Giải bài tập SGK Sinh 12 Nâng cao Bài 23: Chọn giống vật nuôi và cây trồng (tiếp theo)

Cùng eLib củng cố các kiến thức về chọn giống thông qua nội dung tài liệu dưới đây. Tài liệu bao gồm các bài tập không chỉ giúp các em ôn tập kiến thức mà còn rèn luyện các kỹ năng làm bài Sinh học. Mời các em cùng tham khảo!

Giải bài tập SGK Sinh 12 Nâng cao Bài 23: Chọn giống vật nuôi và cây trồng (tiếp theo)

1. Giải bài 1 trang 94 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Hãy phân tích lí do của việc phải gây đột biến tạo vật liệu cho chọn giống?

Phương pháp giải

  • Xem lại Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến
  • Tạo đột biến bằng việc sử dụng các tác nhân vật lí: các tia phóng xạ; tác nhân hóa học: 5-BU (5-brom uraxin), EMS (ethyl metal sulfonat), NMS (Nitrozo methyl ure), Consixin…; sốc nhiệt.

Hướng dẫn giải

  • Mỗi một kiểu gen nhất định của giống chỉ cho một năng suất nhất định. Mặt khác, mỗi giống cụ thể sẽ cho một năng suất tối đa nhất định trong điều kiện canh tác hoàn thiện nhất.
  • Như vậy, mỗi giống có một mức trần về năng suất. Để có năng suất cao hơn mức trần hiện có của giống, các nhà chọn giống đã sử dụng phương pháp gây đột biến để tạo nguồn vật liệu cho chọn giống. 

2. Giải bài 2 trang 94 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Tác nhân, hậu quả và mục đích của gây đột biến ở vật nuôi cây trồng? 

Phương pháp giải

  • Xem lại Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến
  • Tạo đột biến bằng việc sử dụng các tác nhân vật lí: các tia phóng xạ; tác nhân hóa học: 5-BU (5-brom uraxin), EMS (ethyl metal sulfonat), NMS (Nitrozo methyl ure), Consixin…; sốc nhiệt.

Hướng dẫn giải

- Tác nhân: Gồm các tác nhân vật lí (tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt) và tác nhân hóa học (EMS, NMU, NEU,…)

- Hậu quả:

  • Để gây đột biến có hiệu quả cao, cần lựa chọn tác nhân gây đột biến thích hợp, sử dụng liều lượng và thời gian xử lí tối ưu mới tạo được các thể đột biến mong muốn.
  • Xử lí không đúng tác nhân hoặc liều lượng không thích hợp thì cá thể sinh vật có thể bị chết hoặc giảm sức sống và khả năng sinh sản.
  • Làm thay đổi vật liệu di truyền của giống ban đầu.

- Mục đích: Gây đột biến tạo giống mới là phương pháp sử dụng các tác nhân vật lí và hóa học nhằm thay đổi vật liệu di truyền của sinh vật để phục vụ cho lợi ích của con người.

3. Giải bài 3 trang 94 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Trình bày quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến?

Phương pháp giải

  • Xem lại Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến
  • Tạo đột biến bằng việc sử dụng các tác nhân vật lí: các tia phóng xạ; tác nhân hóa học: 5-BU (5-brom uraxin), EMS (ethyl metal sulfonat), NMS (Nitrozo methyl ure), Consixin…; sốc nhiệt.

Hướng dẫn giải

Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến gồm các bước:

(1) Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến:

  • Để gây đột biến có hiệu quả cao, cần lựa chọn tác nhân gây đột biến thích hợp, sử dụng liều lượng và thời gian xử lí tối ưu mới tạo được các thể đột biến mong muốn.
  • Xử lí không đúng tác nhân hoặc liều lượng không thích hợp thì cá thể sinh vật có thể bị chết hoặc giảm sức sống và khả năng sinh sản.

(2) Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn:

  • Do đột biến có thể tạo ra các thể đột biến có hại, có lợi hoặc trung tính nên cần chọn lọc các thể đột biến mong muốn trong số các thể đột biến được tạo thành.
  • Có thể mỗi thể đột biến chỉ cho một tính trạng có lợi nào đó của sản phẩm giống, nên cần chọn lọc tất cả các thể đột biến này rồi cho lai với nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng mang tất cả các đặc tính mong muốn của giống.
  • Chọn lọc các thể đột biến mong muốn bằng cách dựa vào những đặc điểm có thể nhận biết được để tách chúng với các cá thể khác.

(3) Tạo dòng thuần chủng: để củng cố và nhân nhanh thể đột biến có lợi.

4. Giải bài 4 trang 94 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Hãy chọn phương án trả lời đúng. Mục đích của việc gây đột biến ở vật nuôi và cây trồng là

A. tạo nguồn biến dị cho công tác chọn giống.

B. làm tăng khả năng sinh sản của cá thể.

C. làm tăng năng suất ở vật nuôi, cây trồng.

D. cả A, B và C 

Phương pháp giải

  • Xem lại Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến
  • Tạo đột biến bằng việc sử dụng các tác nhân vật lí: các tia phóng xạ; tác nhân hóa học: 5-BU (5-brom uraxin), EMS (ethyl metal sulfonat), NMS (Nitrozo methyl ure), Consixin…; sốc nhiệt.

Hướng dẫn giải

Tạo nguồn biến dị cho công tác chọn giống.

Đáp án A.

5. Giải bài 5 trang 94 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Hãy nêu một số thành tựu về tạo giống mới ở nước ta bằng phương pháp gây đột biến?

Phương pháp giải

  • Xem lại Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến
  • Tạo đột biến bằng việc sử dụng các tác nhân vật lí: các tia phóng xạ; tác nhân hóa học: 5-BU (5-brom uraxin), EMS (ethyl metal sulfonat), NMS (Nitrozo methyl ure), Consixin…; sốc nhiệt.

Hướng dẫn giải

  • Xử lí đột biến giống lúa Mộc tuyền bằng tia gamma, tạo ra giống lúa MT1 có nhiều đặc tính quý như: chín sớm nên rút ngắn thời gian canh tác; thấp và cứng cây, không bị đổ ngã khi có gió lớn nên ít ảnh hưởng tới hiệu suất quang hợp của cả khóm lúa hoặc năng suất sản phẩm khi sắp được thu hoạch; chịu chua, phèn nên có thể canh tác ở nhiều vùng khác nhau và năng suất tăng 15 - 25%. Chọn lọc từ 12 dòng đột biến của giống ngô khởi đầu là M1 đã tạo ra giống ngô DT6 chín sớm, năng suất cao, hàm lượng prôtêin tăng 1,5%...
  • Ví dụ các nhà khoa học Việt Nam đã tạo ra giống dâu tằm tam bội (3n) số 12 có nhiều đặc tính quý như: bản lá dày, năng suất cao... Đầu tiên, các nhà khoa học đã tạo ra giống dâu tứ bội (4n) từ giống dâu lưỡng bội Bắc Ninh, sau đó cho lai với giống dâu lưỡng bội (2n) để được giống dâu tam bội (3n) số 12.
Ngày:25/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM