Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng) Ngữ văn 7 đầy đủ

eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây, nhằm giúp các em có thể cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông trong bài "Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra". Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng) Ngữ văn 7 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 76 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

- Đặc điểm của thể thơ được thể hiện trong bài thơ "Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra" như sau:

+ Về thể thơ, bài "Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra" giống với bài "Nam quốc sơn hà".

+ Đặc điểm: Cùng thuộc thể thất ngôn tứ tuyệt (4 câu, mỗi câu 7 chữ).

+ Hiệp vần: Câu thứ nhất, câu thứ hai và câu thứ tư hiệp vần chân với nhau (yên - biên - điền).

2. Soạn câu 2 trang 77 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

- Cảnh được gợi lên ở câu thơ thứ hai này cụ thể là:

+ Cụm từ “nửa như có nửa như không" (bán vô bán hữu) có nghĩa: phong cảnh mờ ảo, vừa như có lại vừa như không có, vừa thực, lại vừa không có thực.

+ Quang cảnh được gợi lên: làng quê yên bình đang mờ trong sương khói, cảnh vừa có nét thực vừa có nét ảo.

→ Bức tranh thiên nhiên độc đáo, mơ hồ như tranh họa đồ.

3. Soạn câu 3 trang 77 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Nhận xét về cảnh vật được miêu tả trong bài thơ này qua ánh sáng, âm thanh, màu sắc và cảnh vật:

- Trong bài thơ, cảnh vật được miêu tả vào lúc hoàng hôn, nắng tắt.

- Cảnh vật của làng quê hiện lên trong buổi chiều tà mờ ảo, hư thực.

+ Những cánh cò trắng đáp xuống ruộng.

+ Thôn xóm mờ trong khói chiều.

- Lắng kĩ có thể nghe thấy tiếng sáo

→ Khung cảnh làng quê thanh bình, nên thơ.

4. Soạn câu 4 trang 77 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

- Qua các nội dung được miêu tả trong bài thơ, chúng ta sẽ có cảm nhận sâu sắc về cảnh tượng buổi chiều ở phủ Thiên Trường như sau:

+ Cảnh tượng buổi chiều ở phủ Thiên Trường là khung cảnh thôn quê đơn sơ, tĩnh lặng mà bình yên ấm ấp.

+ Tâm trạng của tác giả như đắm chìm vào cảnh vật, say đắm trước vẻ đẹp nơi thôn dã và yêu thiết tha vẻ đẹp bình dị ấy.

5. Soạn câu 5 trang 77 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

- Tác giả là vị vua trị bận trăm sự nhưng lại có tâm hồn người thi sĩ.

- Thi sĩ yêu mến cảnh đẹp bình dị của quê hương.

- Chứng tỏ nhà vua gần dân chúng, yêu mến sự hòa bình, thanh bình.

- Nhà vua gần dân chúng, yêu mến cảnh thanh bình, yêu hòa bình.

- Giữa người có quyền lực cao với dân chúng không hề có khoảng cách, sự xa lạ, trái lại gần gũi, gắn bó.

→ Chính sự gần gũi, quan tâm tới đời sống của dân chúng đã tạo nên sự ủng hộ của dân chúng trên mọi phương diện.

6. Soạn câu luyện tập trang 77 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

- Khi bóng chiều buông xuống, từng vạt nắng tắt dần khuất sau những dãy núi, những cơn gió nhẹ nhàng thoáng qua xua đi hơi nắng chiều. Trên cánh đồng, từng đàn cò trắng cùng nhau bay lượn về nơi trú ngụ. Trên những triền đê, từng đàn trâu thong dong bước về nhà. Những cậu bé mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng trâu say sưa thổi sáo. Những tiếng sáo cao vút ngân nga vang vọng cả trời chiều. Cảnh làng quê trong buổi hoàng hôn mới đẹp và yên bình làm sao!

Ngày:24/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM