1 toàn hoa đỏ vì ở thể dị hợp Aa gen trội A át hoàn toàn gen lặn a trong khi thể hiện KH. Cũng tương tự thể đồng hợp trội AA và thể dị hợp Aa có biểu hiện KH như nhau, do đó F2 có tỉ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng.

3. Giải bài 3 trang 45 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Ở cà chua, màu quả đỏ trội hoàn toàn so với quả màu vàng.

a) Khi lai hai giống cà chua thuần chủng quả đỏ và quả vàng với nhau thì kết quả ở F1 và F2 sẽ như thế nào?

b) Bằng cách nào xác định được kiểu gen của cây quả đỏ ở F2?

Phương pháp giải

  • Quy ước gen
  • Viết phép lai và xác định kết quả
  • Tìm phương pháp lai phù hợp 

Hướng dẫn giải

a) Quy định A - quả đỏ, a- quả vàng.

P:                      AA            x                 aa

Giao tử P:            A            ;                  a

F1                                             Aa 

F1 x F1               Aa            x                Aa

Giao tử F1:         A, a          ;               A, a

F1:                        1AA : 2Aa : 1aa

Vậy F1: 100% quả đỏ ; F2: 3 quả đỏ : 1 quả vàng.

b) Lai phân tích và cho tự thụ phấn: Nếu cho kết quả đồng tính thì cây quả đỏ ở F2 là đồng hợp tử trội, nếu kết quả phân tính thì cây quả đỏ ở F2 là dị hợp tử.

4. Giải bài 4 trang 45 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Khi lai thuận và nghịch hai dòng chuột thuần chủng lông xám và lông trắng với nhau đều được F1 toàn lông xám. Cho chuột F1 tiếp tục giao phối với nhau được F2 có 31 con lông xám và 10 con lông trắng.

a) Hãy giải thích và viết sơ đồ lai từ P đến F2.

b) Cho chuột F1 giao phối với chuột lông trắng thì kết quả của phép lai như thế nào? Cho biết, màu lông do một gen quy định.

Phương pháp giải

  • Quy ước gen, vẽ sơ đồ lai
  • Xác định kết quả

Hướng dẫn giải

- Quy định A - lông xám; a - lông trắng

a)

  • F1 toàn lông xám → Lông xám trội hoàn toàn so với lông trắng.
  • F2 có tỉ lệ 3 lông xám : 1 lông trắng → Tính trạng di truyền theo quy luật phân li.

- Sơ đồ lai:

P : Lông xám x lông trắng

             AA               aa

F1:         Aa (lông xám)

F2: 1AA : 2Aa : 1aa  → 3 lông xám : 1 lông trắng.

b) P:           Aa   x   aa

Giao tử F1: A, a   ;   a

F2: 1Aa : 1 aa  → 1 lông xám : 1 lông trắng.

5. Giải bài 5 trang 45 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Màu lông ở trâu do 1 gen quy định. Một trâu đực trắng (1) giao phối với một trâu cái đen (2) đẻ lần thứ nhất một nghé trắng (3), đẻ lần thứ hai một nghé đen (4). Con nghé đen lớn lên giao phối với một trâu đực đen (5) sinh ra một nghé trắng (6). Xác định kiểu gen của 6 con trâu nói trên. 

Phương pháp giải

  • Xác định gen trội, gen lặn
  • Xác định kiểu gen các con trâu trên

Hướng dẫn giải

Xét cặp (4) và (5) sinh ra (6) có kiểu hình khác hoàn toàn so với bố mẹ → tính trạng di truyền theo quy luật phân li và tính trạng lông đen trội hoàn toàn so với lông trắng.

  • Quy ước gen: A – lông đen, a – lông trắng.

→ Trâu (4) và (5) có kiểu gen: Aa; trâu (1), (3), (6): lông màu trắng có kiểu gen: aa.

Trâu (3) có kiểu gen aa nhận 1a từ bố (1) và 1a từ mẹ (2). Trâu (4) có kiểu gen Aa nhận 1a từ bố (1) và 1A từ mẹ (2) → Trâu mẹ (2) có kiểu gen Aa.

  • Sơ đồ lai:

(1) × (2):    Aa × aa

GP:      A, a       a

(3); (4):   aa (lông trắng); Aa (lông đen)

(4) × (5):      Aa    ×   Aa

GP:         A, a         A, a

(6):         aa (lông trắng)

6. Giải bài 6 trang 45 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh, kiểu hình ở cây F1 sẽ như thế nào? Hãy chọn phương án trả lời đúng.

A. 100% hạt vàng.

B. 1 hạt vàng : 1 hạt xạnh.

C. 3 hạt vàng : 1 hạt xanh.

D. 5 hạt vàng : 1 hạt xanh.

Phương pháp giải

  • Xem lại kiến thức về Quy luật phân li
  • Lý thuyết Quy luật Menđen- Quy luật phân li bao gồm: thí nghiệm phát hiện quy luật phân li và giải thích thí nghiệm, cơ sở tế bào học và điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li.

Hướng dẫn giải

Đáp án A

Ngày:23/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM