Giải bài tập SGK Công nghệ 9 Ôn tập quyển 2: Lắp đặt mạng điện trong nhà
Cùng eLib ôn tập và củng cố các kiến thức về lắp đặt mạng điện trong nhà với nội dung tài liệu hướng dẫn giải SGK Công nghệ 9 ôn tập quyển 2 từ giúp các em khái quát các kiến thức về các quy trình, lưu ý,... khi lắp đặt điện trong nhà. Nội dung chi tiết mời các em tham khảo tại đây.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 54 SGK Công nghệ 9
Dây dẫn và dây cáp điện có cấu tạo khác nhau như thế nào? Dây cáp được lắp đặt ở vị trí nào của mạng điện trong nhà?
Phương pháp giải
Dựa vào số lõi và lớp cách điện của 2 loại dây dẫn để so sánh
Hướng dẫn giải
- Dây cáp điện thường dùng để lắp đặt đường dây hạ áp dẫn điện từ mạng phân phối gần nhất đến mạng điện trong nhà, cấp điện cho thiết bị, đồ dùng điện.
2. Giải bài 2 trang 54 SGK Công nghệ 9
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng: Đồng hồ dùng để đo điện áp mạch điện là gì?
A. Ampe kế
B. Ôm kế.
C. Oát kế
D. Vôn kế.
Phương pháp giải
Đồng hồ dùng để đo điện áp mạch điện là Vôn kế
Hướng dẫn giải
Chọn D: Vôn kế.
3. Giải bài 3 trang 54 SGK Công nghệ 9
Tại sao trên vỏ các máy biến áp cần phải có Vôn kế và ampe kế?
Phương pháp giải
Vôn kế và ampe kế biểu thị điện áp định mức và công suất định mức
Hướng dẫn giải
1. Vôn kế để đo điện áp đầu ra của biến áp - để biết có đủ điện áp cho mục đích sử dụng không;
2. Ampe kế để đo dòng điện của thiết bị đang dùng xem có vượt quá sức chịu đựng của biến áp không - nếu quá sẽ bị nóng và cháy.
4. Giải bài 4 trang 54 SGK Công nghệ 9
Dây dẫn điện trong nhà thường được nối với nhau bằng cách nào? Tại sao các mối nối cần hàn và được cách điện?
Phương pháp giải
Dây dẫn được nối bằng các cách sau,mối nối thẳng, phân nhánh (rẽ), mối nối phụ kiện, mối nối cần phải hàn để tăng thẩm mĩ, tuổi thọ,....
Hướng dẫn giải
Dây dẫn được nối bằng các cách sau,mối nối thẳng, phân nhánh (rẽ), mối nối phụ kiện, mối nối cần phải hàn nhờ đó có thể:
- Tăng tính thẩm mĩ của mối nối
- Tăng tuổi thọ của mối nối
- Tăng tính dẫn điện của mối nối
- Giảm diện năng hao phí
- Tăng độ ăn toàn điện
- Tăng độ bền cơ học
Mối nối được bọc cách điện nhờ đó có thể, tăng tính thẩm mĩ của mối nối, tăng tuổi thọ của mối nối, tăng độ an toàn điện.
5. Giải bài 5 trang 54 SGK Công nghệ 9
Hãy trình bày quy trình lắp bảng điện. Có thể bỏ qua công đoạn vạch dấu trong quy trình đó được không? Tại sao?
Phương pháp giải
Quy trình lắp bảng điện gồm: Vạch dấu-> Khoan lỗ bảng điện-> Nối dây thiết bị-> Lắp thiết bị bảng điện -> Kiểm tra
Hướng dẫn giải
Vạch dấu -> Khoan lỗ bảng điện -> Nối dây thiết bị -> Lắp thiết bị bảng điện -> Kiểm tra.
Không thể bỏ qua công đoạn vạch dấu vì khi ta vạch dấu thì các thiết bị lắp vào bảng điện mới được chính xác và đầy đủ.
6. Giải bài 6 trang 54 SGK Công nghệ 9
Phân biệt sự khác nhau của sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt của mạch điện?
Phương pháp giải
Dựa vào vị trí lắp đặt để so sánh 2 loại sơ đồ với nhau
Hướng dẫn giải
- Sơ đồ nguyên lí là sơ đồ chỉ nói lên mối liên hệ điện mà không thể hiện vị trí sản xuất hay cách lắp ráp các phần tử của mạng điện.
- Sơ đồ lắp đặt biểu thị vị trí lắp đặt, cách lắp ráp giữa các phần tử của mạng điện và cần dùng để dự trù vật liệu, lắp đặt sửa chữa mạch điên.
- Sơ đồ nguyên lí là cơ sở vẽ ra sơ đồ lắp đặt.
7. Giải bài 7 trang 54 SGK Công nghệ 9
Xây dựng sơ đồ lắp đặt mạch điện phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Phương pháp giải
Xây dựng sơ đồ lắp đặt mạch điện phụ thuộc vào những yếu tố như: mục đích, vị trí, phương pháp
Hướng dẫn giải
- Mục đích sử dụng vị trí lắp đặt điện
- Vị trí, cách lắp đặt các phần tử của mạch điện
- Phương pháp lắp đặt dây dẫn.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Công nghệ 9 Bài 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng
- doc Giải bài tập SGK Công nghệ 9 Bài 2: Vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà
- doc Giải bài tập SGK Công nghệ 9 Bài 3: Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện
- doc Giải bài tập SGK Công nghệ 9 Bài 5: Thực hành: Nối dây dẫn điện
- doc Giải bài tập SGK Công nghệ 9 Bài 11: Lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà
- doc Giải bài tập SGK Công nghệ 9 Bài 12: Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà