Giải bài tập SBT Lịch Sử 7 Bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
eLib xin giới thiệu đến các em học sinh tài liệu giải bài tập SBT Lịch Sử 7 Bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. Tài liệu bao gồm 4 câu hỏi có phương pháp và đáp án giải chi tiết, hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong học tập.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 83 SBT Lịch sử 7
Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng
Câu 1: Vào giữa thế kỉ XVIII, đặc điểm nổi bật của chính quyền phong kiến Đàng Ngoài là
A. chính quyền ngày càng được củng cố vững chắc.
B. quyền hành dần tập trung về tay vua.
C. phủ chúa từng bước lấn át quyền hành của vua.
D. chính quyền suy sụp, vua chỉ là bóng mờ trong cung cấm, mọi quyền hành thuộc về phủ chúa.
Câu 2: Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân khiến cho sản xuẩt ở Đàng Ngoài đến giữa thế kỉ XVIII lâm vào tình trạng đình đốn, khủng hoảng?
A. Cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau giữa hai tập đoàn phong kiến chúa Trịnh và chúa Nguyễn vẫn tiếp diễn.
B. Ruộng đất của nông dân bị địa chủ, quan lại chiếm đoạt; chính quyền chỉ lo vui chơi, hưởng lạc, không chăm lo đến sản xuất
C. Nhà nước đánh thuế rất nặng vào các loại sản phẩm hàng hoá làm cho sản xuất thủ công nghiệp bị đình đốn.
D. Hạn hán, lụt lội liên tiếp xảy ra, nông dân chết đói rất nhiều, nhiều người phải rời bỏ làng quê phiêu tán khắp nơi.
Câu 3: Tiêu biểu nhất trong phong trào nông dân Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII là các cuộc khởi nghĩa của
A. Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Công Chất.
B. Nguyễn Danh Phương, Lê Duy Mật.
C. Nguyễn Dương Hưng, Lê Duy Mật.
D. Nguyễn Tuyển - Nguyễn Cừ.
Câu 4: Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Hải Phòng, di chuyển lên Kinh Bắc, uy hiếp Thăng Long, rồi xuống Sơn Nam, vào Thanh Hoá, Nghệ An là khởi nghĩa của
A. Hoàng Công Chất.
B. Nguyễn Hữu Cầu.
C. Nguyễn Dương Hưng.
D. Lê Duy Mật.
Câu 5: Người đứng đầu cuộc khởi nghĩa nổ ra ở vùng Sơn Nam, sau chuyển dần lên Tây Bắc, có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống là
A. Hoàng Công Chất.
B. Nguyễn Hữu Cầu.
C. Phan Bá Vành.
D. Lê Duy Mật.
Câu 6: Các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII có ý nghĩa lịch sử to lớn là
A. xoá bỏ quyền hành của họ Trịnh ở Đàng Ngoài.
B. làm cho chính quyền họ Trịnh đã suy yếu càng suy yếu hơn, khiến nó nhanh chóng sụp đổ trước sự tấn công của phong trào nông dân Tây Sơn sau này.
C. làm sụp đổ chính quyền phong kiến vua Lê, chúa Trịnh.
D. làm suy yếu chính quyền họ Trịnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các chúa Nguyễn trong công cuộc thống nhất đất nước.
Phương pháp giải
Dựa vào các kiến thức đã học và nội dung chính ở mục 1. Tình hình chính trị Đàng Ngoài vào thế kỉ XVIII, mục 2. Những cuộc khởi nghĩa lớn ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII được trình bày ở bài 24 SGK Lịch sử 7 để phân tích và đưa ra lựa chọn phù hợp.
Ví dụ: Vào giữa thế kỉ XVIII, đặc điểm nổi bật của chính quyền phong kiến Đàng Ngoài là chính quyền suy sụp, vua chỉ là bóng mờ trong cung cấm, mọi quyền hành thuộc về phủ chúa.
Hướng dẫn giải
1.D 2.A 3.A
4.B 5.A 6.B
2. Giải bài 2 trang 84 SBT Lịch sử 7
Trình bày diễn biến chính và kết quả hai cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công Chất.
Phương pháp giải
Dựa vào nội dung chính ở mục 2. Những cuộc khởi nghĩa lớn ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII trang 117 SGK Lịch sử 7 để phân tích và trả lời.
- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu:
+ Xuất phát từ Đồ Sơn → Kinh Bắc → Thăng Long → Sơn Nam → Thanh Hóa, Nghệ An.
+ Nguyễn Hữu Cầu về giữ núi Đồ Sơn và đất Vân Đồn.
- Khởi nghĩa Hoàng Công Chất:
+ Hoàng Công Chất đứng lên khởi nghĩa.
+ Căn cứ là vùng Điện Biên, Lai Châu
+ Tháng 2 năm 1768, Nguyễn Đình Huấn và Phạm Ngô Cầu đánh Mường Thanh
+ Hoàng Công Chất qua đời, Hoàng Công Toản tiếp tục chống Trịnh.
+ Đầu năm 1769, thất bại.
Hướng dẫn giải
* Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu:
- Diễn biến chính:
+ Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Đồ Sơn (Hải Phòng), di chuyển lên Kinh Bắc (Bắc Giang, Bắc Ninh), uy hiếp kinh thành Thăng Long rồi xuống Sơn Nam, vào Thanh Hóa, Nghệ An.
+ Hữu Cầu (quận He) vì nhà nghèo nên đi làm cướp, sau theo Nguyễn Cừ khởi nghĩa, được Cừ yêu quý gả con gái là Nguyễn Thị Quỳnh cho. Khi Nguyễn Cừ bị bắt, Nguyễn Hữu Cầu đem thủ hạ về giữ núi Đồ Sơn và đất Vân Đồn.
- Kết quả: thất bại.
* Khởi nghĩa Hoàng Công Chất:
- Diễn biến chính:
+ Hoàng Công Chất là người đứng đầu cuộc khởi nghĩa ở vùng Sơn Nam. Sau một thời gian hoạt động ở đồng bằng, Hoàng Công Chất chuyển lên Tây Bắc.
+ Căn cứ chính là vùng Điện Biên, Lai Châu. Tại đây các dân tộc Tây Bắc đã hết lòng ủng hộ ông. Ông có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống trong các bản mường.
+ Tháng 2 năm 1768, Trịnh Sâm cử Nguyễn Đình Huấn và Phạm Ngô Cầu mang quân đánh Mường Thanh. Lê Duy Mật nghe tin bèn điều quân cứu ứng cho Công Chất. Đình Huấn sợ không dám tiến phải rút về. Trịnh Sâm bèn giao quân cho Đoàn Nguyễn Thục chia làm nhiều cánh đánh thẳng vào Mường Thanh.
+ Trong lúc chiến sự căng thẳng thì Hoàng Công Chất lâm bệnh qua đời tại căn cứ. Con ông là Hoàng Công Toản tiếp tục cầm quân chống Trịnh.
+ Đầu năm 1769, Toản đặt phục binh ở Nậm Cô đón đánh quân Trịnh nhưng thất bại. Nguyễn Phục một mặt đánh Nậm Cô, mặt khác điều quân đánh úp đốt căn cứ thành Bản Phủ. Công Toản chạy về thấy thành mất bèn bỏ trốn.
- Kết quả: thất bại.
3. Giải bài 3 trang 85 SBT Lịch sử 7
Nêu nhận xét chung vể các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII theo các yêu cầu sau:
- Thời gian, số lượng:...
- Phạm vi hoạt động:...
- Lực lượng tham gia:...
- Kết quả, ý nghĩa:...
Phương pháp giải
Xem lại mục 2. Những cuộc khởi nghĩa lớn ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII trang 117 SGK Lịch sử 7 để phân tích và trả lời.
- Kéo dài từ năm 30 đến năm 70 của thế kỉ XVIII
- Rộng khắp Đàng Ngoài và vùng Thanh - Nghệ.
- Lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân.
Hướng dẫn giải
- Thời gian, số lượng: Thời gian kéo dài từ những năm 30 đến những năm 70 của thế kỉ XVIII với hàng chục cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ.
- Phạm vi hoạt động: khắp các trấn vùng đồng bằng Đàng Ngoài và vùng Thanh - Nghệ.
- Lực lượng tham gia: nông dân.
- Kết quả, ý nghĩa: thất bại ; góp phần làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay, tạo tiền đề cho nghĩa quân Tây Sơn sau này tiến ra Đàng Ngoài lật đổ được thế lực họ Trịnh...
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Lịch Sử 7 Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỷ XVI - XVIII)
- doc Giải bài tập SBT Lịch Sử 7 Bài 23: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII
- doc Giải bài tập SBT Lịch Sử 7 Bài 25: Phong trào Tây Sơn
- doc Giải bài tập SBT Lịch Sử 7 Bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước