Soạn bài Luyện nói nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Ngữ văn 9 siêu ngắn

eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em có thể hệ thống hóa được nội dung của bài "Luyện nói nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ". Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Luyện nói nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Ngữ văn 9 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 112 SGK Ngữ văn 9 siêu ngắn

Lập dàn ý luyện nói nghị luận về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt:

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt và nội dung cảm xúc của bài thơ.

b. Thân bài:

- Những kỉ niệm về tình bà cháu.

- Nhắc đến bếp lửa là cháu nhớ đến bà và ngược lại: bếp lửa là hiện thân của tình thương, đức hi sinh của bà.

- Lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.

- Bếp lửa trở thành điểm tựa, theo cháu đi suốt cuộc đời.

c. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của bài thơ: bếp lửa sưởi ấm một đời; liên tưởng đến tình cảm gia đình của bản thân.

2. Soạn câu 2 trang 112 SGK Ngữ văn 9 siêu ngắn

Viết bài văn luyện nói phân tích bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt:

Không biết vì lẽ gì hai câu thơ đó cứ theo tôi mãi trong suốt năm tháng xa nhà của mình. Mỗi lần nhớ về bà, nhớ về nhà tôi lại nhớ đến nó - nhớ đến “Bếp lửa” của Bằng Việt.

Bài thơ được sáng tác vào năm 1963 khi Bằng Việt đang đi du học ở nước ngoài. Đây là một trong những sáng tác đầu tay của ông nhưng ngay từ khi vừa mới ra đời cho đến nay “Bếp lửa” vẫn luôn có một vị trí riêng trong nền thi ca Việt Nam. Bài thơ được in trong tập “Hương cây - Bếp lửa” vào năm 1968. Đây cũng được xem như là một trong những thi phẩm hay nhất về tình bà cháu trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.

Bố cục bài thơ đi theo mạch cảm xúc từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỷ niệm đến những suy ngẫm sâu xa. Bài thơ được mở đầu bằng hình ảnh bếp lửa, gợi về những hồi tưởng trong quá khứ để từ đó người cháu trưởng thành hơn, biết suy ngẫm hơn, thấu hiểu bà hơn để rồi gửi nỗi nhớ mong được gặp bà trong tình cảnh xa cách.

Ngay ba câu thơ đầu, điệp ngữ "một bếp lửa" đã đi liền với các từ láy... gợi cho ta cái cảm giác ấm áp với tình cảm chứa chan. Ta cảm nhận được trong câu thơ đầu, bếp lửa với những ngọn lửa ấm nóng cứ "chờn vờn" sưởi ấm cả gian nhà vào lúc sớm tinh mơ mà sương sớm xuống buốt giá một mùa đông khi hai bà cháu sống bên nhau. Bếp lửa là hình ảnh đầu tiên mà cháu nhớ lại khi hồi tưởng về quá khứ. Vì có hình bóng bà luôn gắn liền với bếp lửa "rồi sớm rồi chiều" bà nhen hay bếp lửa ấy cũng ấm như lòng bà thương cháu, ấm như tình cảm gia đình, hơi ấm của bếp lửa cũng chính là của bà đang sưởi tim cháu, lan tỏa cả gian nhà chỉ có hai người vốn lạnh lẽo, trống vắng, xoa dịu nỗi cô đơn, buồn tẻ của hai bà cháu hay là ấm cả mùa đông đầy "sương sớm" ngoài kia... ? "Ấp iu" - gợi một bàn tay nhem nhóm lên ngọn lửa vừa đủ ấm một cách khéo, ân cần. Chính vì vậy, mặc dù trong hai câu thơ đầu, bà không xuất hiện trực tiếp, nhưng ta thấy hình ảnh bà đã hiện lên rất rõ.

Bà đang ngồi bên bếp lửa để nhóm lên ngọn lửa "chờn vờn", "ấp iu nồng đượm" tình yêu thương vô bờ mà bà dành cho cháu. Để rồi đến câu thơ thứ hai, cháu thốt lên theo dòng xúc cảm xót xa "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa" trong trái tim của cháu nhớ về người bà gian nan, vất vả và từng trải! Chỉ một từ "thương" thôi cũng đủ đọng lại ý thơ cho cả đoạn. Cháu biết lắm và cháu thương lắm bà ơi những nhọc nhằn, "nắng mưa", khó khăn, gian truân đời bà! Cháu hiểu lắm và cảm lắm bà ơi những hy sinh thầm lặng của cuộc đời bà! Tình thương là vị muối mặn của tình người, là chất keo của mối gắn bó.

Mùi khói ấy đâu chỉ do ngọn lửa bập bùng từ bếp của bà, mà đó còn là mùi khói của bom đạn, của chiến tranh, là niềm đau, nỗi cơ cực, là những khó khăn, thiếu thốn của cuộc đời của hai bà cháu nói riêng và những người dân Việt Nam nói chung trong những năm kháng chiến chống Pháp đầy vất vả, gian lao.

(Sưu tầm)

Ngày:14/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM