Giải bài tập SBT Sinh học 10 Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ

Qua nội dung tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh học 10 Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ được eLib biên soạn và tổng hợp đầy đủ với các phương pháp giải cụ thể, giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập. Mời các em cùng theo dõi

Giải bài tập SBT Sinh học 10 Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ

1. Giải bài 6 trang 171 SBT Sinh học 10

- Tại sao mỗi loại virut chỉ có thể lây nhiễm và nhân lên trong một số loại tế bào nhất định?

Phương pháp giải

- Virut gắn prôtêin vào thụ thể bề mặt tế bào có tính đặc hiệu.

Hướng dẫn giải

- Muốn xâm nhập vào trong tế bào, trước hết virut phải gắn được Prôtêin bề mặt của mình vào thụ thể bề mặt của tế bào. Sự gắn này mang tính đặc hiệu cao theo quy luật "khoá - chìa".

2. Giải bài 7 trang 171 SBT Sinh học 10

Tại sao người không bị bệnh toi gà?

Phương pháp giải

- Virut gây bệnh toi gà không thể xâm nhập vào cơ thể người.

Hướng dẫn giải

- Người không bị bệnh toi gà vì tế bào người không có thụ thê phù hợp với prôtêin bể mặt của virut toi gà.

3. Giải bài 8 trang 171 SBT Sinh học 10

Tại sao với virut, người ta dùng thuật ngữ nhân lên thay cho sinh sản?

Phương pháp giải

- Virut phụ thuộc vào tế bào chủ để tăng số lượng bản sao của mình, không có quá trình tổng hợp prôtêin, chuyển hóa vật chất.

Hướng dẫn giải

- Virut không có khả năng tự sinh sản do không có các Enzim dành cho chuyển hoá vật chất và năng lượng, không có Ribôxôm, cũng như bất kì bào quan nào thực hiện tổng hợp Prôtêin. Chúng hoàn toàn phụ thuộc vào tế bào chủ để tăng số lượng bản sao của mình. Vì thế người ta dùng thuật ngữ nhân lên thay cho sinh sản.

4. Giải bài 9 trang 172 SBT Sinh học 10

- Hãy nêu các giai đoạn nhân lên của virut.

Phương pháp giải

- Gồm 5 giai đoạn:

+ Hấp phụ.

+ Xâm nhập.

+ Sinh tổng hợp.

+ Lắp ráp.

+ Giải phóng.

Hướng dẫn giải

Bất kì virut nào khi nhân lên cũng phải trải qua 5 giai đoạn:

- Hấp phụ: Virut gắn đặc hiệu phân tử prôtêin bề mặt của mình vào thụ thể tương ứng nằm trên bề mặt tế bào chủ. Đây là động tác "nhận diện" tế bào chủ phù hợp.

- Xâm nhập:

+ Hầu hết các phagơ tiết lizoxim phá huỷ thành tế bào vi khuẩn sau đó bơm axit nuclêic vào trong tế bào còn vỏ prôtêin nằm ngoài.

+ Hầu hết virut động vật đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào theo lối nhập bào hoặc dung hợp với màng sinh chất, sau đó "cởi vỏ" để giải phóng axit nuclêic vào tế bào chất.

- Sinh tổng hợp: Virut chỉ sử dụng nguyên liệu và bộ máy tổng hợp của tế bào để tạo hệ gen và Prôtêin capsit của mình.

- Lắp ráp: Các thành phần của virut (axit Nuclêic và Prôtêin) sau khi được tổng hợp sẽ tự lắp ráp một cách ngẫu nhiên với nhau để tạo virut hoàn chỉnhặ

- Giải phóng: Hạt virut hoàn chỉnh còn gọi là virion, nhờ Lizozim phá vỡ tế bào để ồ ạt ra ngoài (tế bào sẽ chết) hoặc ra từ từ theo cách nảy chồi (tế bào còn sống một thời gian).

5. Giải bài 10 trang 172 SBT Sinh học 10

Thế nào là chu trình tan?

Phương pháp giải

- Xem khái niệm chu trình tan.

Hướng dẫn giải

- Chu trình nhân lên, kết thúc bằng sự làm tan và giết chết tế bào, gọi là chu trình tan. Virut chỉ nhân lên theo chu trình tan gọi là virut độc.

6. Giải bài 11 trang 173 SBT Sinh học 10

Thế nào là chu trình tiềm tan?

Phương pháp giải

- Xem khái niệm chu trình tiềm tan.

Hướng dẫn giải

- Chu trình lây nhiễm không tạo ra virut mới hay không giết chết tế bào, mà gắn hệ gen của mình vào NST của tế bào, được gọi là chu trình tiềm tan. ADN virut ở trạng thái tiềm tan gọi là Prôvirut, còn bản thân virut được gọi là virut ôn hoà.

7. Giải bài 13 trang 173 SBT Sinh học 10

Phagơ xâm nhập vào tế bào như thế nào?

Phương pháp giải

- enzim Lizôzim phá hủy thành tế bào để bơm axitnuclêic vào tế bào chất còn vỏ ở bên ngoài.

Hướng dẫn giải

- Trước hết đầu mút sợi lông đuôi của phagơ gắn đặc hiệu vào thụ thể bề mật của tế bào, rồi tiết Lizôzim phá huỷ thành tế bào, sau đó bao đuôi co lại đẩy ống trục đâm xuyên qua thành tế bào và màng sinh chất để bơm ADN vào tế bào, còn vỏ Capsit nằm bên ngoài tế bào.

8. Giải bài 15 trang 173 SBT Sinh học 10

Ở chu trình tiềm tan, muốn chuyển sang chu trình tan thì genom cùa phagơ phải tách khỏi NST của tế bào ở HIV có như vậy không?

Phương pháp giải

- Không. Ở trạng thái provirrut nó vẫn có thể tiến hành phiên mã.

Hướng dẫn giải

- Genom của HIV gắn vào NST của tế bào T4. Ở trạng thái provirrut nó vẫn có thể tiến hành phiên mã mà không cần phải tách khỏi NST của tế bào.

9. Giải bài 18 trang 174 SBT Sinh học 10

Ở chu trình tiềm tan Genom của phagơ gắn vào NST của tế bào. Khi tách ra, nó có thể mang theo một đoạn gen liền kề. Khi tạo virut mới nó có thể mang theo đoạn gen này xâm nhập vào tế bào mới, khiến tế bào này mang tính trạng của tế bào trước. Hiện tượng này gọi là gì?

Phương pháp giải

- Gọi là hiện tượng tải nạp.

Hướng dẫn giải

- Hiện tượng truyền các đoạn gen từ tế bào này sang tế bào khác nhờ phagơ gọi là tải nạp.

10. Giải bài 13 trang 183 SBT Sinh học 10

Prôtêin bề mặt của virut gắn đặc hiệú vào thụ thể thích hợp của tế bào vào giai đoạn nào?

A. Hấp phụ.

B. Xâm nhập.

C. Sinh tổng hợp.

D. Lắp ráp và giải phóng.

Phương pháp giải

- Prôtêin bề mặt của virut gắn đặc hiệú vào thụ thể thích hợp của tế bào vào giai đoạn Hấp phụ.

Hướng dẫn giải

  • Chọn A.

11. Giải bài 14 trang 183 SBT Sinh học 10

Virut chui vào tế bào, sau đó cởi vỏ để giải phóng axit nuclêic vào tế bào chất xảy ra ở giai đoạn nào trong các giai đoạn sau đây?

A. Hấp phụ.

B. Xâm nhập.

C. Sinh tổng hợp.

D. Lắp ráp.

E. Giải phóng.

Phương pháp giải

- Virut chui vào tế bào, sau đó cởi vỏ để giải phóng axit nuclêic vào tế bào chất xảy ra ở giai đoạn nào trong các giai đoạn Xâm nhập.

Hướng dẫn giải

  • Chọn B.

12. Giải bài 15 trang 184 SBT Sinh học 10

Ở giai đoạn nào sau đây virut kiểm soát bộ máy của tế bào để tổng hợp mạnh mẽ hệ gen và prôtêin của mình?

A. Hấp phụ.

B. Xâm nhập.

C. Sinh tổng hợp.

D. Lắp ráp.

E. Giải phóng.

Phương pháp giải

- Ở giai đoạn Lắp ráp virut kiểm soát bộ máy của tế bào để tổng hợp mạnh mẽ hệ gen và prôtêin của mình.

Hướng dẫn giải

  • Chọn C.

13. Giải bài 16 trang 184 SBT Sinh học 10

Ở giai đoạn nào sau đây các thành phần của virut va chạm ngẫu nhiên để tạo virut mới?

A. Hấp phụ.

B. Xâm nhập.

C. Sinh tổng hợp.

D. Lắp ráp.

E. Giải phóng.

Phương pháp giải

- Ở giai đoạn Lắp ráp các thành phần của virut va chạm ngẫu nhiên để tạo virut mới.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

14. Giải bài 17 trang 184 SBT Sinh học 10

Ở giai đoạn nào sau đây virut tìm cách phá vỡ tế bào để ra ồ ạt hoặc nảy chồi để ra từ từ?

A. Hấp phụ.

B. Xâm nhập.

C. Sinh tổng hợp.

D. Lắp ráp.

E. Giải phóng.

Phương pháp giải

- Ở giai đoạn Giải phóng virut tìm cách phá vỡ tế bào để ra ồ ạt hoặc nảy chồi để ra từ từ.

Hướng dẫn giải

  • Chọn E.

15. Giải bài 18 trang 184 SBT Sinh học 10

Tại sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập và lây nhiễm cho một hoặc một vài loại tế bào nhất định?

A. Do không phù hợp về hộ gen.

B. Do không phù hợp về enzim.

C. Do không phù hợp giữa prôtêin bề mặt virut và thụ thể bề mặt tế bào.

D. Do tế bào tiết chất ức chế sự xâm nhập của virut.

Phương pháp giải

- Mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập và lây nhiễm cho một hoặc một vài loại tế bào nhất định do không phù hợp giữa prôtêin bề mặt virut và thụ thể bề mặt tế bào.

Hướng dẫn giải

  • Chọn C.

16. Giải bài 19 trang 185 SBT Sinh học 10

Tế bào cung cấp vật liệu nào sau đây để giúp virut nhân lên?

A. Năng lượng.

B. Ribôxôm.

C. Các nuclêôtit và ARN vận chuyển.

D. Tất cả các ý trên.

Phương pháp giải

- Tế bào cung cấp năng lượng, ribôxôm, các nuclêôtit và ARN vận chuyển để giúp virut nhân lên.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

17. Giải bài 20 trang 185 SBT Sinh học 10

Trong quá trình nhân lên, virut không nhận được thứ nào sau đây từ vật chủ?

A. Năng lượng

B. Ribôxôm

C. mARN sớm.

D. Nuclêôtit và tARN.

Phương pháp giải

- Trong quá trình nhân lên, virut không nhận được mARN sớm từ vật chủ.

Hướng dẫn giải

  • Chọn C.

18. Giải bài 23 trang 185 SBT Sinh học 10

HIV có thể lây truyền theo các con đường sau đây, ngoại trừ:

A. Qua đường máu (truyền máu, tiêm chích, ghép tạng...).

B. Qua quan hệ tình dục không an toàn.

C. Mẹ truyền sang con qua nhau thai, khi sinh nở, qua sữa mẹ.

D. Qua côn trùng đốt.

Phương pháp giải

- HIV không thể lây truyền Qua côn trùng đốt.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

19. Giải bài 24 trang 186 SBT Sinh học 10

Enzim nào sau đây là enzim phiên mã ngược ở HIV?

A. ARN-pôlimeraza phụ thuộc ADN.

B. ARN-pôlimeraza phụ thuộc ARN.

C. ADN-pôlimeraza phụ thuộc ARN.

D. ADN-pôlimeraza phụ thuộc ADN.

Phương pháp giải

- ADN-pôlimeraza phụ thuộc ARN là enzim phiên mã ngược ở HIV.

Hướng dẫn giải

  • Chọn C.

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Sự nhân lên của virut Sinh học 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

Ngày:27/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM