Soạn bài Ôn tập truyện dân gian Ngữ văn 6 siêu ngắn

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về khái niệm, đặc điểm của những thể loại truyện dân gian như truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười,... Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Ôn tập truyện dân gian Ngữ văn 6 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 134 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

Khái niệm của những thể loại trong truyện dân gian:

- Truyền thuyết là một thể loại văn học thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử.

- Truyện cổ tích sử dụng yếu tố nghệ thuật kì ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của nhân dân với đời sống, bộc lộ quan niệm về đạo đức cũng như công lí xã hội và ước mơ một cuộc sống tốt đẹp.

- Truyện ngụ ngôn là truyện kể dùng cách ẩn dụ hoặc nhân hóa loài vật, con vật hay kể cả con người để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh.

- Truyện cười phức tạp bao gồm những hình thức được gọi bằng những danh từ khác nhau như truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trào phúng,...

2. Soạn câu 2 trang 135 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

- Khi đọc lại các truyện dân gian cần chú ý đến cốt truyện, kiểu nhân vật, giọng điệu, ngôn ngữ,...

3. Soạn câu 3 trang 135 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

- Những truyện dân gian đã được đọc và được học: Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy, Cây bút thần, Ông lão đánh cá và con cá vàng, Thầy bói xem voi, Treo biển,...

4. Soạn câu 4 trang 135 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

Một số đặc điểm tiêu biểu của từng thể loại truyện dân gian:

- Truyền thuyết: Có yếu tố kì ảo, tưởng tượng; Cốt truyện đơn giản; Giải thích nguồn gốc, mơ ước của con người,...

- Truyện cổ tích: Thường xuất hiện yếu tố kì ảo; Cốt truyện phức tạp,...

- Truyện ngụ ngôn: Không có yếu tố kì ảo; Mang triết lí sâu sắc.

- Truyện cười: Không có yếu tố kì ảo, mâu thuẫn gây cười, phê phán những tính xấu trong xã hội.

5. Soạn câu 5 trang 135 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

- So sánh truyện truyền thuyết với truyện cổ tích:

+ Giống nhau: Có yếu tố hoang đường, tưởng tượng ki ảo.

+ Khác nhau: ở cách xây dựng nhân vật.

- So sánh truyện ngụ ngôn với truyện cười:

+ Giống nhau: Đều là truyện dân gian; Có yếu tố gây cười.

+ Khác nhau: Bài học và triết lí gửi gắm trong truyện.

Ngày:07/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM