Giải bài tập SGK Công nghệ 9 Bài 6: Bản vẽ cắt may

eLib xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu hướng dẫn giải SGK Công nghệ 9 Bài 6 nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về bản vẽ cắt may như: quy trình, khái niệm,.... Mời các em cùng tham khảo.

Giải bài tập SGK Công nghệ 9 Bài 6: Bản vẽ cắt may

1. Giải bài 1 trang 38 SGK Công nghệ 9

Hãy nêu sự khác nhau giữa bản vẽ kiểu và bản vẽ cắt may?

Phương pháp giải

Các đặc điểm để so sánh bản vẽ kiểu và bản vẽ cắt may:

- Nội dung thể hiện của bản vẽ

- Phương pháp thể hiện

- Nội dung giới thiệu

Hướng dẫn giải

2. Giải bài 2 trang 38 SGK Công nghệ 9

Để thể hiện bản vẽ cắt may, người ta thường sử dụng những tiêu chuẩn nào của bản vẽ kỹ thuật?

Phương pháp giải

Các tiêu chuẩn thể hiện bản vẽ kỹ thuật:

- Khổ giấy

- Đường nét

- Chữ và số

- Ghi kích thước

Hướng dẫn giải

- Khổ giấy: HS thực hiện bản vẽ cắt may vào vở (khổ giấy 19 X 27) với tỉ lệ thủa nhỏ 1:5 và thực hiện trên giấy báo và trên vải, bản vẽ với tỉ lệ nguyên hình 1:1.

- Đường nét: Trong bản vẽ cắt may, có thể sử dụng các loại nét đã được quy định trong TCVN8 - 85 như nét liền đậm, nét liền mảnh, nét chán gạch, nét đứt, nét lượn sóng.

- Chữ và số: sử dụng kiểu chữ thông dụng thẳng đứng hoặc nghiêng 75°, kích thước chữ phụ thuộc kích thước bản vẽ.

- Ghi kích thước:

  • Chữ số (hoặc công thức) ghi ở giữa trên đường kích thước, đúng với chiều đã quy định.
  • Mỗi kích thước chỉ ghi 1 lần.
  • Chọn đường gióng chính (đường gióng cơ sở) là đường gióng giới hạn của nhiều kích thước, trong đó có kích thước chính.
  • Đường kích thước có thể giới hạn bằng đường gióng, đường bao, đường chấm gạch, đường phân chia các phần của sản phẩm.
  • Đơn vị đo kích thước là centimet (cm).

3. Giải bài 3 trang 38 SGK Công nghệ 9

Hãy đọc bản vẽ cắt may váy em gái kiểu liền thân (h.34) và nêu rõ ý nghĩa của các nét vẽ được sử dụng ở bản vẽ này?

Hình 34. Bản vẽ cắt may váy em gái kiểu liền thân

Phương pháp giải

Các nét vẽ được sử dụng ở bản vẽ cắt may váy em gái kiểu liền thân:

- Nét vẽ đậm

- Nét liền mảnh

- Nét gạch chấm

- Nét đứt

- Nét lượn sóng

Hướng dẫn giải

- Nét vẽ đậm: Thể hiện đường bao của sản phẩm cắt may, đường may nhìn thấy.

- Nét liền mảnh: Thể hiện đường gióng, đường kích thước, đường phân chia các phần của sản phẩm, đường phụ thêm.

- Nét gạch chấm: Biểu diễn đường trục, chỗ gấp đôi của mảnh vải sẽ được cắt đối xứng.

- Nét đứt: Biểu diễn đường bao khuất không nhìn thấy, đường cắt, đường gấp một phần vải, thể hiện sự khác nhau về chi tiết của phần này với phần khác của sản phẩm.

- Nét lượn sóng: Thể hiện đường giới hạn của phần sản phẩm được vẽ.

Ngày:08/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM