Soạn văn lớp 9 siêu ngắn
Mục lục nội dung
1. Giới thiệu bài soạn Ngữ văn 9
2. Hiệu quả khi thực hiện công việc soạn văn 9 trước khi lên lớp
2.1. Các em có thể khái quát được kiến thức đã và sắp học
2.2. Giúp các em tìm hiểu kiến thức một cách tổng quát
2.3. Phát huy tính tự giác, tự học
2.4. Tạo sự tò mò giúp các em tích cực xây dựng bài học
2.5. Rút ngắn thời gian ôn tập
3. Những lưu ý để soạn văn 9 hiệu quả
3.1. Bám sát các kiến thức trong SGK
3.2. Trả lời các câu hỏi trong SGK
3.3. Tham khảo thêm tài liệu bài soạn
1. Giới thiệu bài soạn Ngữ văn 9 siêu ngắn
Ngữ văn là một trong những môn thi bắt buộc trong kì thi vào trung học phổ thông, nội dung thi chủ yếu tập trung trong chương trình Ngữ văn 9, vì vậy mà việc nắm chắc các kiến thức cơ bản của chương trình đóng vai trò rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến điểm số bài thi. Để giúp các em có cơ sở soạn bài, học tập và ôn thi hiệu quả, eLib xin chia sẻ hệ thống bài soạn Ngữ văn lớp 9. Nội dung bài soạn trải dài qua 34 tuần học được eLib tổng hợp và biên soạn đầy đủ, chi tiết, bám sát nội dung các câu hỏi trong chương trình SGK hứa hẹn sẽ là tài liệu hữu ích phục vụ các em soạn bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Mời các em cùng tham khảo cụ thể từng bài soạn cụ thể ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.
2. Hiệu quả khi thực hiện công việc soạn văn 9 trước khi lên lớp
2.1. Các em có thể khái quát được kiến thức đã và sắp học
Khi soạn bài trước, bạn sẽ biết được kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, bạn sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài. Cách làm này sẽ giúp bạn tiếp thu bài nhanh chóng và nhớ bài kỹ hơn.
2.2. Giúp các em tìm hiểu kiến thức một cách tổng quát
Soạn bài trước khi đến lớp sẽ giúp các em chú ý và tập trung nghe giáo viên giảng bài hơn, nắm bắt nhớ bài và hiểu bài sâu hơn. Trong quá trình soạn bài, các em sẽ gặp phải một số thắc mắc chưa có thể giải quyết được thì trên lớp có thể hỏi giáo viên luôn để củng cố thêm kiến thức một cách tốt nhất. Chẳng hạn, chương trình soạn văn lớp 8, soạn văn lớp 9 thường nặng hơn nên nếu các em không soạn văn ở nhà trước sẽ làm cho các em khó nắm bắt được bài giảng mà giáo viên giảng. Để có thể cải thiện việc học, nắm bắt bài học nhanh chóng thì bên cạnh yếu tố thông minh, chăm chỉ, các em cần phải tích cực soạn bài trước.
2.3. Phát huy tính tự giác, tự học
Đọc trước bài học ở nhà, đó chính là sự tự học của người học sinh. Chính việc tự học như vậy sẽ luôn kích thích phát triển sự tò mò, thắc mắc, tính năng động khám phá, khả năng suy luận, nhận định của các các bạn học sinh. Điều này sẽ giúp phát triển sự thông minh và tính sáng tạo, yếu tố hết sức quan trọng để thành công trong nghề nghiệp và đời sống sau này của các em. Hãy thử đi rồi các em sẽ thấy thầy cô và bạn bè cùng lớp kinh ngạc, mến phục về sự “đột biến” của mình trong các buổi học ở lớp. Cũng như trong các buổi tranh luận, học chung nhóm, tổ. Các em sẽ có khả năng đặt ra các câu hỏi thông minh, có khả năng phân tích sắc bén, lý luận chặt chẽ. Việc học tập sẽ hứng thú hơn, việc thu thập kiến thức sẽ sâu rộng hơn, có nền tảng hơn.
2.4. Tạo sự tò mò giúp các em tích cực xây dựng bài học
Lớp học nào cũng vậy, các giáo viên luôn khuyến khích học sinh tích cực phát biểu xây dựng bài. Nếu các em đã chuẩn bị bài trước, bạn sẽ dễ dàng tham gia đóng góp vào bài giảng của giáo viên, vừa có ích cho việc tiếp thu bài, vừa tạo ấn tượng với thầy cô rằng các em là người chăm chỉ và thông minh.
2.5. Rút ngắn thời gian ôn tập
Khi bạn đọc và soạn bài trước, bạn sẽ nắm bắt được nội dung của bài học, cấu trúc bài để từ đó biết đâu là phần quan trọng nhất trong bài học. Chẳng hạn như khi soạn văn lớp 9 trước khi lên lớp, các em sẽ nắm bắt được nội dung chính của bài học, từ đó tập trung vào phần quan trọng nhất. Nếu như bạn không soạn trước, lên lớp mới dành thời gian đọc bài thì sẽ mất rất nhiều thời gian để hiểu bài và không tập trung khi giáo viên giảng bài. Do đó, soạn bài trước khi tới lớp giúp bạn sẽ tiết kiệm thời gian một cách đáng kể.
3. Những lưu ý để soạn văn 9 hiệu quả
Để đạt hiệu quả cao khi học văn thì bạn cần phải soạn bài văn lớp 9 ở nhà trước khi lên lớp. Soạn văn chính là yếu tố rất quan trọng giúp bạn hiểu bài giảng của giáo viên hơn, nắm bắt được nội dung chính và nhớ lâu hơn. Tuy nhiên làm cách nào để soạn văn đạt hiệu quả cao? soạn văn lớp 9 cần yếu tố gì? Mời các em cùng tham khảo những gợi ý dược eLib giới thiệu dưới đây:
3.1. Bám sát các kiến thức trong sách giáo khoa
- Sách giáo khoa là kênh thông tin quan trọng và bắt buộc cho tất cả các em học sinh trong học tập. Để có thể soạn văn tốt điều cơ bản đầu tiên của các em chính là đọc tác phẩm, đọc phần tìm hiểu chung về kiến thức liên quan đến tác giả, tác phẩm. Đây là các kiến thức văn bản cơ bản của các tác phẩm văn học. Các em còn phải đọc các kiến thức chung về tiếng việt, về làm văn. Cần phải đọc như thế nào để hiểu được nội dung cơ bản của tác phẩm, các vấn đề chính trong tiếng việt, kiến thức gì trong làm văn.
+ Đọc kỹ văn bản: có nhiều người cho rằng việc đọc văn bản là thực sự không cần thiết, bởi vì chỉ cần có sách học tốt, chỉ cần chép mà không cần đọc. Nhưng đối với học sinh việc soạn văn mà không đọc văn bản là điều ảnh hưởng xấu tới quá trình học. Ngoài ra một số bạn học sinh chỉ thích đọc thơ, hoặc truyện có đối thoại mà không thích đọc tác phẩm dài, ít tình tiết, thiên về độc thoại, kể… Tuy vậy cần phải đọc tác phẩm để nắm được nội dung chính của tác phẩm hướng tới đó là gì.
+ Đọc kỹ phần chú thích trong sách giáo khoa: Câu hỏi đặt ra tại sao cần như vậy? Vì phần chú thích chính là phần giải thích các từ khóa trong văn bản đó, các em khi đọc kỹ phần chú thích sẽ hiểu thêm về văn bản, có thêm vốn từ phong phú như từ Hán Việt.
+ Đọc kỹ về tác giả, tác phẩm, thể loại của văn bản đó: Đây là việc không thể thiếu trong khi soạn bài, ghi nhớ các kiến thức về tác giả, tác phẩm để tìm ra hoàn cảnh sáng tác, các ý chính về thời đại, phong cách sáng tác, quan điểm sáng tác… Vì mỗi tác giả, tác phẩm được viết trong các thời đại khác nhau, gắn với hoàn cảnh lịch sử khác nhau nên ở mỗi tác phẩm đều có những thông điệp riêng mà tác giả gửi đến bạn đọc. Ví dụ: Bài “Ánh trăng” viết sau khi giải phóng đất nước được 3 năm, còn bài “Mùa xuân nho nhỏ” viết khi tác giả sắp qua đời.
3.2. Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa
- Trả lời hệ thống câu hỏi trong phần đọc hiểu:
+ Có thể nói hệ thống các câu hỏi trong phần đọc hiểu chính là nền tảng quan trọng trong việc học sinh tiếp cận với nội dung cơ bản trong các văn bản. Vì vậy việc trả lời lần lượt các câu hỏi trong sách giáo khoa là phương pháp tốt nhất đối với học sinh ở việc tiếp cận và chuẩn bị kiến thức về tác phẩm. Các câu hỏi trong sách giáo khoa cùng với các từ khóa chính đã giúp học sinh tự tìm tòi, khám phá, xác định cho mình những vùng kiến thức cơ bản. Hơn nữa khi học sinh có sự chuẩn bị bài trước khi đến lớp, kết hợp với giáo viên giảng bài sẽ giúp cho các em dễ dàng hơn trong khi tiếp thu.
+ Ví dụ: Khi soạn bài “Làng” của Kim Lân, các em sẽ phải trả lời câu hỏi về diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trải qua mấy giai đoạn, cách giai đoạn đó diễn ra như thế nào, có gì đặc sắc…? Chính việc trả lời các câu hỏi này các em đã có thể nắm cơ bản về diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai.
- Trả lời các câu hỏi phần tiếng việt
+ Phần chuẩn bị các câu hỏi tiếng việt là một điều khá khó đối với học sinh vì các em chỉ biết chuẩn bị các kiến thức trong phần văn bản. Các em không biết cụ thể mình cần làm gì trước khi học các giờ tiếng việt. Vì thế việc giúp đỡ của giáo viên là thực sự cần thiết. Cụ thể giáo viên cần có các yêu cầu cụ thể rõ ràng đối với học sinh trong việc các em phân tích các ví dụ mẫu trong sách giáo khoa, từ đó rút ra kết luận và lấy các ví dụ khác tương tự ngoài đời sống.
Ví dụ: Cho hai ví dụ
- Giàu! Tôi đã giàu rồi.
- Đối với tôi, sách là tài sản quan trọng nhất.
- Hai từ giàu, đối với tôi chính là chủ đề trong câu. Về vị trí: đều đứng trước chủ ngữ.
⇒ Đây chính là khởi ngữ, vậy khởi ngữ là gì? (Học sinh tự trả lời)
- Trả lời các câu hỏi trong phần tập làm văn.
Giờ tập làm văn chính là một giờ để hình thành các kiến thức kỹ năng cho các em trong việc tạo lập văn bản. Cũng giống như hai giờ đọc hiểu và tiếng việt, muốn học tốt giờ này cần có sự chuẩn bị trước khi đến lớp. Để chuẩn bị tốt phần làm văn các em cũng cần phải phân tích văn bản mẫu, từ ví dụ đi đến lí thuyết. Khi phân tích kỹ các vấn đề trong văn bản mẫu, tự rút ra bài học, nội dung chính làm văn cần học. Hay một số tiết luyện nói trong làm văn, nhiều học sinh khá khó khăn khi nói nếu như chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đến lớp.
+ Ví dụ: Khi có tiết luyện nói về văn bản nghị luận với đề tài tự chọn. Học sinh cần chuẩn bị
- Tìm hiểu lại văn nghị luận, tìm đề tài cần viết.
- Lập dàn ý cho bài viết.
- Bài viết cụ thể về văn bản thuyết minh.
3.3. Tham khảo thêm tài liệu bài soạn
Để nắm được nội dung chính, phát triển tư duy, sáng tạo khi học văn thì bên cạnh việc đọc trong sách giáo khoa, các em nên tham khảo những tài liệu tham khảo để có thêm kiến thức, nâng cao được vốn hiểu biết của mình về văn bản mà các em vừa soạn xong. Các em có thể tìm hiểu ở trong tài liệu soạn văn lớp 9, Văn mẫu lớp 9, thơ, sách, trên mạng … để dễ dàng tìm thấy nội dung hay, cách phân tích sáng tạo để học hỏi, giải đáp thêm những câu hỏi khó mà mình đang thắc mắc khi soạn bài. Bên cạnh đó, nếu chưa biết hiểu hết nội dung của bài học thì các em có thể hỏi giáo viên để giáo viên giải đáp.
3.4. Cập nhật các thông tin xung quanh cuộc sống
Việc tiếp cận các thông tin mới về đời sống, xã hội xung quanh các em thông qua đài, báo sẽ giúp các em vừa thư giãn vừa tiếp thu được các từ ngữ mới, hay để soạn văn tốt hớn, đặc biệt là trong các bài soạn làm văn nghị luận xã hội, các văn bản liên hệ đời sống. Chẳng hạn khi các em soạn bài tập làm văn nghị luận xã hội hay các bài luyện nói về vấn đề tệ nạn xã hội, thay vì bạn hô hào mọi người tránh xa, đưa ra khẩu hiệu … thì bạn nên đưa dẫn chứng chính xác về số người mắc bệnh tệ nạn xã hội, hậu quả khi mặc bệnh này … như thế bài văn của bạn sẽ có sự thuyết phục hơn và hay hơn rất nhiều.
3.5. Tạo tâm trạng hứng khởi khi học
Tạo tâm trạng hứng khởi khi học Ngữ văn tuy đơn giản nhưng cũng rất khó đối với những học sinh đang cảm thấy sợ môn Ngữ văn. Các em đừng bắt bản thân phải học thuộc bài, soạn bài văn bởi khi bạn đang chán nản mà cố soạn sẽ làm mình chán nản hơn, trả lời qua loa, thiếu trọng tâm đấy. Tốt nhất, các em nên tìm niềm vui khi học văn, chỉ cần một chi tiết nhỏ ở trong bài văn mang lại niềm thích thú cho các em sẽ giúp bạn có động lực học soạn bài hơn đấy.
Tham khảo thêm
- doc
Soạn bài Những đứa trẻ siêu ngắn
- doc
Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn (tiếp theo) siêu ngắn
- doc
Soạn bài Cố hương siêu ngắn
- doc
Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn siêu ngắn
- doc
Soạn bài Chiếc lược ngà siêu ngắn
- doc
Soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự siêu ngắn
- doc
Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 siêu ngắn
- doc
Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt siêu ngắn
- doc
Soạn bài Lặng lẽ Sapa siêu ngắn
- doc
Soạn bài Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi siêu ngắn