Giải bài tập SBT Sinh học 10 Bài 9: Tế bào nhân thực (Tiết 2)

Qua nội dung tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh học 10 Bài 9: Tế bào nhân thực (Tiết 2) được biên soạn và tổng hợp đầy đủ giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SBT Sinh học 10 Bài 9: Tế bào nhân thực (Tiết 2)

1. Giải bài 10 trang 51 SBT Sinh học 10

a) Tế bào nào trong các tế bào sau: Tế bào biểu bì, tế bào hồng cầu, tế bào cơ tim, tế bào xương của cơ thể người có nhiều ti thể nhất? Giải thích.

b) Tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tế bào thần kinh, loại tế bào nào có nhiểu lizôxôm nhất? Giải thích.

Phương pháp giải

a) Tế bào cơ tim, tế bào tim cần nhiều năng lượng.

b) Tế bào bạch cầu, vì bạch cầu thức hiện chức năng bảo vệ.

Hướng dẫn giải

a) Tế bào cơ tim có nhiều ti thể nhất, vì tế bào này hoạt động nhiều, cần nhiều năng lượng. Ti thể là bào quan cung cấp năng lượng chủ yếu cho tế bào.

b) Tế bào bạch cầu có nhiều lizôxôm nhất, vì tế bào bạch cầu có chức năng tiêu diệt các vi khuẩn cũng như các tế bào bệnh lí và tế bào già, nên cần có nhiều lizôxôm nhất.

2. Giải bài 11 trang 51 SBT Sinh học 10

a) So sánh diện tích bề mặt giữa màng ngoài và màng trong ti thể, màng nào có diện tích lớn hơn. Vì sao?

b) Tại sao nói ti thể được xem như là nhà máy điên (trạm năng lượng) của tế bào?

Phương pháp giải

a) Màng trong ti thể lớn hơn, màng trong ăn sâu vào khoang kiểu răng lược, màng ngoài trơn nhẩn.

b) Ti thể là nơi diễn ra hô hấp nội bào.

Hướng dẫn giải

a) Diện tích bề mặt của màng trong ti thể lớn hơn màng ngoài rất nhiều, vì màng ngoài trơn nhẩn còn màng trong ăn sâu vào khoang ti thể kiểu cài răng lược, hướng vào phía trong chất nền tạo ra các mào. Trên mào có nhiều loại enzim hô hấp. Vì vậy, màng trong ti thể có diện tích tiếp xúc lớn hơn.

b) Ti thể là nơi diễn ra quá trình hô hấp nội bào, cung cấp phần lớn năng lượng cho các hoạt động của tế bào dưới dạng các phân tử ATP.

3. Giải bài 12 trang 51 SBT Sinh học 10

- Nêu những điểm giống và khác nhau giữa ti thể và lục lạp về cấu trúc và chức năng.

Phương pháp giải

- Dấu hiệu so sánh:

+ Nhóm tế bào nhân sơ hay nhân thực.

+ Lớp màng.

+ Loại ribôxôm, ADN.

+ Khả năng tổng hợp ATP.

+ Nguồn gốc.

+ Hình dạng

+ Sắc tố.

+ Chất nền.

+ Chức năng.

+ Số lượng.

Hướng dẫn giải

- Giống nhau

+ Đều là các bào quan có trong tế bào nhân thực.

+ Đều có màng kép gồm 2 lớp màng (màng ngoài và màng trong).

+ Ribôxôm 70S, ADN trần dạng vòng, nhân đôi độc lập với ADN NST.

+ Đều có phức hệ ATP-sintetaza nên tổng hợp được ATP, có vai trò cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của tế bào.

+ Đều có nguồn gốc từ tế bào nhân sơ.

- Khác nhau:

4. Giải bài 13 trang 52 SBT Sinh học 10

Liệt kê các đặc điểm giống nhau của vi khuẩn, ti thể và lục lạp.

Phương pháp giải

Dựa theo các tiêu chí: Kích thước, cấu trúc màng, vật chất di truyền, khả năng chuyển hóa năng lượng, tự nhân đôi...

Hướng dẫn giải

- Điểm giống nhau của vi khuẩn, ti thể, lục lạp:

+ Có kích thước xấp xỉ như nhau.

+ Có màng kép.

+ Chứa ADN, ARN, Ribôxôm, các enzim, Prôtêin.

+ Chứa ADN trần, dạng vòng, không liên kết với prôtêin histôn.

+ Chứa Ribôxôm loại 70S.

+ Có khả năng chuyển hoá vật chất và năng lượng.

+ Có khả năng tự nhân đôi một cách độc lập theo kiểu phân đôi.

5. Giải bài 14 trang 53 SBT Sinh học 10

a) Nêu các chức năng của không bào.
b) Hãy cho biết chức năng của không bào ở: Tế bào lông hút của rễ, tế bào cánh hoa, tế bào đỉnh sinh trưởng, tế bào lá cây của một số loại cây mà động vật không dám ăn.

Phương pháp giải

a) Chức năng của không bào:

+ Tạo áp suất thẩm thấu.

+ Chứa các sắc tố.

+ Chứa chất thải độc hại.

b) Tế bào lá cây của một sô loài tích các chất độc có tác dụng bảo vệ cây.

Hướng dẫn giải

a) Không bào là bào quan khá lớn dễ nhận thấy và có nhiều chức năng trong tế bào thực vật:

+ Không bào được bao bọc bởi một lớp màng, bên trong là dịch không bào chứa các chất hữu cơ và các ion khoáng tạo nên áp suất thẩm thấu của tế bào.

+ Một số tế bào cánh hoa của thực vật có không bào chứa các sắc tố làm nhiệm vụ thu hút côn trùng đến thụ phấn.

+ Một số không bào lại chứa các chất phế thải độc hại, thậm chí rất độc đối với các loài ăn thực vật. Một số loài thực vật lại có không bào để dự trữ chất dinh dưỡng.

+ Một số tế bào động vật có không bào bé, các nguyên sinh động vật thì có không bào tiêu hoá phát triển.

b) Chức năng không bào ở:

+ Tế bào lông hút của rễ chứa các chất khoáng, chất tan tạo thấu giúp tế bào hút được chất khoáng và nước.

+ Tế bào cánh hoa có không bào chứa sắc tố thu hút côn trùng thụ phấn.

+ Tế bào lá cây của một sô loài tích các chất độc có tác dụng bảo vệ cây.

+ Tế bào đỉnh sinh trưởng có không bào tích đầy nước làm tế bào dài nên sinh trưởng nhanh.

6. Giải bài 6 trang 59 SBT Sinh học 10

Hãy liệt kê các câu trúc trong tế bào có sợi vi ống, vi sợi, sợi trung gian?

Phương pháp giải

- Khung xương tế bào của các bào quan: Ti thể, ribôxôm, nhân vào các vị trí cố định.

- Thoi vô sắc có cấu trúc từ các vi ống.

Hướng dẫn giải

- Các cấu trúc có có sợi vi ống, vi sợi, sợi trung gian là khung xương tế bào, trung thể nơi hình thành thoi vô sắc.

+ Tế bào chất của tế bào nhân thực có hệ thống mạng sợi và ống prôtêin (vi ống, vi sợi, sợi trung gian) đan chéo nhau, gọi là khung xương nâng đỡ tế bào. Khung xương tế bào có tác dụng duy trì hình dạng và neo giữ các bào quan như: Ti thể, ribôxôm, nhân vào các vị trí cố định.

+ Các vi ống có chức năng tạo nên bộ thoi vô sắc. Các vi ống và vi sợi cũng là thành phần cấu tạo nên roi của tế bào. Các sợi trung gian là thành phần bền nhất của khung xương tế bào, gồm một hệ thống các sợi prôtêin bền.

7. Giải bài 9 trang 59 SBT Sinh học 10

Trình bày cấu trúc phù hợp với chức năng của lục lạp.

Phương pháp giải

- Chất nền stroma trong suốt.

- Trên màng tilacoit có hệ sắc tố.

- Nhiều enzim quang hợp.

- Có đầy đủ bộ máy di truyền.

Hướng dẫn giải

- Lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở thực vật và các loài quang tự dưỡng. Đặc điểm cấu trúc phù hợp với chức năng của lục lạp:

+ Lục lạp có cấu trúc màng kép, bên trong là chất nền stroma trong suốt => Ánh sáng dễ dàng đi qua => Thuận lợi cho quá trình quang hợp.

+ Đơn vị của các hạt grana là tilacoit. Trên màng tilacoit có hệ sắc tố => Hấp thụ ánh sáng.

+ Có nhiều loại enzim quang hợp => Xúc tác cho các phản ứng trong quá trình quang hợp, đặc biệt là pha tối.

+ Tương tự như ti thể, lục lạp cũng có đầy đủ bộ máy di truyền => Có thể tự sinh sản.

8. Giải bài 10 trang 59 SBT Sinh học 10

Vẽ và mô tả cấu trúc của ti thể. Tại sao ti thể được xem như là nhà máy điện (trạm năng lượng) của tế bào?

Phương pháp giải

- Xem cấu trúc ti thể bài 9 Tế bào nhân thực tiếp theo trang 40 SGK Sinh học 10.

Hướng dẫn giải

Cấu trúc ti thể.

- Ti thể có khả năng phân giải các chất hữu cơ dự trữ giàu năng lượng (glucôzơ hay lipit...) để tạo năng lượng tích trong các liên kết cao năng của phân tử ATP (các liên kết cao năng dễ dàng bị bẽ gãy để tạo ra năng lượng kịp thời hơn so với chất dự trữ).

9. Giải bài 9 trang 63 SBT Sinh học 10

Tế bào động vật có cấu tạo gồm các bộ phận nào?

A. Nguyên sinh chất và NST.

B. Màng, tế bào chất và hạch nhân.

C. Màng, tế bào chất (chứa các bào quan) và nhân.

D. Các bào quan, nhân và tế bào chất.

Phương pháp giải

- Tế bào động vật là tế bào nhân thực. Tế bào động vật có cấu tạo gồm các bộ phận Màng, tế bào chất (chứa các bào quan) và nhân.

Hướng dẫn giải

  • Chọn C.

10. Giải bài 12 trang 64 SBT Sinh học 10

Những bào quan nào chỉ có ở tế bào thực vật, không có trong tế bào động vật?

A. Lục lạp, lưới nội chất trơn, không bào.

B. Lizôxôm, ti thể, không bào.

C. Thành Xenlulôzơ, lưới nội chất, lạp thể.

D. Thành tế bào, lục lạp, không bào lớn.

Phương pháp giải

- Những bào quan chỉ có ở tế bào thực vật, không có trong tế bào động vật là: Thành tế bào, lục lạp, không bào lớn.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

11. Giải bài 24 trang 67 SBT Sinh học 10

Lí do nào không phải là nguyên nhân làm số lượng ti thể có thể thay đổi trong đời sống của tế bào?

A. Ti thể có thể tự nhân đôi làm cho số lượng ti thể tăng.

B. Lizôxôm phân huỷ những ti thể già yếu làm cho số lượng ti thể giảm.

C. Tế bào phân chia làm cho số lượng ti thể cũng bị phân chia theo.

D. Ti thể có thể tự tiêu hủy làm cho số lượng ti thể giảm.

Phương pháp giải

- Nguyên nhân làm số lượng ti thể có thể thay đổi trong đời sống của tế bào.

+ Ti thể có thể tự nhân đôi làm cho số lượng ti thể tăng.

+ Lizôxôm phân huỷ những ti thể già yếu làm cho số lượng ti thể giảm.

+ Tế bào phân chia làm cho số lượng ti thể cũng bị phân chia theo

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

12. Giải bài 25 trang 67 SBT Sinh học 10

Chức năng nào sau đây không phải của lizôxôm?

A. Tổng hợp màng, làm tăng diện tích màng sinh chất.

B. Làm nhiệm vụ tiêu hoá nội bào.

C. Lam nhiệm vụ phân huỷ các bào quan già và yếu

D. Tự tiêu tế bào cần thiết cho sự biệt hoá và biến thái

Phương pháp giải

- Lizôxôm không có chức năng tổng hợp màng, làm tăng diện tích màng sinh chất.

Hướng dẫn giải

  • Chọn A.

13. Giải bài 28 trang 67 SBT Sinh học 10

Chức năng nào sau đây không phải của không bào.

A. Chứa chất phế thải, độc hại.

B. Chứa dung dịch muối khoáng,

C. Chứa không khí.

D. Chứa chất dinh dưỡng và sắc tố.

Phương pháp giải

- Chức năng nào sau đây không phải của không bào là chứa không khí.

Hướng dẫn giải

  • Chọn C.

14. Giải bài 44 trang 71 SBT Sinh học 10

Những điều nào sau đây nói đúng về chức năng của lục lạp?

(1) Chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học.

(2) Tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ.

(3) Chuyển năng lượng của các chất hữu cơ thành ATP cung cấp cho các hoạt động sống.

(4) Tạo ra nguyên tử ôxi cùng cấp cho môi trường.

Phương án trả lời đúng là:

A. (1), (2), (4).

B. (1), (2).

C. (2), (3), (4).

D. (3), (4).

Phương pháp giải

- Chức năng của lục lạp là: (1), (2).

+ Chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học.

+ Tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ.

Hướng dẫn giải

  • Chọn B.

15. Giải bài 45 trang 71 SBT Sinh học 10

Những điều nào sau đây nói không đúng về chức năng của ti thể?

(1) Chuyển năng lượng hoá học thành năng lượng ATP dễ sử dụng, cung cấp cho .các hoạt động sống của tế bào.

(2) Tạo ra các sản phẩm trung gian là nguyên liệu để tổng hợp các chất.

(3) Từ chất vô cơ tổng hợp nên các chất hữu cơ cho cơ thể.

(4) Chuyển quang năng thành hoá năng.

Phương án trả lời đúng là:

A. (1), (2).

B. (2), (3).

C. (1),(4).

Phương pháp giải

- Chức năng của ti thể là:

+ Chuyển năng lượng hoá học thành năng lượng ATP dễ sử dụng, cung cấp cho .các hoạt động sống của tế bào.

+ Tạo ra các sản phẩm trung gian là nguyên liệu để tổng hợp các chất.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

16. Giải bài 46 trang 73 SBT Sinh học 10

Trên cây lúa nước, lục lạp có ở

A. các tế bào lông hút của rễ.

B. các tế bào có chức năng quang hợp.

C. tất cả các tế bào lá và thân cây lúa.

D. tất cả các tế bào trên cây.

Phương pháp giải

- Trên cây lúa nước, lục lạp có ở các tế bào có chức năng quang hợp.

Hướng dẫn giải

  • Chọn B.

17. Giải bài 52 trang 74 SBT Sinh học 10

Ti thể có thể có trong tế bào của những sinh vật nào sau đây?

(1) Gà.

(2) Cải bắp.

(3) Tảo lục.

(4) Vi khuẩn lam.

(5) Nấm rơm.

Phương án trả lời đúng là:

A. (1), (2).

B. (2), (3), (4).

C. (3), (4).

D. (3), (4), (5).

Phương pháp giải

- Tế bào nhân thực có ở gà, cải bắp.

- Tảo lục, vi khuẩn lam, nấm rơm thuộc nhóm tế bào nhân sơ.

- Ti thể có thể có trong tế bào của: Gà, cải bắp.

Hướng dẫn giải

  • Chọn A.

18. Giải bài 53 trang 74 SBT Sinh học 10

Lục lạp có thể có trong tế bào của

A. Vi khuẩn lam, cây lúa.

B. Nấm rơm, cây cải củ.

C. Tảo lục, cây cà chua.

D. Cây ngô, cây khoai tây.

Phương pháp giải

- Lục lạp có thể có trong tế bào của cây ngô, cây khoai tây.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Tế bào nhân thực Sinh học 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

Ngày:26/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM