Giải bài tập SGK Vật lý 11 Bài 22: Lực Lo-ren-xơ

Hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 11 Bài 22 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập về lực Lo - ren - xơ và ôn luyện tốt kiến thức. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SGK Vật lý 11 Bài 22: Lực Lo-ren-xơ

1. Giải bài 1 trang 138 SGK Vật lý 11

Lực Lo-ren-xơ là gì? Viết công thức của lực Lo-ren-xơ.

Phương pháp giải

- Lực Lo-ren-xơ là .... tác dụng lên một hạt điện tích ...

- Công thức: f = |q0|.v.B.sinα

Hướng dẫn giải

Lực Lo-ren-xơ do từ trường của cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) tác dụng lên một hạt điện tích q0 chuyển động với vận tốc v:

- Phương: vuông góc với \(\overrightarrow v \) và \(\overrightarrow B \).

- Chiều: tuân theo quy tắc bàn tay trái.

- Độ lớn: f = |q0|.v.B.sinα ( α là góc tạo bởi \(\overrightarrow v \)\(\overrightarrow B \)).

2. Giải bài 2 trang 138 SGK Vật lý 11

Phát biểu quy tắc bàn tay trái cho lực Lo-ren-xơ.

Phương pháp giải

Quy tắc bàn tay trái cho phép xác định chiều vecto \(\overrightarrow v \) và chiều lực \(\overrightarrow F \) tại các điện tích điểm

Hướng dẫn giải

Để bàn tay trái mở rộng sao cho từ trường hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón giữa là chiều của vectơ \(\overrightarrow v \) khi q0  > 0 và ngược chiều vectơ \(\overrightarrow v \) khi q< 0. Lúc đó chiều của lực Lo-ren-xơ là chiều của ngón cái choãi ra.

3. Giải bài 3 trang 138 SGK Vật lý 11

Phát biểu nào dưới đây là sai?

Lực Lo-ren-xơ

A. vuông góc với từ trường.

B. vuông góc với vận tốc.

C. không phụ thuộc vào hướng của từ trường.

D. phụ thuộc vào dấu của điện tích.

Phương pháp giải

Áp dụng quy tắc bàn tay trái:

" Để bàn tay trái mở rộng sao cho từ trường hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón giữa là chiều của vectơ \(\overrightarrow v \) khi q0 > 0 và ngược chiều vectơ \(\overrightarrow v \) khi q0 < 0. Lúc đó chiều của lực Lo-ren-xơ là chiều của ngón cái choãi ra."

Hướng dẫn giải

- Theo quy tắc bàn tay trái thì lực Lo-ren-xơ vừa phụ thuộc vào dấu của điện tích, vừa phụ thuộc vào hướng của từ trường

⇒ Câu C sai

- Chọn đáp án C.

4. Giải bài 4 trang 138 SGK Vật lý 11

Phát biểu nào dưới đây là đúng?

Hạt electron bay vào trong một từ trường đều theo hướng của từ trường \(\overrightarrow B \) thì

A. hướng chuyển động thay đổi.

B. độ lớn của vận tốc thay đổi.

C. động năng thay đổi.

D. chuyển động không thay đổi.

Phương pháp giải

Hạt electron bay vào trong một từ trường đều theo hướng của từ trường thì vẫn chuyển động không đổi hướng

Hướng dẫn giải

- Hạt electron bay vào trong một từ trường đều theo hướng của từ trường B nên góc α tạo bởi \(\overrightarrow v \)\(\overrightarrow B \) bằng 0o 

⇒ hạt electron không chịu tác dụng của lực Lo-ren-xơ nên hạt tiếp tục chuyển động đều theo hướng ban đầu.

- Chọn đáp án D.

5. Giải bài 5 trang 138 SGK Vật lý 11

Một ion bay theo quỹ đạo tròn bán kính R trong một mặt phẳng vuông góc với các đường sức của một từ trường đều. Khi độ lớn của vận tốc tăng gấp đôi thì bán kính quỹ đạo là bao nhiêu?

A. R/2              B. R

C. 2R              D. 4R

Phương pháp giải

Áp dụng công thức:

 \(R = \frac{{m.v}}{{\left| {{q_o}} \right|.B}}\) để tính bán kính quỹ đạo của ion.

Hướng dẫn giải

- Một ion bay theo quỹ đạo tròn bán kính R trong một mặt phẳng vuông góc với các đường sức của một từ trường đều, bán kính quỹ đạo tròn của ion được xác định bởi công thức:

 \(R = \frac{{m.v}}{{\left| {{q_o}} \right|.B}}\)

- Khi độ lớn của vận tốc tăng gấp đôi v’ = 2v, thì bán kính quỹ đạo R’ bằng: 

\(R' = \frac{{m.v'}}{{\left| {{q_o}} \right|.B}} = \frac{{m.2v}}{{\left| {{q_o}} \right|.B}} = 2R\)

- Chọn đáp án C.

6. Giải bài 6 trang 138 SGK Vật lý 11

So sánh lực điện và lực Lo-ren-xơ cùng tác dụng lên một điện tích.

Phương pháp giải

So sánh về bản chất, đối tượng tác dụng, phương và chiều, quy tắc xác định dấu của hai lực

Hướng dẫn giải

- Giống nhau: đều thuộc vào bản chất hạt

- Khác nhau:

+ Lực điện: tác dụng lên điện tích, không phụ thuộc chiều chuyển động của hạt, cùng phương với điện trường, cùng chiều với điện trường khi q > 0, ngược chiều với điện trường khi q < 0

- Lực Lo-ren-xơ: chỉ tác dụng lên điện tích chuyển động, phụ thuộc chiều chuyển động của điện tích, phương vuông góc với từ trường, chiều tuần theo quy tắc bàn tay trái

7. Giải bài 7 trang 138 SGK Vật lý 11

Hạt proton chuyển động theo quỹ đạo tròn bán kính 5m dưới tác dụng của một từ trường đều B = 10-2 T. Xác định:

a) Tốc độ proton

b) Chu kì chuyển động của proton

Cho mp=1,672.10-27 kg.

Phương pháp giải

a) Áp dụng công thức:

 \(R = \frac{{m.v}}{{\left| {{q_o}} \right|.B}}\) để tính tốc độ của proton là: \(v = \frac{{\left| {{q_0}} \right|.B.R}}{m}\)

b) Áp dụng công thức:

 \(T = \frac{{2\pi R}}{v} = \frac{{2\pi m}}{{\left| {{q_0}} \right|.B}}\) để tính chu kì chuyển động của proton.

Hướng dẫn giải

a) Công thức tính bán kính quỹ đạo là: \(R = \frac{{m.v}}{{\left| {{q_o}} \right|.B}}\)

⇒ Tốc độ của proton là:

 \(v = \frac{{\left| {{q_0}} \right|.B.R}}{m} = \frac{{{{1,6.10}^{ - 19}}{{.10}^{ - 2}}.5}}{{{{1,672.10}^{ - 27}}}} = {4,785.10^6}(m/s)\)

b) Chu kì chuyển động của proton:

 \(T = \frac{{2\pi R}}{v} = \frac{{2\pi m}}{{\left| {{q_0}} \right|.B}} = 2\pi .\frac{{{{1,672.10}^{ - 27}}}}{{{{1,6.10}^{ - 19}}{{.10}^{ - 2}}}} = {6,57.10^{ - 6}}(s)\)

8. Giải bài 8 trang 138 SGK Vật lý 11

Trong một từ trường đều có vectơ \(\overrightarrow B \) thẳng đứng, cho một dòng các ion bắt đầu đi vào từ điểm A và đi ra tại C sao cho AC là 1/2 đường tròn trong mặt phẳng ngang. Các ion có cùng điện tích, cùng vận tốc đầu. Cho biết khoảng cách AC đối với ion C2H5O+ là 22,5cm. Xác định khoảng cách AC đối với các ion C2H5OH+, C2H5+, OH+, CH2OH+, CH3+, CH2+.

Phương pháp giải

Áp dụng công thức: \(R = \frac{{mv}}{{\left| {{q_0}} \right|.B}}\) để tính khoảng cách đối với các ion.

Hướng dẫn giải

- Trong từ trường đều B, ion C2H5O+ (m1 = 45 đvC) chuyển động tròn với bán kính R1.

- Ta có: \(A{C_1} = 2{R_1} = \frac{{2.{m_1}.v}}{{\left| {{q_0}} \right|B}} = 22,5cm\)

+ Đối với ion C2H5OH+ (m2 = 46 đvC):

\(A{C_2} = 2{R_2} = \frac{{2.{m_2}.v}}{{\left| {{q_0}} \right|B}} = \frac{{{m_2}}}{{{m_1}}}.A{C_1} = 23cm\)

+ Đối với ion C2H5+ (m= 29 đvC):

\(A{C_3} = 2{R_3} = \frac{{2.{m_3}.v}}{{\left| {{q_0}} \right|B}} = \frac{{{m_3}}}{{{m_1}}}.A{C_1} = \frac{{29}}{{45}}.A{C_1} = 14,5cm\)

+ Đối với ion OH+ (m4 = 17 đvC):

\(A{C_4} = 2{R_4} = \frac{{2.{m_4}.v}}{{\left| {{q_0}} \right|B}} = \frac{{{m_4}}}{{{m_1}}}.A{C_1} = \frac{{17}}{{45}}.A{C_1} = 8,5cm\)

+ Đối với ion CH2OH+ (m5 = 31 đvC):

\(A{C_5} = 2{R_5} = \frac{{2.{m_5}.v}}{{\left| {{q_0}} \right|.B}} = \frac{{{m_5}}}{{{m_1}}}.A{C_1} = \frac{{31}}{{45}}.A{C_1} = 15,5cm\)

+ Đối với ion CH3+ (m6 = 15 đvC):

\(A{C_6} = 2{R_6} = \frac{{2.{m_6}.v}}{{\left| {{q_0}} \right|B}} = \frac{{{m_6}}}{{{m_1}}}.A{C_1} = \frac{{15}}{{45}}.A{C_1} = 7,5cm\)

+ Đối với ion CH2+ (m7 = 14 đvC):

\(A{C_7} = 2{R_7} = \frac{{2.{m_7}.v}}{{\left| {{q_0}} \right|B}} = \frac{{{m_7}}}{{{m_1}}}.A{C_1} = \frac{{14}}{{45}}.A{C_1} = 7cm\)

Ngày:01/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM