Soạn bài Ẩn dụ Ngữ văn 6 siêu ngắn

Bài soạn "Ẩn dụ" dưới đây nhằm giúp các em biết cách phân loại các kiểu ẩn dụ trong một văn bản cụ thể. Hy vọng rằng bài soạn này sẽ hữu ích với các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Ẩn dụ Ngữ văn 6 siêu ngắn

1. Ẩn dụ là gì?

1.1. Soạn câu 1 trang 68 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

- Đoạn thơ trên có sử dụng phép ẩn dụ ở cụm từ "Người cha" -> ý nói đến Bác Hồ.

1.2. Soạn câu 2 trang 68 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

- Cách nói này khá giống với phép so sánh là người đọc thấy được sự tương đồng giữa các chủ thể.

- Khác với phép so sánh ở hình thức thể hiện, người đọc muốn tìm được tầng nghĩa phải vận dụng sự liên tưởng của mình.

2. Các kiểu ẩn dụ

2.1. Soạn câu 1 trang 68 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

- Từ "thắp"nghĩa là làm sáng lên một sự vật nào đó.

- "Lửa hồng" là hiện tượng sự vật bị cháy.

-> Hàng dâm bụt như những cái que có thể châm lửa thắp lên lửa hồng.

2.2. Soạn câu 2 trang 69 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

- Cách dùng từ ở đây tạo cảm giác đặc biệt vì năng là sự vật không định hình không khối lượng.

2.3. Soạn câu 3 trang 69 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

Cách thức của phép ẩn dụ là:

- Ẩn dụ hình thức. 

- Ẩn dụ cách thức. 

- Ẩn dụ phẩm chất. 

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

3. Luyện tập

3.1. Soạn câu 1 trang 69 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

- Cách 1: Miêu tả trực tiếp, có tác dụng nhận thức lí trí.

- Cách 2: Dùng phép so sánh, tác dụng định danh lại.

- Cách 3: Dùng phép ẩn dụ, có tác dụng hình tượng hoá.

3.2. Soạn câu 2 trang 70 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

a. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây:

- "Ăn quả": Nghĩa là hưởng thụ những công lao, thành quả của người đi trước.

- "Kẻ trồng cây": người lao động tạo ra thành quả.

b. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng:

- "Mực, đen": cái xấu (tương đồng về phẩm chất).

- "Đèn, sáng": cái tốt, cái hay.

c. Thuyền về có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền:

- "Thuyền": người đi xa.

- "Bến": người ở lại (tương đồng về phẩm chất).

d. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ:

- "Mặt trời": Bác (tương đồng về phẩm chất).

3.3. Soạn câu 3 trang 70 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác có trong những câu văn đã cho là:

a. Từ khứu giác chuyển sang thị giác: "Thấy mùi mồ hôi chín chảy qua mặt".

b. Từ xúc giác chuyển sang thị giác: "Ánh nắng chảy đầy vai".

c. Từ thính giác chuyển thành xúc giác: "Tiếng rơi rất mỏng".

d. Từ xúc giác, thị giác chuyển thành thính giác: "Ướt tiếng cười của bố".

Ngày:04/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM