Giải bài tập SGK Sinh 12 Nâng cao Bài 38: Các nhân tố tiến hóa (tiếp theo)

Cùng eLib ôn tập và củng cố các kiến thức về nhân tố tiến hóa và rèn luyện các kỹ năng giải bài tập Sinh học 12 thông qua nội dung tài liệu hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 12 Nâng cao. Nội dung chi tiết tham khảo tại đây!

Giải bài tập SGK Sinh 12 Nâng cao Bài 38: Các nhân tố tiến hóa (tiếp theo)

1. Giải bài 1 trang 157 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Nêu tác động của chọn lọc tự nhiên?

Phương pháp giải

- Xem lại Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

- Nguồn biến dị di truyền của quần thể:

  • Biến dị sơ cấp: các đột biến (đột biến gen, đột biến NST)
  • Biến dị thứ cấp: biến dị tổ hợp.

- Đơn vị tiến hóa cơ sở: là quần thể

Hướng dẫn giải

  • Thực chất tác động của chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể, biểu hiện ở các mức độ: kết đôi giao phối, khả năng sinh con, độ mắn đẻ.
  • Dưới tác động của CLTN tần số tương đối của các alen có lợi được tăng lên trong qụần thể. CLTN làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định, áp lực của CLTN lớn hơn nhiều so với áp lực của quá trình đột biến, chẳng hạn để giảm tần số ban đầu của một alen đi một nửa dưới tác động của CLTN chỉ cần số ít thế hệ.
  • CLTN không tác động đối với từng gen riêng rẽ mà tác động đối với toàn bộ kiểu gen, trong đó các gen tương tác thống nhất; CLTN không chỉ tác động đối với từng cá thể riêng rẽ mà còn đối với cả quần thể, trong đó các cá thể có quan hệ ràng buộc với nhau.

2. Giải bài 2 trang 157 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Thuyết tiến hoá hiện đại đã phát triển quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên như thế nào?

Phương pháp giải

- Xem lại Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

- Nguồn biến dị di truyền của quần thể:

  • Biến dị sơ cấp: các đột biến (đột biến gen, đột biến NST)
  • Biến dị thứ cấp: biến dị tổ hợp.

- Đơn vị tiến hóa cơ sở: là quần thể

Hướng dẫn giải

Thuyết tiến hóa hiện đại dựa trên cơ sở di truyền học, đã làm sáng tỏ nguyên nhân phát sinh biến dị, cơ chế di truyền biến dị, do đó đã hoàn chỉnh và phát triển quan niệm CLTN của Đacuyn:

  • Thuyết tiến hóa hiện đại cho rằng thực chất tác dụng của CLTN là sự phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể, biểu hiện ở các mức độ: kết đôi giao phối, khả năng sinh con, độ mắn đẻ.
  • Dựa trên cơ sở di truyền học, thuyết tiến hóa hiện đại xác định đúng nguyên liệu của CLTN là các đột biến và biến dị tổ hợp còn Đacuyn thì chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền.
  • Về cơ chế tác động của CLTN, Đacuyn chỉ nghiên cứu hiện tượng, chưa đi sâu vào bản chất của quá trình CLTN. Theo tiến hóa hiện đại thì CLTN chọn lọc kiểu hình, thông qua đó chọn lọc kiểu gen.
  • Đacuyn cho rằng kết quả của CLTN là sự sống sót của cá thể thích nghi nhất, thì tiến hóa hiện đại cho rằng kết quả của CLTN là sự phát triển và sinh sản ưu thế của các kiểu gen thích nghi hơn, quần thể có vốn gen thích nghi thay thế cho quần thể kém thích nghi.

3. Giải bài 3 trang 157 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Vì sao nói chọn lọc tự nhiên là nhân tố chính của quá trình tiến hoá?

Phương pháp giải

- Xem lại Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

- Nguồn biến dị di truyền của quần thể:

  • Biến dị sơ cấp: các đột biến (đột biến gen, đột biến NST)
  • Biến dị thứ cấp: biến dị tổ hợp.

- Đơn vị tiến hóa cơ sở: là quần thể

Hướng dẫn giải

  • Chọn lọc tự nhiên là nhân tố chính của quá trình tiến hoá vì quy định chiều hướng nhịp điệu thay đổi tần số tương đối của các alen, tạo ra những tổ hợp alen đảm bảo sự thích nghi với môi trường.
  • Áp lực của CLTN lớn hơn nhiều so với áp lực của quá trình đột biến. CLTN nếu loại bỏ alen trội thì chỉ sau 1 thế hệ, quần thể sẽ không còn alen trội.

4. Giải bài 4 trang 157 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Tác động của các yếu tố ngẫu nhiên đến vốn gen của quần thể như thế nào? 

Phương pháp giải

- Xem lại Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

- Nguồn biến dị di truyền của quần thể:

  • Biến dị sơ cấp: các đột biến (đột biến gen, đột biến NST)
  • Biến dị thứ cấp: biến dị tổ hợp.

- Đơn vị tiến hóa cơ sở: là quần thể

Hướng dẫn giải

  • Tần số tương đối của các alen trong một quần thể có thể thay đổi đột ngột do một yếu tố ngẫu nhiên nào đó, thường xảy ra trong những quần thể nhỏ.
  • Hiện tượng này còn được gọi là biến động di truyền, thường xảy ra trong những quần thể nhỏ. Số lượng cá thể của nhóm càng ít thì độ dao động của tần số gen càng cao.

5. Giải bài 5 trang 157 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Hãy chọn phương án trả lời đúng. Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là

A. làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định.

B. quy định chiều hướng và nhịp độ biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hoá.

C. phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quẩn thể.

D. phân hoá khả năng sống sót của các cá thể thích nghi nhất.

Phương pháp giải

- Xem lại Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

- Nguồn biến dị di truyền của quần thể:

  • Biến dị sơ cấp: các đột biến (đột biến gen, đột biến NST)
  • Biến dị thứ cấp: biến dị tổ hợp.

- Đơn vị tiến hóa cơ sở: là quần thể

Hướng dẫn giải

Quy định chiều hướng và nhịp độ biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hoá.

Đáp án B

Ngày:26/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM