Giải bài tập SBT Sinh học 10 Bài 10: Tế bào nhân thực (Tiết 3)

eLib biên soạn và tổng hợp đầy đủ thành tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh học 10 Bài 10: Tế bào nhân thực (Tiết 3) với các phương pháp giải cụ thể, chi tiết giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SBT Sinh học 10 Bài 10: Tế bào nhân thực (Tiết 3)

1. Giải bài 8 trang 49 SBT Sinh học 10

- So sánh tế bào động vật và tế bào thực vật.

Phương pháp giải

- So sánh về loại tế bào, thành phần cấu tạo, bào quan, thành tế bào...

Hướng dẫn giải

- Giống nhau

+ Đều là tế bào nhân thực.

+ Tế bào đều được cấu tạo bởi 3 thành phần cơ bản là: Màng sinh chất, tế bào chất và nhân.

+ Bào quan gồm ti thể, lưới nội chất, bộ máy gôngi, vi ống, ribôxôm, lizôxôm.

+ Có sự trao đổi chất nhờ phương thức vận chuyển chủ động, thụ động hoặc xuất - nhập bào.

- Khác nhau:

2. Giải bài 15 trang 54 SBT Sinh học 10

Hình sau đây mô tả cấu trúc màng sinh chất.

a) Hãy chú thích cho các số 1, 2, 3, 4, 5, 6.
b) Nêu chức năng của màng sinh chất.

Phương pháp giải

- Xem cấu trúc màng sinh chất (màng tế bào) bài 10: Tế bào nhân thực tiếp theo trang 44 SGK Sinh học 10.

Hướng dẫn giải

a) Chú thích:

1. Glicôprôtêin.

2. Cacbohiđrat.

3. Côlestêrôn.

4. Prôtêin xuyên màng.

5. Prôtêin bám màng.

6. Phôtpholipit.

b) Chức năng của màng sinh chất:

- Là ranh giới giới hạn giữa tế bào với bên ngoài làm cho tế bào là một đơn vị cấu trúc.

- Giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc.

- Tiếp nhận và truyền thông tin từ ngoài vào trong tế bào.

- Chứa các dấu chuẩn glicôprôtêin giúp tế bào nhận biết ra các tế bào cùng cơ thể và nhận biết các tế bào lạ.

- Là nơi định vị của nhiều loại enzim.

- Ghép nối các tế bào thành mô.

3. Giải bài 16 trang 55 SBT Sinh học 10

- Mô tả cấu trúc và chức năng của màng sinh chất. Tại sao khi ghép nối các mô và cơ quan từ người này sang người kia, thì cơ thể người nhận lại có thể nhận biết cơ quan lạ và đào thải các cơ quan lạ đó.

Phương pháp giải

- Mô tả cấu trúc màng tế bào theo Singơ và Nicônsơn.

- Chức năng:

+ Màng sinh chất là màng tế bào.

+ Chức năng vận chuyển, tiếp nhận và truyền đạt thông tin.

+ Nhận biết tế bào lạ.

Hướng dẫn giải

- Cấu trúc: Theo Singơ và Nicônsơn, màng sinh chất có cấu trúc khảm động (mô hình khảm động). Màng sinh chất có lớp kép phôtpholipit dày khoảng 9 nm và nhiều loại prôtêin khảm trong lớp kép đó. Liên kết với các phân tử prôtêin và lipit còn có các phân tử cacbohiđrat. Ngoài ra, màng sinh chất ở tế bào động vật còn có thêm nhiều phân tử côlestêrôn có tác dụng tăng cường sự ổn định của màng sinh chất.

- Chức năng:

+ Màng sinh chất là ranh giới bên ngoài và là bộ phận chọn lọc các chất từ môi trường đi vào tế bào và ngược lại.

+ Màng sinh chất đảm nhận nhiều chức năng quan trọng của tế bào như: Vận chuyển các chất, tiếp nhận và truyền thông tin từ bên ngoài vào trong tế bào, là nơi định vị của nhiều loại enzim, các prôtêin màng làm nhiệm vụ ghép nối các tế bào trong một mô...

- Màng sinh chất có các "dấu chuẩn" là glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào. Nhờ vậy, các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết ra nhau và nhận biết được các tế bào "lạ" (tế bào của cơ thể khác). Vì vậy, khi ghép nối các mô và cơ quan từ người này sang người kia, thì cơ thể người nhận lại có thể nhận biết cơ quan lạ và đào thải các cơ quan lạ đó.

4. Giải bài 1 trang 58 SBT Sinh học 10

Vẽ và chú thích sơ đồ cấu trúc điển hình của một tế bào thực vật.

Phương pháp giải

- Xem tế bào thực vật, bài: Tế bào nhân thực trang 36 SGK Sinh học 10.

Hướng dẫn giải

- Cấu trúc tế bào thực vật.

5. Giải bài 2 trang 58 SBT Sinh học 10

Vẽ và chú thích sơ đồ cấu trúc điển hình của một tế bào động vật.

Phương pháp giải

- Xem tế bào động vật, bài: Tế bào nhân thực trang 36 SGK Sinh học 10.

Hướng dẫn giải

- Cấu trúc tế bào động vật:

6. Giải bài 12 trang 59 SBT Sinh học 10

Tại sao nói màng sinh chất là màng "khảm động"?

Phương pháp giải

- Để giải thích tính chất khảm động của màng sinh chất dựa vào đặc điểm cấu tạo của màng: Màng được cấu tạo từ lớp photpholipit kép, do lực liên kết giữa các phân tử photpholipit.

Hướng dẫn giải

- Cấu trúc khảm: Màng được cấu tạo chủ yếu từ lớp photpholipit kép, trên đó có điểm thêm các phân tử prôtêin và các phân tử khác. Ở các tế bào động vật và người còn có nhiều phân tử colestêron làm tăng độ ổn định của màng sinh chất. Các prôtêin của màng tế bào có tác dụng như những kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào cũng như các thụ thể tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài. 

- Cấu trúc động: Do lực liên kết yếu giữa các phân tử phôtpholipit, phân tử photpholipit có thể chuyển động trong màng với tốc độ trung bình 2mm/giây, các prôtêin cũng có thể chuyển động những chậm hơn nhiều so với phôtpholipit. Chính điều này làm tăng tính linh động của màng. 

7. Giải bài 15 trang 60 SBT Sinh học 10

Chức năng của bộ khung xương tế bào là gì?

Phương pháp giải

- Chức năng của bộ khung xương tế bào: Xác định hình dạng cho tế bào, nơi neo đậu của các bào quan.

Hướng dẫn giải

- Hệ thống khung xương tế bào bao gồm các cấu trúc: Vi ống, vi sợi và sợi trung gian. Sợi trung gian là các sợi prôtêin đặc và cũng được cấu tạo từ các đơn phân.

- Có chức năng như một giá đỡ cơ học cho tế bào và tạo cho tế bào động vật có hình dạng xác định. Ngoài ra khung xương tế bào là nơi neo đậu của các bào quan và ở một số loại tế bào khung xương còn giúp tế bào di chuyển.

8. Giải bài 19 trang 66 SBT Sinh học 10

Cấu trúc nào sau đây không trực tiếp tham gia vào nâng đỡ hay vận động tế bào?

A. Vi sợi.

B. Vi ống.

C. Roi.

D. Lizôxôm, Ribôxôm.

Phương pháp giải

- Lizôxôm, Ribôxôm không trực tiếp tham gia vào nâng đỡ hay vận động tế bào.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

9. Giải bài 23 trang 66 SBT Sinh học 10

Tương quan giữa diện tích màng trong và màng ngoài của ti thể là

A. Diện tích màng ngoài lớn hơn diện tích màng trong.

B. Diện tích màng trong lớn hơn diện tích màng ngoài,

C. Diện tích màng trong bằng diện tích màng ngoài.

D. Diện tích của mỗi màng có thể lớn hơn hay nhỏ hơn tuỳ từng loại ti thể.

Phương pháp giải

- Diện tích màng trong ti thể lớn hơn diện tích màng ngoài.

Hướng dẫn giải

  • Chọn B.

10. Giải bài 33 trang 68 SBT Sinh học 10

Khung xương nâng đỡ tế bào gồm

A. Sợi và ống Prôtêin, Ribôxôm, ti thể.

B. Mạng sợi và ống Prôtêin đan chéo nhau.

C. Mạng lưới nội chất.

D. Hệ thống ống tơ phân.

Phương pháp giải

- Khung xương nâng đỡ tế bào gồm mạng sợi và ống Prôtêin đan chéo nhau.

Hướng dẫn giải

  • Chọn B.

11. Giải bài 34 trang 69 SBT Sinh học 10

Khung xương tế bào cấu tạo bởi

A. Prôtêin.

B. Phôtpholipit.

C. Glicôprôtêin.

D. Xenlulôzơ.

Phương pháp giải

- Khung xương tế bào cấu tạo bởi Prôtêin.

Hướng dẫn giải

  • Chọn A.

12. Giải bài 35 trang 69 SBT Sinh học 10

Thành phần cơ bản của màng sinh chất là

A. Côlestêrôn và Glicôprôtêin.

B. Cacbohiđrat và Prôtêin.

C. Axit Nucleic và Prôtêin.

D. Phôtpholipit và Prôtêin.

Phương pháp giải

- Thành phần cơ bản của màng sinh chất là Phôtpholipit và Prôtêin.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

13. Giải bài 36 trang 69 SBT Sinh học 10

Các bào quan có màng kép (hai lớp màng) là

A. Bộ máy Gôngi và lục lạp

B. Ti thể và Lizôxôm

C. Ti thể và lục lạp

D. Bộ máy Gôngi và Lizôxôm

Phương pháp giải

- Các bào quan có màng kép (hai lớp màng) là Ti thể và lục lạp.

Hướng dẫn giải

  • Chọn C.

14. Giải bài 37 trang 69 SBT Sinh học 10

Các bào quan có màng đơn (một lớp màng) là

A. Bộ máy Gôngi và lục lạp.

B. Ti thể và lizôxôm.

C. Bộ máy Gôngi và lizôxôm.

D. Ti thể và lục lạp.

Phương pháp giải

- Các bào quan có màng đơn (một lớp màng) là Bộ máy Gôngi và lizôxôm.

Hướng dẫn giải

  • Chọn C.

15. Giải bài 39 trang 70 SBT Sinh học 10

Trong cấu trúc cua màng sinh chất, loại prôtêin giữ chức năng nào dưới đây chiếm số lượng nhiều nhất?

A. Vận chuyển.

B. Kháng thể.

C. Enzim.

D. Cấu tạo.

Phương pháp giải

- Trong cấu trúc của màng sinh chất, loại prôtêin giữ chức năng cấu tạo chiếm số lượng là nhiều nhất.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Tế bào nhân thực  Sinh học 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

Ngày:26/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM