Soạn bài Sang thu Ngữ văn 9 siêu ngắn

Tài liệu dưới đây nhằm giúp các em nắm được nội dung chính của bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh. Hy vọng rằng tài liệu này sẽ hữu ích với các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Sang thu Ngữ văn 9 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 71 SGK Ngữ văn 9 siêu ngắn

- Tác giả đã có những cảm nhận đầu tiên khi đất trời sang thu hết sức tinh tế qua cách ngửi được hương thơm của ổi lan tỏa trong con gió mùa thu nhè nhẹ. Gió thì se se lạnh không còn hơi nóng của mùa hè. Bắt đầu có sương mỏng rải đầy các ngõ. Đó là những tín hiệu báo hiệu mùa thu sắp đến.

2. Soạn câu 2 trang 71 SGK Ngữ văn 9 siêu ngắn

- Những chuyển biến của không gian lúc sang thu:

+ Hương vị: Mùi ổi chín lan tỏa trong không gian.

+ Hình ảnh:

  • Cơn gió se.
  • Sương thu.
  • Dòng sông.
  • Đàn chim bay vội vã.
  • Từng đám mây lững lờ trôi.
  • Nắng nhạt hơn và mưa cũng vơi dần hơn.
  • Tiếng sấm thưa dần.

-> Bằng những ngôn ngữ giản dị, diễn tả được sự chuyển biến của mùa thu một cách đầy gợi hình và gợi cảm tác giả đã thể hiện sự thay đổi của khung cảnh thiên nhiên một cách tinh tế trong thời điểm giao mùa.

3. Soạn câu 3 trang 71 SGK Ngữ văn 9 siêu ngắn

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng câu đứng tuổi

=> Sấm là hình ảnh thực trong thiên nhiên, thu sang thì những tiếng sấm sẽ không còn nữa. Ngoài ra, hình ảnh sấm trong câu thơ trên còn tượng trưng cho những gì bất thường, dữ dội trong cuộc sống; hàng cây đứng tuổi tượng trưng cho người từng trải. Con người từng trải sẽ bình thản hơn, điềm đạm, chín chắn trưởng thành hơn trước những bão tố của cuộc đời.

4. Soạn câu luyện tập trang 72 SGK Ngữ văn 9 siêu ngắn

Dựa vào các hình ảnh, bố cục của bài thơ, viết một bài văn ngắn diễn tả cảm nhận của Hữu Thỉnh trước sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu:

“Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của đất trời”. Mùa thu từ bao lâu nay đã trở thành suối nguồn vô tận, khơi nguồn cảm hứng cho thi ca nhạc họa. Những cảnh đẹp thiên nhiên tươi sáng, trời thu trong xanh, khí thu dịu mát, cảnh thu trong sáng đã làm mê luyến trái tim bao thi sĩ. Nhỏ nhẹ và khiêm nhường Hữu Thỉnh góp vào cho bản hòa ca của đất trời một góc thiên nhiên “Sang thu” để cùng tôn vinh những mùa trái, mùa hương của đất trời, xứ sở.

Trong không gian quen thuộc của làng quê Bắc Bộ, nhà thơ bỗng tinh tế nhận ra mùi hương ổi chín. Đó là mùi vị ngọt ngào, nồng nàn thanh mát của quê hương, của những tâm hồn đã chắt chiu vun trồng nên hương ổi. Đó là hương vị quen thuộc, bình dị gợi nhắc đến mùa thu quê hương. Không phải là lá ngô đồng như trong thơ của Bích Khê, cũng không phải là hương cốm trong bài Đất Nước của Nguyễn Đình Thi, bằng cảm nhận và tình yêu quê tha thiết, hương ổi đã phả vào tâm hồn nhà thơ, đánh thức những cảm nhận riêng để ngỡ ngàng nhận ra mùa thu đã đặt chân xuống trần gian tuyệt diệu. Nhưng hương ổi mạnh mẽ, ngọt ngào phả vào trong gió se, càng làm quyện đọng vị ngọt và sánh mịn của hương ổi. Nhưng Hữu Thỉnh cũng cho ta những cảm nhận về đám mây khi thu chớm sang: “Sương chùng chình qua ngõ”.

Tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa để diễn tả sự chuyển giao của đất trời. Mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” bởi còn chần chừ, lưu luyến. Dù sang thu nhưng vẫn còn vương vấn những hình ảnh của mây mùa hạ. Đây là sự biến chuyển nhẹ nhàng của trời đất phút giao mùa. Kết thúc bài thơ là hình ảnh thiên nhiên của mùa thu: Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. Phong cảnh mùa thu hiện ra thật rõ nét. Nắng mùa thu đang nồng đượm. Mưa mùa hạ vơi dần nên âm thanh của sấm cũng không còn làm cho con người ta giật mình, hốt hoảng. 

Bằng những chiêm nghiệm sâu sắc về nhân sinh Hữu Thỉnh đã gửi đến chúng ta những thông điệp thật ý nghĩa. Hình ảnh “nắng, mưa, sấm” là biểu tượng cho những sóng gió, thăng trầm của cuộc đời mà con người đã trải qua, khi đã đi qua bao nhiêu nắng mưa, bao nhiêu giông tố, con người dường như cũng trở nên điềm đạm, bình tĩnh hơn trước những thử thách, chông gai của cuộc đời. Con người khi trưởng thành “hàng cây đứng tuổi” sẽ không còn những bồng bột, sôi nổi và sự liều lĩnh của tuổi trẻ mà sẽ lắng mình xuống để suy ngẫm và chiêm nghiệm, cũng sẽ không để những sóng gió cuộc đời quật ngã mỗi bước đi. Phải chăng đó cũng chính là thông điệp sâu sắc mà Hữu Thỉnh gửi gắm.

Với bút pháp tả thực về thiên nhiên, cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh đã mang đến cho người đọc những cảm nhận mới về mùa thu, thấy được những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời từ hạ sang thu. Tác giả đã vẽ nên bức tranh mùa thu quê hương nồng đượm, ấm áp tình người, nó bình dị mà tươi tắn, sống động, nó tôn thêm vẻ đẹp của đất nước Việt Nam.

(Sưu tầm)

Ngày:30/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM