Giải bài tập SBT Sinh học 10 Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật

eLib giới thiệu đến các em tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh học 10 Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật được biên soạn và tổng hợp đầy đủ với các phương pháp giải cụ thể, gợi ý chi tiết giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tâp. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SBT Sinh học 10 Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật

1. Giải bài 10 trang 151 SBT Sinh học 10

Vi sinh vật có thể sinh sản theo các phương thức nào?

Phương pháp giải

- Vi sinh vật có thể sinh sản vô tính hoặc hữu tính.

Hướng dẫn giải

- Vi sinh vật có thể sinh sản vô tính hoặc hữu tính.

+ Vi sinh vật sinh sản vô tính chủ yếu là bằng phân đởi.

+ Xạ khuẩn là vi khuẩn dạng sợi, sinh sản chủ yếu nhờ hình thành bào tử vô tính.

+ Nấm men có thể sinh sản vô tính hoặc hữu tính:

  • Sinh sản vô tính: Phổ biến nhất là nảy chồi. Cũng có loại (nấm men làm rượu rum) sinh sản bằng phân đôi.
  • Sinh sản hữu tính: Hai tế bào đơn bội (n) tiếp hợp với nhau tạo thành tế bào lưỡng bội (2n). Tế bào lưỡng bội giảm phân tạo bào tử (đơn bội) nằm trong túi bào tử..

+ Nấm mốc có thể sinh sản vô tính hoặc hữu tính.

  • Sinh sản vô tính: Hình thành bào tử vô tính gắn thành chuỗi hoặc nằm trong túi.

2. Giải bài 11 trang 152 SBT Sinh học 10

Bào tử là gì? Tại sao vi sinh vật lại hình thành bào tử?

Phương pháp giải

- Xem khái niệm bào tử.

- Hình thành bào tử để tạo điều kiện thuận lợi cho phát tán, bảo vệ, sinh sản, ngoài ra còn là thuộc tính của một số loài.

Hướng dẫn giải

- Bào tử là cấu trúc đặc biệt do tế bào sinh ra. Tuỳ loại bào tử mà có chức năng khác nhau:

+ Để phát tán.

+ Để vượt qua điều kiện bất lợi của môi trường (do có màng dày nên chịu được khô hạn, do có canxiđipicôlinat nên có tính bền nhiệt).

+ Dùng để sinh sản (vô tính hoặc hữu tính).

+ Không phải tất cả vi sinh vật đều có khả năng hình thành bào tử. Đối với một số loài, sự hình thành bào tử là thuộc tính của loài, ví dụ Bacillus cho dù ơ môi trường thuận tiện chúng vẫn hình thành bào tử.

3. Giải bài 13 trang 152 SBT Sinh học 10

Tại sao nhiều vi khuẩn (ví dụ, Bacillus subtilis) khi sinh trưởng trong điều kiện thuận lợi vẫn tạo bào tử.

Phương pháp giải

- Vi khuẩn mang bào tử là thuộc tính của loài.

Hướng dẫn giải

- Vi khuẩn mang bào tử là thuộc tính của loài ấy. Điều kiện môi trường bất lợi chỉ thúc đẩy chúng tạo bào tử nhanh hơn và tỉ lệ tạo bào tử nhiều hơn mà thôi. Các vi khuẩn không mang bào tử (ví dụ, E. coỉi) thì dù có ở điều kiện khó khăn đến đâu chúng cũng không tạo được bào tử.

4. Giải bài 10 trang 161 SBT Sinh học 10

Loại bào tử nào sau đây được hình thành không phải vì mục đích sinh sản?

A. Nội bào tử của Bacillus subtilis.

B. Bào tử đính của nấm sợi.

C. Bào tử của nấm men.

D. Bào tử của xạ khuẩn.

Phương pháp giải

- Nội bào tử của Bacillus subtilis được hình thành không phải vì mục đích sinh sản.

Hướng dẫn giải

  • Chọn A.

5. Giải bài 11 trang 161 SBT Sinh học 10

Hình thức sinh sản nào không có ở xạ khuẩn?

A. Phân cắt.

B. Bào tử vô tính.

C. Mọc kéo dài từ một đoạn khuẩn ti (sinh sản vô tính).

D. Sinh sản hữu tính.

Phương pháp giải

- Xạ khuẩn không có sinh sản hữu tính.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

6. Giải bài 12 trang 161 SBT Sinh học 10

Cơ thể nào vừa sinh sản bằng nảy chồi, vừa sinh sản hữu tính?

A. Vi khuẩn.

B. Nấm sợi.

C. Nấm men.

D. Xạ khuẩn.

Phương pháp giải

- Nấm men vừa sinh sản bằng nảy chồi, vừa sinh sản hữu tính.

Hướng dẫn giải

  • Chọn C.

7. Giải bài 25 trang 164 SBT Sinh học 10

Trong các vi sinh vật sau đây, vi sinh vật nào có khả năng tạo bào tử không phải là bào tử sinh sản?

A. Nấm mốc.

B. Nấm men.

C. Xạ khuẩn.

D. Vi khuẩn Bacillus subtilis.

Phương pháp giải

- Vi khuẩn Bacillus subtilis có khả năng tạo bào tử không phải là bào tử sinh sản.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

8. Giải bài 26 trang 164 SBT Sinh học 10

Điều nào sau đây không đúng khi nói về bào tử?

A. Có thể sống sót trong điều kiện khô hạn.

B. Có thể chịu được nhiệt độ cao.

C. Có thể chịu được nhiệt độ thấp.

D. Vẫn tiếp tục quá trình trao đổi chất.

Phương pháp giải

- Bào tử không tiếp tục quá trình trao đổi chất.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

9. Giải bài 27 trang 164 SBT Sinh học 10

Hình thức sinh sản ở hầu hết các tế bào nhân sơ là gì?

A. Phân đôi.

B. Giảm phân

C. Nảy chồi.

D. Phân đoạn.

Phương pháp giải

- Hình thức sinh sản ở hầu hết các tế bào nhân sơ là Phân đôi.

Hướng dẫn giải

  • Chọn A.

10. Giải bài 28 trang 165 SBT Sinh học 10

Vi sinh vật nào sau đây không sinh sản bằng bào tử hữu tính?

A. Nấm men.

B. Nấm mốc.

C. Xạ khuẩn.

D. Cả A, B, C.

Phương pháp giải

- Xạ khuẩn không sinh sản bằng bào tử hữu tính.

Hướng dẫn giải

  • Chọn C.

11. Giải bài 29 trang 165 SBT Sinh học 10

Vi sinh vật nào sau đây sinh sản bằng cả bào tử vô tính và bào tử hữu tính

A. Xạ khuẩn.

B. Nấm mốc.

C. Vi khuẩn.

D. Cả 3 loại trên.

Phương pháp giải

- Nấm mốc sinh sản bằng cả bào tử vô tính và bào tử hữu tính.

Hướng dẫn giải

  • Chọn B.

12. Giải bài 30 trang 165 SBT Sinh học 10

Vi sinh vật nào thường sinh sản bằng nảy chồi?

A. Nấm mốc.

B. Nấm men.

C. Xạ khuẩn.

D. Vi khuẩn.

Phương pháp giải

- Nấm men thường sinh sản bằng nảy chồi.

Hướng dẫn giải

  • Chọn B.

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Sinh sản của vi sinh vật Sinh học 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

Ngày:27/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM