Soạn bài Từ Hán Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây sẽ giúp các em hiểu hơn về từ Hán Việt. Từ đó, các em sẽ có cơ sở sử dụng từ Hán Việt một cách phù hợp trong mọi hoàn cảnh, tránh được việc lạm dụng từ Hán Việt. Chúc các em học thật tốt!

Soạn bài Từ Hán Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7 đầy đủ

1. Sử dụng từ Hán Việt

1.1. Soạn câu 1 trang 81 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Sử dụng từ Hán Việt để tạo nên sắc thái biểu cảm:

a. Các từ phụ nữ, từ trần, mai táng, tử thi đều là những từ thể hiện sự trang trọng, tôn kính, tao nhã. Đặc biệt ở câu thứ ba nếu thay thế bằng từ xác chết sẽ tạo cảm giác ghê sợ, thô tục.

b. Các từ Hán Việt như: kinh đô, yết kiến, trẫm, bệ hạ, thần có tác dụng tạo ra không khí cổ xưa, phù hợp với ngữ cảnh.

1.2. Soạn câu 2 trang 82 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Trong các diễn đạt dưới đây, câu có cách diễn đạt hay hơn là:

a. Kì thi này con đạt loại giỏi. Con đề nghị mẹ thưởng cho con một phần thưởng xứng đáng.

b. Ngoài sân, trẻ em đang vui đùa.

=> Khi nói hoặc viết, không nên quá lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

2. Luyện tập

2.1. Soạn câu 1 trang 83 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Những từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp điền vào chỗ trống là:

- Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

- Nhà máy dệt kim Vinh mang tên Hoàng Thị Lan - phụ mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Tham dự buổi chiêu đãi có ngài đại sứ và phu nhân.

- Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn.

- Con chim sắp chết thì kêu tiếng thương.

- Con người sắp chết thì lời nói phải.

- Lúc lâm chung ông cụ còn dặn dò con cháu phải thương yêu nhau.

- Mọi cán bộ đều phải thực hiện lời giáo huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

- Con cái cần phải nghe lời dạy bảo của cha mẹ.

2.2. Soạn câu 2 trang 83 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt là vì:

- Người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, địa lý.

- Người Hán Việt thường mang sắc thái trang trọng, giàu ý nghĩa.

- Do thói quen đã có từ lâu đời trong nhân dân.

- Ví dụ đặt tên con: Trần Mạnh Trường, Vũ Tuệ Minh, Nguyễn Minh Nhật…

- Ví dụ tên địa lý: Trường Sơn, Cửu Long,...

2.3. Soạn câu 3 trang 84 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

- Đọc đoạn văn trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, tìm những từ Hán Việt góp phần tạo sắc thái cổ xưa: giảng hòa, cầu thân, hòa hiếu, thiếu nữ, tuyệt trần.

2.4. Soạn câu 4 trang 84 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Nhận xét về cách dùng từ Hán Việt trong những từ in đậm đã cho:

- Việc sử dụng từ Hán Việt trong các câu sau là lạm dụng quá mức, không phù hợp với ngữ cảnh.

- Thay thế:

+ Em đi xa nhớ giữ gìn sức khỏe nhé!

+ Đồ vật làm bằng gỗ tốt thì sử dụng được lâu dài. Còn những đồ làm bằng gỗ xấu dù rất cầu kỳ, đẹp đẽ thì cũng chỉ sử dụng được trong một thời gian ngắn.

Ngày:24/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM