Soạn bài Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự Ngữ văn 9 siêu ngắn

Đến với bài soạn Viết bài tập làm văn số 2 - Viết văn tự sự, các em sẽ được tham khảo bốn dàn ý về văn tự sự đã được eLib biên soạn. Hi vọng bài học này sẽ hỗ trợ các em trong kì kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập tốt!

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự Ngữ văn 9 siêu ngắn

1. Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho 1 bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đày xúc động đó

a. Mở bài

- Nơi gửi thư, ngày tháng năm.
- Lời xưng hô đầu thư.
- Lí do gửi thư.

b. Thân bài

- Nội dung chính của thư. Kể chuyện thăm quê, thăm trường cũ. Những thay đổi, những hồi ức, nghĩ suy, cảm động.

- Lá thư, kể chuyện về thăm trường cũ. Lá thư đó em phải miêu tả quang cảnh trường em 20 năm sau.Trường sẽ hiện đại, nguy nga, bề thế khác hẳn hiện giờ.

- Tưởng tượng 20 năm sau em là một người như thế nào? Bao nhiêu tuổi? Làm nghề gì? Ở đâu?

- Bạn em, người nhận thư, tên gì? Ở đâu? Gia cảnh thế nào?

- Em cần suy nghĩ trong trường hợp nào mà em về thăm trường? Vì sao em muốn kể cho bạn nghe những điều em nghe , em thấy ? ( Ví dụ: Em là một Việt kiều về thăm quê, một

thầy giáo được cử về làm hiệu trưởng, một doanh nhân đến tìm hiểu để đầu tư, phát triển trường hay đơn giản là một người cha đến xin học cho con...)

- Em cần nghĩ đến một cốt truyện, em trở về trường, xúc động trước sự thay đổi vượt bậc của trường, em muốn làm gì đó để hỗ trợ cho các hoạt động của nhà trường, em viết thư

kêu gọi bạn bè cùng tham gia chẳng hạn.

- Em hãy hình dung, trường em sau 20 năm phải thay đổi như thế nào? (Yếu tố miêu tả).

- Em có gặp ai trong số thầy cô và bạn bè cũ. Cuộc gặp gỡ có làm em xúc động? Những kỉ niệm nào ùa về trong em? Những so sánh, liên tưởng? (Yếu tố biểu cảm).

- Em đừng quên thời điểm miêu tả là mùa hè. Khi đó trong trường có những hoạt động gì hay hòan toàn vắng lặng? Nếu có thì những hoạt động ấy ra sao?

c. Kết bài

Lời nhắn gửi, lời chúc sức khỏe, kí tên.

2. Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày

a. Mở bài

- Em đi vào giấc mơ như thế nào? Lúc đó tâm trạng em như thế nào?

- Em gặp lại người thân là ai? Quan hệ với em như thế nào? Cách xa bao lâu? Lí do gì xa cách em lâu thế? Cảm xúc của em khi gặp lại người thân?

b. Thân bài

- Giới thiệu chung về người thân: Người thân bây giờ ở đâu? Làm gì? Tình huống nào em gặp lại người thân?

- Khi gặp lại quan sát thấy người thân như thế nào? Diện mạo? Hình dáng? Y phục? Cử chỉ? Nét mặt? Động tác? Lời nói…(Chủ yếu tả người và hành động).

- Người thân có những nét gì khác so với lúc trước khi xa không? ( So sánh từ hình dáng bên ngoài với tính cách bên trong trước đó và bây giờ?)

Nhận xét và suy nghĩ của em:

- Nhớ và kể lại những kỉ niệm gắn bó với người thân.

- Em và người thân đã trò chuyện như thế nào? Nói với nhau những gì? (Kể lại sinh động và lồng vào cảm xúc).

- Cuối buổi gặp gỡ những việc gì xảy ra? Cảm xúc của em?

- Cái gì đã đánh thức em dậy? Tâm trạng em như thế nào? Cảm xúc lâu lắng?

c. Kết bài

- Giấc mơ tan biến trở về hiện thực, ấn tượng sâu sắc nhất của em và người thân là gì?

- Cảm xúc của em ra sao, khi nhớ lại cuộc gặp gỡ này?

- Em có cảm nghĩ gì? Sẽ làm gì để người thân vui lòng?

3. Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã học, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh.

a. Mở bài

Giới thiệu về trận chiến ác liệt mà em định kể (em đã đọc, đã nghe kể hoặc xem trên màn ảnh).

b. Thân bài

- Mở đầu và hoàn cảnh xảy ra trận chiến ác liệt.

- Khái quát về trận chiến đấu

- Diễn biến chính của cuộc chiến đấu (trọng tâm).

+ Các giai đoạn chính

+ Bằng nhiều đoạn văn kể lại các giai đoạn của cuộc chiến đấu (phòng thủ - cầm cự - tấn công - chiến thắng).

+ Cần thể hiện rõ sự cam go, ác liệt của cuộc chiến một mất một còn.

+ Nhân vật xuất hiện ở câu chuyện với một vai trò quyết định (người chỉ huy tài giỏi hoặc người lính quả cảm, anh hùng,…).

+ Kết hợp miêu tả – biểu cảm khi kể (tả nét mặt cử chỉ, tác phong, tâm li,… của nhân vật; bộc lộ cảm xúc trực tiếp hoặc gián tiếp).

+ Xen miêu tả cảnh thiên nhiên phù hợp với câu chuyện.

+ Suy nghĩ của người kể chuyện (mến phục, quý trọng thành quả; học tốt để tiếp bước cha anh dựng xây đất nước).

- Kể lại kết quả của trận chiến đấu:

c. Kết bài

- Cảm xúc, suy nghĩ của em về trận chiến đấu ác liệt ấy: Tự hào về lòng yêu nước của các thế hệ cha ông, về những trang sử vàng của dân tộc ta.

- Suy nghĩ, liên hệ tới bổn phận của cá nhân và thế hệ sau.

4. Đã có lần em cùng bố, mẹ (hoặc anh, chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, tết. Hãy viết bài văn kể lại buổi đi thăm đáng nhớ đó

a. Mở bài

- Giới thiệu không gian, thời gian.

- Giới thiệu sự vật và cảm xúc của em.

b. Thân bài

Lần lượt kể các sự việc:

- sự việc 1: giải thích khái niệm tảo mộ.

- sự việc 2: kể lại diễn biến của buổi tảo mộ.

- Quang cảnh mùa xuân: Ông mặt trời dần ló rạng, ban phát những đứa con tinh thần lam thức tỉnh mọi vật. Không gian bừng sáng hẳn. Bầu trời trong xanh, cao vời vợi. Những làn gió nhẹ hiu hiu thổi qua. Tiếng chim ríu rít nghe thật vui làm sao!

- Đến nghĩa trang:

+ Gia đình em như bao gia đình khác, quét dọn lại phần mộ.

+ Sau khi sửa sang bố mẹ bắt đầu sắp lễ: thắp hương, cắm hoa, bày biện hoa quả...

+ Chuẩn bị đâu vào đấy, bố mẹ em bắt đầu khấn vái. 

- Em đang nghĩ miên man, em chợt nghe thấy tiếng gọi mẹ. Em chạy tới, cùng hóa tiền vàng với mẹ. Còn bố thì thắp hương cho các phần mộ khác ở xung quanh.

c. Kết bài

Tảo mộ xong, gia đình em ra về. Tâm trạng lưu luyến, bâng khuâng. Qua tục lệ này, đã thể hiện truyền thống cao đẹp của người Việt Nam. Mong muốn năm nào cũng được đi tảo mộ.

Ngày:25/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM