Soạn văn lớp 6 siêu ngắn
Mục lục nội dung
1. Giới thiệu soạn Ngữ văn 6 siêu ngắn
2.1. Đọc kĩ những nội dung trong SGK
2.2. Trả lời hệ thống các câu hỏi tong SGK
2.3. Sưu tầm các kiến thức khác
2.4. Soạn văn với tâm trạng thoải mái
3. Tầm quan trọng của việc soạn văn
3.1. Trình bày được các kiến thức cơ bản
3.2. Giúp các em có thể tích cực xây dựng bài trên lớp
1. Giới thiệu bài soạn Ngữ văn 6 siêu ngắn
- Lớp 6 là lớp mở đầu cho cấp trung học cơ sở sẽ có một số em sẽ bỡ ngỡ với chương trình Ngữ văn lớp 6. Và để học tốt môn này thì các em phải soạn bài trước khi đến lớp, để giúp các em đỡ phải bỡ ngỡ với chương trình Ngữ văn lớp 6 eLib xin gửi đến các em hệ thống bài soạn Ngữ văn lớp 6 được biên soạn theo sát chương trình học của các em nhằm giúp các em có thể soạn bài dễ dàng hơn, tạo cho các em những kiến thức nền trước khi đến lớp. Hy vọng rằng với những bài soạn của eLib các em sẽ có những bài học hiệu quả trên lớp. Chúc các em học tốt. Mời các em cùng tham khảo cụ thể từng bài soạn cụ thể ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.
2. Hướng dẫn soạn Ngữ văn 6 một cách hiệu quả
2.1. Đọc kĩ những nội dung trong sách giáo khoa
- Việc đọc kĩ phần tác phẩm, phần chú thích và phần ghi nhớ sách giáo khoa là vô cùng quan trọng. Bởi vì nếu không có cơ sở là văn bản sách giáo khoa thì các em sẽ không thể lấy ngữ liệu gì để mà phân tích, quá trình đọc kĩ văn bản sẽ giúp các em nắm được những ý chính của nội dung bài học một cách có hệ thống hóa nhất. Bên cạnh đó, phần chú thích cũng quan trọng không kém, những văn bản trong chương trình học của chúng ta có rất nhiều từ Hán Việt, những từ này sẽ khó hiểu cho các em, vì vậy muốn tìm hiểu bài học một cách đúng và đủ thì phải đọc kĩ phần chú thích, đây là thao tác mà mọi người thường bỏ qua. Cuối cùng, phần ghi nhớ các em cũng cần phải đọc kĩ vì đây là nơi tổng kết bài học và rút ra ý nghĩa quan trọng cho các em.
2.2. Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa một cách có hệ thống
- Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa tức là các em đang tìm hiểu trọng tâm của bài học, từ đó khi nghe giáo viên giảng các em sẽ dễ dàng lĩnh hội hơn. Trong quá trình trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa các em có cơ hội rèn luyện khả năng tư duy, khả năng lập luận của bản thân mình. Đối với cả ba phần ba gồm soạn văn, soạn tập làm văn, soạn tiếng Việt đều cần phải trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa một cách logic và hệ thống. Việc trả lời những câu hỏi đó chính là cách để các em bước đầu nắm được những ý chính của nội dung bài học, để khi đi vào tìm hiểu bài trên lớp các em sẽ hăng say hơn vì các em đã có bài soạn một cách đầy đủ.
2.3. Sưu tầm các kiến thức khác có trong sách tham khảo
- Tài liệu tham khảo là cách để các em làm phong phú bài soạn của mình, nó giúp các em hình thành những ý chính của bài học. Tuy nhiên các em chỉ nên tham khảo có chọn lọc, biến của nó thành của mình, tránh sao chép nguyên si của người ta. Vì nếu làm như vậy các em sẽ lười trong việc suy nghĩ, lập luận và sáng tạo.
2.4. Hãy soạn văn với tâm trạng thực sự thoải mái
- Tâm trạng hứng khởi khi học văn là điều rất quan trọng, nếu các em có tâm trạng hứng khởi các em sẽ hăng say học tập, tiếp thu kiến thức tốt hơn. Vì thế, các em nên tạo cho mình một tâm trạng thoải mái, vui vẻ khi học văn.
3. Tầm quan trọng của việc soạn văn trước khi đến lớp
3.1. Trình bày được các kiến thức cơ bản
- Việc soạn văn trước ở nhà sẽ giúp các em hình thành những ý chính về nội dung bài học. Từ đó, làm cơ sở cho các em tiếp cận tác phẩm trên lớp học dễ dàng hơn. Bài học sẽ đạt hiệu quả cao, các em sẽ có nguồn kiến thức trang bị cho kì thi sau này của các em.
3.2. Giúp các em có thể tích cực xây dựng bài trên lớp
- Khi các em soạn bài trước ở nhà, các em đã cơ bản nắm bắt được kiến thức bài học, từ đó các em có thể hào hứng phát biểu bài trên lớp, các em sẽ dễ dàng trả lời được những câu hỏi mà giáo viên đặt ra. Qua quá trình trao đổi ấy sẽ khắc sâu kiến thức bài học cho các em hơn.
3.3. Tiết kiệm thời gian để ôn tập
- Soạn văn ở nhà sẽ giúp tiết kiệm được thời gian của cả giáo viên và học sinh. Bài soạn đã giúp các em nắm được những kiến thức nền, do đó giáo viên chỉ cần đi sâu vào phân tích nội dung không cần phải nhắc lại kiến thức nền. Vì vậy, khi có nhiều thời gian có thể giáo viên sẽ giới thiệu thêm những kiến thức bên ngoài bài học, làm phong phú kiến thức, vốn hiểu biết cho các em hơn.
3.4. Làm việc nhóm hiệu quả
- Việc soạn văn không chỉ là công việc cá nhân. Để soạn văn một cách hiệu quả, các bạn có thể lập nên những nhóm học tập để cùng nhau trao đổi, thảo luận về các câu hỏi soạn văn. Việc cùng nhau trao đổi sẽ tạo nên những tương tác học tập, một câu hỏi có thể nhận được nhiều phản hồi, đáp án, từ đó chúng ta có nhiều cách nhìn nhận vấn đề hơn.
Tham khảo thêm
- doc
Soạn bài Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) siêu ngắn
- doc
Soạn bài Chương trình địa phương (phần tiếng Việt): Rèn luyện chính tả siêu ngắn
- doc
Soạn bài Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng siêu ngắn
- doc
Soạn bài Tính từ và cụm tính từ siêu ngắn
- doc
Soạn bài Mẹ hiền dạy con siêu ngắn
- doc
Soạn bài Cụm động từ siêu ngắn
- doc
Soạn bài Động từ siêu ngắn
- doc
Soạn bài Con hổ có nghĩa siêu ngắn
- doc
Soạn bài Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy) siêu ngắn
- doc
Soạn bài Luyện tập kể chuyện tưởng tượng siêu ngắn