Giải bài tập SBT Lịch Sử 7 Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỷ XIII)
Nhằm giúp các em học sinh lớp 7 có thêm nhiều tài liệu ôn tập eLib xin giới thiệu đến các em tài liệu giải bài tập SBT được biên soạn bám sát với nội dung chương trình học. Tài liệu tóm lược 8 bài tập trang 45 với nội dung đầy đủ, chi tiết sẽ giúp các em ôn bài hiệu quả, đánh giá được đúng năng lực của bản thân mình. Hy vọng rằng đây sẽ là một tài liệu bổ ích giúp các em học sinh ôn tập tốt, rèn luyện được thêm nhiều kĩ năng giải bài tập.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 45 SBT Lịch sử 7
Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng
Câu 1: Quân Mông - Nguyên xâm lược Đại Việt vào các năm
A. 1257, 1285, 1286.
B. 1258, 1285, 1287 - 1288.
C. 1258,1287,1288.
D. 1258, 1285 - 1286, 1287 - 1288.
Câu 2: Các trận đánh quyết định sự thất bại của quân Mông - Nguyên trên đất nước ta là
A. Bạch Đằng, Đông Bộ Đầu, Tây Kết.
B. Vân Đồn, Bạch Đằng, Chi Lăng.
C. Đông Bộ Đầu, Hàm Tử - Tây Kết - Chương Dươrig, Bạch Đằng.
D. Ngọc Hồi - Đống Đa, Tây Kết, Bạch Đằng.
Câu 3: Để đối phó với quân giặc, quân dân nhà Trần đã thực hiện kế sách
A. "đánh nhanh, thắng nhanh".
B. "vườn không nhà trống"
C. "ngụ binh ư nông".
D. "tiên phát chế nhân".
Câu 4: Vị tướng nào đã trả lời vua Trần : "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo"?
A. Trần Thủ Độ.
B. Trần Quốc Tuấn.
C. Lê Tần
D. Trần Bình Trọng.
Câu 5: Thiên tài quân sự nổi danh nhất thế kỉ XIII của nước ta là
A. Trần Thủ Độ.
B. Trần Quốc Tuấn.
C. Trần Quang Khải.
D. Phạm Ngũ Lão.
Phương pháp giải
Từ các kiến thức đã học kết hợp với nội dung mục 2. Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ, mục 5. Diễn biến và kết quả cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần 2 và mục 6. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt (1287-1288) bài 14 SGK Lịch sử 7 để phân tích và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.
Ví dụ: Quân Mông - Nguyên xâm lược Đại Việt vào các năm 1258, 1285, 1287 - 1288.
Hướng dẫn giải
1.B 2.C
3.B 4.A 5.B
2. Giải bài 2 trang 46 SBT Lịch sử 7
Hãy nối tên các nhân vật lịch sử ở cột A với nội dung ở cột B sao cho đúng
Cột A:
a) Trần Khánh Dư
b) Trần Thái Tông
c) Trần Quốc Tuấn
d) Trần Quang Khải
Cột B:
1. Chỉ huy quân Trần ở Bình Lệ Nguyên
2. Tiết chế quân đội nhà Trần
3. Chỉ huy trận đại thắng Vân Đồn
4. Tác giả bài thơi “Phò giá về kinh”
Phương pháp giải
Từ các kiến thức đã học ở mục 1. Diễn biến và kết quả cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần 2 trang 56, mục 6. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt (1287-1288) trang 62 SGK Lịch sử 7 để phân tích và trả lời.
Ví dụ: Trần Thái Tông chỉ huy quân Trần ở Bình Lệ Nguyên.
Hướng dẫn giải
1 – b 2 – c
3 – a 4 – d
3. Giải bài 3 trang 47 SBT Lịch sử 7
Hãy điền vào bảng dưới đây các trận chiến thắng của quân dân nhà Trần trong 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên cho phù hợp với mốc thời gian.
Phương pháp giải
Xem lại mục 2. Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ, mục 5. Diễn biến và kết quả cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần 2 và mục 6. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt (1287-1288) bài 14 SGK Lịch sử 7 để phân tích, trả lời.
- Ngày 29-1-1258: Quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt.
- Tháng 5-1285: Nhà Trần tổ chức phản công.
- Tháng 4-1288: Ô Mã Nhi rút về theo sông Bạch Đằng.
Hướng dẫn giải
4. Giải bài 4 trang 47 SBT Lịch sử 7
Hãy điền địa danh - nơi đã diễn ra sự kiện lịch sử trong các cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên thời Trần cho phù hợp.
Phương pháp giải
Dựa vào các kiến thức đã học và nội dung mục 2. Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ, mục 5. Diễn biến và kết quả cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần 2 và mục 6. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt (1287-1288) SGK Lịch sử 7 để phân tích và trả lời
Ví dụ: Trận Bình Lệ Nguyên diễn ra ở phủ Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
Trận Đông Bộ Đầu thuộc quận Ba Đình, Hà Nội
Hướng dẫn giải
5. Giải bài 5 trang 48 SBT Lịch sử 7
Hãy nêu tên những chiến thắng tiêu biểu của quân dân Đại Việt trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên và trình bày nét chính về một chiến thắng tiêu biểu nhất.
Phương pháp giải
- Những chiến thắng tiêu biểu:
+ Lần thứ nhất: Vua Trần Thái Tông dẫn quân chặn đánh địch tại Bình Lệ Nguyên.
+ Lần thứ hai: Trận chiến Tây Kết, Hàm Tử
+ Lần thứ ba: chiến thắng Vân Đồn
- Chiến thắng tiêu biểu nhất: chiến thắng Bạch Đằng năm 1288
Hướng dẫn giải
- Những chiến thắng tiêu biểu:
+ Lần thứ nhất: Vua Trần Thái Tông dẫn quân chặn đánh địch tại Bình Lệ Nguyên.
+ Lần thứ hai: Trận chiến Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương.
+ Lần thứ ba: chiến thắng Vân Đồn, chiến thắng Bạch Đằng.
- Chiến thắng tiêu biểu nhất: chiến thắng Bạch Đằng.
* Diễn biến chiến thắng Bạch Đằng năm 1288:
- Khi Thoát Hoan quyết định rút quân về nước, nhận thấy thời cơ tiêu diệt quân Nguyên đã tới. Vua tôi nhà Trần quyết định mở cuộc phản công lớn trên sông Bạch Đằng.
- Tháng 4/1288, đoàn quân Ô Mã Nhi rút theo đường thủy trên sông Bạch Đằng. Khi quân Ô Mã Nhi tiến đến gần bãi cọc, quân Trần cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến rồi giả vờ thua bỏ chạy, quân giặc ra sức đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục.
- Chờ khi nước triều xuống, quân Trần từ hai bên bờ đổ ra đánh, phá vỡ đội hình quân giặc.
- Bị đánh bất ngờ, quân giặc tháo chạy lại gặp phải bãi cọc.
→ Toàn bộ cánh thủy binh của giặc bị tiêu diệt, Ô Mã Nhi bị bắt sống.
6. Giải bài 6 trang 48 SBT Lịch sử 7
Theo em, việc nhà Trần triệu tập Hội nghị Diên Hồng có ý nghĩa và tác dụng gì?
Phương pháp giải
Xem lại mục 4. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến chống quân Nguyên lần 2 trang 58 SGK Lịch sử 7 để phân tích và trả lời.
- Động viên toàn dân tham gia đánh giặc.
+ Thể hiện tinh thần kiên quyết chống giặc, trên dưới một lòng.
+ Thống nhất ý chí quyết tâm đánh giặc.
Hướng dẫn giải
- Đầu năm 1285, vua Trần mở Hội nghị Diên Hồng tại Thăng Long.
+ Thành phần: các bậc phụ lão có uy tín trong cả nước
+ Mục đích: bàn cách đánh giặc.
→Việc chưng cầu ý kiến của các bậc phụ lão cho thấy: nhà Trần rất tôn trọng các bậc phụ lão, họ là những người đi trước và có kinh nghiệm.
- Ý nghĩa, tác dụng:
+ Động viên toàn dân tham gia đánh giặc, trai tráng lên đường ra trận, nhân dân tích cực sản xuất để cung cấp nhu yếu phẩm cho cuộc kháng chiến.
+ Thể hiện tinh thần kiên quyết chống giặc, trên dưới một lòng. Trong Hội nghị Diên Hồng, khi vua Trần hỏi kế đánh giặc, “các phụ lão đều nói là nên đánh, muôn người cùng lời như một”.
+ Hội nghị Diên Hồng có ý nghĩa thống nhất ý chí quyết tâm đánh giặc của toàn thể nhân dân Đại Việt.
7. Giải bài 7 trang 48 SBT Lịch sử 7
Những nguyên nhân nào đưa đến thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của quân dân Đại Việt? Hãy cho biết ý nghĩa lịch sử lớn lao của thắng lợi đó.
Phương pháp giải
- Nguyên nhân thắng lợi: nhân dân ta có lòng yêu nước, lãnh đạo nhà Trần đoàn kết, Nhà Trần có đường lối chiến lược đúng đắn.
- Ý nghĩa lịch sử: Đập tan tham vọng của nhà Nguyên, đề cao lòng tự hào dân tộc.
Hướng dẫn giải
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn và luôn tích cực, chủ động tham gia kháng chiến.
+ Nội bộ tầng lớp lãnh đạo nhà Trần đoàn kết và có sự chuẩn bị rất chu đáo tiềm lực về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến.
+ Nhà Trần có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo và có những danh tướng tài ba.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
+ Nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc và củng cố niềm tin cho nhân dân.
8. Giải bài 8 trang 49 SBT Lịch sử 7
Em có nhận xét gì về vai trò, những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên?
Phương pháp giải
- Là lãnh đạo tối cao của nhà Trần.
- Có đường lối, chủ trương đúng đắn.
- Soạn thảo “Hịch tướng sĩ”.
- Tác giả của Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.
Hướng dẫn giải
Trong cả ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên, Trần Quốc Tuấn đã có những đóng góp và vai trò to lớn:
- Là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần.
- Vạch ra đường lối, đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.
- Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”.
- Là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.
- Trần Quốc Tuấn còn bỏ qua các hiềm khích, thù riêng, nêu cao tinh thần yêu nước, vì nghĩa lớn.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Lịch Sử 7 Bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỷ XIII
- doc Giải bài tập SBT Lịch Sử 7 Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần
- doc Giải bài tập SBT Lịch Sử 7 Bài 16: Sự suy sụp của Nhà Trần cuối thế kỷ XIV
- doc Giải bài tập SBT Lịch Sử 7 Bài 17: Ôn tập chương II và chương III