Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng Ngữ văn 6 siêu ngắn

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm cung cấp cho các em kiến thức về nghệ thuật lặp lại tăng tiến của các tình huống cốt truyện, sự đối lập giữa các nhân vật. Từ đó, các em hiểu hơn về lòng tốt luôn chiến thắng tất cả, tham lam thì bị trừng trị thích đáng. Chúc các em học tốt!

Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng Ngữ văn 6 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 96 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

- Trong truyện 5 lần ông lão ra biển gọi cá.

- Việc lặp lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng có tác dụng:

+ Khiến cho câu chuyện thêm cuốn hút.

+ Tô đậm thêm tính cách của nhân vật.

2. Soạn câu 2 trang 96 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

- Chúng ta có thể thấy rất rõ sự thay đổi cảnh biển qua mỗi lần gọi cá như sau: biển gợn sóng -> biển gợi sóng -> nổi sóng dữ dội -> nổi sóng mù mịt -> một cơn dông tố kéo đến.

3. Soạn câu 3 trang 96 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

- Lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ tăng tiến và quá quắt. Sự bội bạc ấy với chồng tăng lên rõ rệt.

- Nhờ ông lão mà mụ mới có tất cả, vậy mà mụ lại coi chồng như chướng ngại vật, muốn gạt ra để cá vàng trực tiếp hầu hạ mụ.

4. Soạn câu 4 trang 96 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

- Truyện "Ông lão đánh cá và con cá vàng" kết thúc bằng chi tiết: “trước mắt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ”.

5. Soạn câu 5 trang 96 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

- Mụ vợ bị cá vàng trừng trị vì tham lam và bội bạc là thích đáng. Cá vàng là biểu tượng của lòng biết ơn với những tấm lòng nhân hậu khi gặp khó khăn. Cá vàng là ước mơ về công lí và hạnh phúc con người.

6. Soạn câu luyện tập trang 97 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

- Nhan đề của truyện có thể đặt là: "Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng" vì câu truyện xoay và phát triển theo mức độ lòng tham của bà vợ, đồng thời ý nghĩa của truyện cũng phê phán thái độ tham lam của mụ vợ.

Ngày:29/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM