Giải bài tập SGK Công nghệ 9 Bài 8: Kỹ thuật trồng cây nhãn
Nội dung tài liệu hướng dẫn giải SGK Công nghệ 9 Bài 8 của quyển trồng cây do eLib tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức về kỹ thuật trồng cây nhãn như: quy trình, điều kiện ngoại cảnh,...... Nội dung chi tiết mời các em cùng tham khảo nội dung dưới đây.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 43 SGK Công nghệ 9
Em hãy nêu giá trị dinh dưỡng của quả nhãn và yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn?
Phương pháp giải
- Quả nhãn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như: đường, các chất khoáng, vitamin C,...
- Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây nhãn bao gồm: nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, đất,....
Hướng dẫn giải
* Giá trị dinh dưỡng:
- Cùi nhãn chứa đường, axít hữu cơ, vitamin C, K, các chất khoáng Ca, P, Fe... nên có giá trị dinh dưỡng cao được sử dụng để ăn tươi, sấy khô, làm long nhãn, đồ hộp.
* Yêu cầu ngoại cảnh:
a) Nhiệt độ: Cây nhãn chịu được nóng và lạnh tốt hơn cây vải nên được trồng ở các vùng trong cả nước. Nhiệt độ thích hợp từ 21°C - 27°C.
b) Lượng mưa cần cho cây nhãn sinh trưởng và phát triển là 1200mm/năm. Độ ẩm không khí 70 - 80%. Thời kì phân hoá mầm hoa và phát triển quả cần nhiều nước. Là cây chịu hạn nhưng nếu bị ngập nước từ 3 - 5 ngày cùng không bị ảnh hưởng như các cây ăn quả khác.
c) Ánh sáng: Cây cần đủ ánh sáng, nhưng không ưa ánh sáng mạnh và chịu được bóng râm.
d) Đất: Cây nhãn không kén đất nên trồng được trên nhiều loại đất, trong đó đất phù sa là thích hợp nhất.
2. Giải bài 2 trang 43 SGK Công nghệ 9
Em hãy nêu các yêu cầu kỹ thuật trong việc gieo trồng chăm sóc cây nhãn?
Phương pháp giải
Các yêu cầu kỹ thuật trong việc gieo trồng chăm sóc cây nhãn:
- Làm cỏ vun xới
- Bón phân thúc
- Tưới nước và giữ ẩm cho đất
- Tạo hình, sửa cành
- Phòng trừ sâu bệnh
Hướng dẫn giải
a. Làm cỏ vun xới:
- Diệt cỏ dại và làm mất chỗ ẩn náu của sâu bệnh.
- Làm tơi xốp đất, thoáng khí.
b. Bón phân thúc:
- Dùng phân hữu cơ và phân hoá học.
- Phân bón thúc được bón theo hình chiếu của cây.
- Lượng phân bón tuỳ thuộc vào từng thời kỳ của cây.
c. Tưới nước và giữ ẩm cho đất: Tưới nước, phủ rơm rạ, trồng cây phân xanh để giữ ẩm cho đất.
d. Tạo hình, sửa cành:
- Đốn tạo hình giúp cây phát triển cân
e. Phòng trừ sâu bệnh: Cây ăn quả có múi thường bị nhiều loại sâu bệnh phá hại làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng, hiệu quả của cây.
3. Giải bài 3 trang 43 SGK Công nghệ 9
Em hãy cho biết ở địa phương em nhân giống bằng cách nào?
Phương pháp giải
Nhân giống cây nhãn: Chủ yếu là chiết và ghép.
Hướng dẫn giải
Chiết cành và ghép là hai phương pháp nhân giống cây nhãn phổ biến nhất. Bởi vì 2 phương pháp này thích hợp với các yếu tố sinh sản của cây nhãn.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Công nghệ 9 Bài 1: Giới thiệu nghề trồng cây ăn quả
- doc Giải bài tập SGK Công nghệ 9 Bài 2: Một số vấn đề chung về cây ăn quả
- doc Giải bài tập SGK Công nghệ 9 Bài 3: Các phương pháp nhân giống cây ăn quả
- doc Giải bài tập SGK Công nghệ 9 Bài 7: Kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi
- doc Giải bài tập SGK Công nghệ 9 Bài 9: Kỹ thuật trồng cây vải
- doc Giải bài tập SGK Công nghệ 9 Bài 10: Kỹ thuật trồng cây xoài
- doc Giải bài tập SGK Công nghệ 9 Bài 11: Kỹ thuật trồng cây chôm chôm
- doc Giải bài tập SGK Công nghệ 9 Ôn tập quyển 5: Trồng cây ăn quả