Soạn bài Cố hương Ngữ văn 9 đầy đủ

Bài soạn Cố hương Ngữ văn 9 tập 1 giúp các em thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới. eLib đã biên soạn nội dung bài này một cách đầy đủ và chi tiết nhất, mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt.

Soạn bài Cố hương Ngữ văn 9 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 218 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Bố cục của truyện gồm 3 phần:

  • Phần 1 (từ đầu…làm ăn sinh sống): hành trình trở về quê hương của nhân vật tôi

  • Phần 2 (tiếp…mang đi sạch trơn): hình ảnh con người và quê hương trong quá khứ và hiện tại

  • Phần 3 (còn lại): suy nghĩ của nhân vật tôi trên đường ra đi

2. Soạn câu 2 trang 218 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

- Các nhân vật trong truyện: người mẹ, nhân vật tôi, cháu Hoàng, Nhuận Thổ, thím Hai Phương, Thủy Sinh.

- Nhân vật chính: Tôi và Nhuận Thổ.

- Nhân vật trung tâm không thể là Nhuận Thổ vì thông qua nhân vật này nhà văn thể hiện được toàn bộ sự thay đổi của làng quê

3. Soạn câu 3 trang 218 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

a) Những biện pháp nghệ thuật làm nổi bật sự thay đổi nhân vật Nhuận Thổ:

Nhuận Thổ hai mươi năm trước còn là một đứa bé có khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật. Hình ảnh Nhuận Thổ của hiện tại là hình ảnh của một người nông dân bị bần cùng hoá, bị áp bức, bóc lột đến cùng cực nên biến dạng cả về hình dáng bên ngoài lẫn tính cách bên trong. Nhuận Thổ là hình ảnh tiêu biểu cho con người nơi miền quê xơ xác với trăm nỗi khố đè nặng. Khuôn mặt vàng sạn, lại có những nếp nhăn sâu hóm, cặp mắ giống hệt mắt bố anh ngày trước, mi mắt đỏ húp mọng lên…Anh đội một cái mũ lông chiên rách tươm, mặc một chiếc áo bông mỏng dính, người co cúm rúm, tay cầm một bọc giấy và một tẩu thuốc lá dài. Bàn tay anh cũng không phải là bàn tay mình còn nhớ, hồng hào, lanh lẹn, mập mạp, cứng cáp mà vừa thô kệch vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông.

b) Sự sa sút kinh tế, tình cảnh đói nghèo nhân dân do áp bức tham nhũng nặng nề chủ yếu dẫn đến sự thay đổi về diện mạo thể hiện qua tính cách hai nhân vật thím Hai Dương, tính cách của những người khách mượn cớ tiện hỏi mẹ con “mình” để “lấy đồ đạc” đặc biệt là tính cách của Nhuận Thổ. Điều là tác giả đau xót nhất là mối quan hệ giữa Nhuận Thổ và “mình”.

4. Soạn câu 4 trang 218 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

a) Đoạn này chủ yếu dùng phương thức tự sự thông qua đó tác giả thể hiện dụng ý của mình thể hiện sự gần gũi thân mật giữa nhân vật “tôi” và Nhuận Thổ.

b) Đoạn  “Người đi vào là Nhuận Thổ…vừa thô kệch vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ thông” dụng ý của tác giả là dùng phương thức miêu tả, nhằm làm nổi bật sự thay đổi Nhuận Thổ sau hai mươi năm sau.

c)  Ở đoạn "Tôi nghĩ bụng ... người ta đi mãi thì thành đường thôi" dụng ý tác giả là muốn dùng phương thức lập luận nhằm nêu lên những suy tư về cuộc sống của tác giả.

5. Soạn câu 1 luyện tập trang 218 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

- Nhuận Thổ lúc còn nhỏ (20 năm trước):

+ Hình dáng: Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, cổ đeo vòng bạc sáng loáng.

+ Động tác: Tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba, cố sức đâm theo một con tra.

+ Giọng nói: Lưu loát, hồn nhiên.

+ Thái độ với "tôi": Thân thiết.

+ Tính cách: Hồn nhiên, lanh lợi.

- Nhuận Thổ lúc đứng tuổi (lúc "tôi" trở về):

+ Hình dáng: Cao gấp hai trước, da vàng sạn, khuôn mặt tròn trĩnh, có những vết nhăn sâu hoắm, đội mũ long chiêm rách tươm, mặc chiếc áo bông mỏng dính, co ro cúm rúm.

+ Động tác: Môi mấp máy những cũng nói không ra tiếng, lấy một dáng điệu cung kính để chào, xin lại tất cả các đống tro.

+ Giọng nói: Cung kính, lễ phép.

+ Thái độ với "tôi": Xa cách, cung kính

+ Tính cách: Khúm núm, e dè, khép nép.

Ngày:19/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM